Bước tới nội dung

Lockheed AC-130

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hugopako (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:53, ngày 1 tháng 2 năm 2017 (đã thêm Thể loại:Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam dùng HotCat). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

AC-130 Spectre / Spooky
AC-130H Spectre thả pháo sáng hình thiên thần trong lúc diễn tập 2007.
KiểuMáy bay cường kích Fixed-wing gunship
Nguồn gốcHoa Kỳ
Hãng sản xuấtLockheedBoeing
Chuyến bay đầu tiênAC-130A: 1966
AC-130U: 1990
Được giới thiệuAC-130A: 1968
AC-130H: 1972
AC-130U: 1995
Tình trạngĐang hoạt động
Khách hàng chínhKhông quân Hoa Kỳ
Số lượng sản xuất43
Chi phí dự ánAC-130H: US$132.4 million
AC-130U: US$190 million (2002)
Được phát triển từLockheed C-130 Hercules

Lockheed AC-130 là loại máy bay cường kích hạng nặng. Khung cơ bản của máy bay do Lockheed thiết kế và chế tạo. Phần hoàn thiện để thành máy bay chiến đấu do Boeing phụ trách. Không lực Hoa Kỳ dùng AC-130 để hỗ trợ các đơn vị mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương.

Phát triển

Năm 1967, máy bay JC-130A USAF 54-1626 được Không quân Hoa Kỳ lựa chọn để cải tiến thành AC-130. Đến ngày 21 tháng 9 năm 1967, AC-130 được đưa sang Căn cứ không quân Nha Trang, miền Nam Việt Nam để thử nghiệm. Máy bay thử nghiệm đã thực hiện các phi vụ ở Việt Nam và Lào. Từ thập niên 1970, AC-130 được cải tiến để bổ sung khả năng tiếp nhiên liệu trên không.      

Máy bay AC-130 có thể thực hiện các hoạt động tác chiến độc lập, thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu mặt đất nằm sâu trong hậu phương của đối phương, thực hiện các nhiệm vụ cảnh giới bảo vệ căn cứ không quân, cô lập và phong tỏa các khu vực tác chiến đơn lẻ, trinh sát và quan sát, theo dõi và kiểm soát các hoạt động ở cấp chiến thuật.      

Tổng số đã phát triển một số phiên bản của máy bay, các phiên bản AC-130 khác nhau ở các tổ hợp trang bị hỏa lực súng tự động - pháo và trang thiết bị vô tuyến. Trong giai đoạn hiện nay đang phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Special Command Air – Không quân Mỹ có 21 máy bay như: 13 máy bay AC-130U Spooky đưa vào biên chế vào năm 1995 và 8 máy bay AC-130H Spektr được đưa vào biên chế từ năm 1972.      

Lần nâng cấp sửa đổi cuối cùng của AC-130U bắt đầu vào ngày 06 tháng 07 năm 1987 theo hợp đồng có tổng giá trị là 155.200.000 USD. Tổng số tiền giải ngân cho dự án này đến cuối năm 1992 lên tới hơn 523 triệu USD. Gunship AC-130U đã được thiết kế bởi công ty Rockwell bằng giải pháp nâng cấp hiện đại hóa máy bay vận tải quân sự C-130H. So với nguyên mẫu, các máy bay hỏa lực yểm trợ có điểm khác hơn là phía bên trái của thân máy bay có các nòng súng nhô ra, các nắp cửa hỏa lực, ô cửa đặt súng, và các chụp bán cầu lồi nhô dài ra phía trước chứa các antens. So sánh với AC-130H, biến thể mới khác hơn chủ yếu do lắp đặt các loại vũ khí, khí tài tiên tiến hơn và hệ thống trang thiết bị điện tử trên máy bay hiện đại hơn.      

Vũ khí và hệ thống điện tử

Hệ thống vũ khí của AC-130 bao gồm:

- 25 mm súng tự động ổ quay 5 nòng Gatling của General Electric GAU-12 / U (tốc độ bắn 1.800 phát / phút, cơ số 3000 viên đạn);

- 40-mm pháo phòng không L-60 Bofors (tốc độ bắn 100 phát / phút, cơ số 256 viên đạn);

- 105 mm lựu pháo Howitzer M-102, được thiết kế dựa trên nguyên mẫu lựu pháo tiêu chuẩn của Lục quân Hoa Kỳ (tốc độ bắn 6-10 phát / phút, cơ số đạn là 98 viên).

Điểm khác biệt chính từ AC-130H Spektr là lắp đặt súng năm nòng 25-mm thay cho súng sáu nòng 20mm "Vulcan". Mặc dù thực tế súng Gatling có khối lượng nặng hơn (122 kg so với 116 kg của "Vulcan") cần mang theo một khối lượng lớn đạn, nhưng vận tốc đầu nòng của đạn 25 mm rất cao (1200 m / s so với 1030 m / s của đạn 20 mm), do đó đạt được hiệu quả trong việc tăng tầm bắn của súng từ 2,7 km đến 3,7 km, đồng thời độ chính xác của đạn cũng cao hơn. Giai đoạn hiện nay, máy bay còn được nghiên cứu lắp đặt thêm hệ thống tên lửa chống tăng Hellfire.

Trong thời gian tấn công mục tiêu Gunship AC-130U thực hiện quỹ đạo bay sao cho mục tiêu luôn nằm trong tâm điểm của vòng lượn. Các máy bay thế hệ sau này của Gunship (khu trục hạm trên không) các vũ khí đều có thể cơ động xoay chuyển linh hoạt, do đó phi công không nhất thiết phải giữ cho quỹ đạo bay của máy bay cố định nhằm đạt được độ chính xác của hỏa lực cao nhất. Đồng thời, khả năng cơ động linh hoạt của máy bay làm tăng khả năng sống còn trong chiến đấu.

Ngoài ra, phi đoàn máy bay cường kích hỏa lực pháo binh AC-130U được huấn luyện để có thể tấn công 2 mục tiêu trong cùng một thời điểm. Trường hợp xạ kích trong điều kiện phức tạp của môi trường tự nhiên và ánh sáng yếu, các khẩu pháo có thể được điều khiển và chỉ thị mục tiêu bằng hệ thống radar kỹ thuật số điều khiển hỏa lực Hughes AN/APQ-180, đài quan sát hồng ngoại bán cầu phía trước với góc mở 180o của công ty Texas Instruments AN/AAQ-117 hoặc camera TV GEC-Marconi ALLTV (all-light-level TV).

Hệ thống điện tử của AC-130U bao gồm: Radar đa năng AN/APG-80 (một biến thể nâng cấp của radar được lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-15). Radar này cung cấp bản đồ địa hình mặt đất, phát hiện và theo dõi các mục tiêu di động, trinh sát tình hình thời tiết và định vị theo các đài phát sóng radio vị trí trên thực địa. Ngoài ra, đài radar có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ điều hướng và dẫn đường cho phi công. Radar tích hợp đa nhiệm theo dõi bề mặt trái đất được thực hiện bằng cách sử dụng một tập hợp các ăng-ten được lắp đặt (anten mảng pha) tổng hợp được đặt trong chụp bán cầu lồi trên mũi của máy bay phía bên trái gồm: Hệ thống dẫn đường quán tính; Thiết bị quang điện LED hiển thị tình huống tác chiến trên kính chắn gió buồng lái; Hệ thống định vị vệ tinh NAVSTAR; 4 máy tính IBM IP-102 trên thân máy bay sử dụng 3 kênh đường truyền kỹ thuật số dữ liệu MIL-STD-1553B.

Hệ thống bảo vệ và phòng thủ của AC-130U bao gồm: Đài chế áp radio – điện tử ITT Avionics AN/ALQ-17, được bố trí trong cánh máy bay; 90 đạn bẫy hồng ngoại và 300 đạn gây nhiễu phản xạ thụ động MJU7 hoặc 180 M206 đạn gây nhiễu phản xạ thụ động được đặt trong 3 bộ khí tài phóng đạn, nằm ở hai bên và dưới thân máy bay; Hệ thống hồng ngoại phát hiện máy bay bị tấn công bằng tên lửa không đối không AN/AAR-44; Khí tài đầu thu bức xạ radio Loral AN/ALR-56M, được sử dụng để phát hiện máy bay bị chiếu xạ bằng sóng radar.

Đồng thời máy bay AC-130 U còn được lắp đặt bộ phận tiếp dầu trên không, và lắp đặt các tấm giáp bảo vệ từ các loại vật liệu tổng hợp, được sử dụng trong các chiến dịch có cường độ tác chiến cao hoặc thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm.

Phi hành đoàn

Phi hành đoàn của AC-130U Spooky bao gồm có 13 người: 2 phi công và hoa tiêu, 2 quan sát viên, 4 trắc thủ khí tài radar – điện tử, sĩ quan chỉ huy điều khiển hỏa lực và 3 xạ thủ. 5 thành viên của phi hành đoàn (sĩ quan điều khiển hỏa lực và trắc thủ) được bố trí ngồi ở trung tâm điều khiển khí tài – trang thiết bị (một khoang đặc biệt được bọc bằng vật liệu chống đạn ở giữa thân máy bay. 5 thành viên được ngồi trước 5 màn hình hiển thị tín hiệu của các thiết bị điện tử của các hệ thống thứ cấp (television, hồng ngoại, radars, hệ thống điều hướng dẫn đường và tác chiến điện tử). Các màn hình hiển thị được bố trí theo hình chữ U, cho phép mọi người có thể trong điều kiện cần thiết đọc và theo dõi được các tín hiệu thông tin từ cả 5 màn hình hiển thi indicator LED. Các thành viên có thể phản ứng nhanh, giảm thời gian trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ.

Trong thời gian máy bay đang nằm trong vùng tác chiến, mục tiêu được sĩ quan điều khiển hỏa lực chỉ thị và ra mệnh lệnh tiêu diệt. Hai quan sát viên được bố trí ngồi phía trước và phía sau của máy bay, quan sát bằng mắt thường và sẵn sàng báo động khi phát hiện mục tiêu từ phía bên phải, thông báo cho phi hành đoàn những diễn biến tình huống mạn bên phải máy bay.

Để duy trì khả năng chiến đấu của phi hành đoàn trong những chuyến bay hành trình dài, sau khoang lái của phi công được đặt một khoang cách âm, là nơi nghỉ ngơi của các thành viên trong đoàn.

Tính năng kỹ thuật

  • Phi hành đoàn 13 người
  • Trọng tải: 20.000 kg
  • Chiều dài: 34.37 m.
  • Sải cánh: 40.41 m
  • Chiều cao: 11.66 m.
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 79 380 kg
  • Động cơ: 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-15, 4.300 shp (3.210 kW) mỗi chiếc
  • Tốc độ tối đa: 602 km/h
  • Tốc độ tiết kiệm nhiên liệu: 556 km/h
  • Tốc độ bay chậm nhất: 185 km/h
  • Tầm hoạt động: 7 876 km
  • Trần bay: 10 060 m
  • Cơ số dầu các thùng trong khoang: 26 344 lít
  • Cơ số dầu các thùng treo ngoài (2 thùng):5 146 lít
  • Tổng cơ số nhiên liệu: 36 636 lít.
  • Đường chạy khởi động:1091 m
  • Đường cất cánh: 518 m.

Lịch sử chiến đấu

Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay cường kích tầm xa AC-130 để săn đuổi và bắn hạ các xe vận tải Quân đội Nhân dân Việt Nam (VPA) trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tất cả các máy bay AC- 130 được sử dụng ở Việt Nam nằm trong biên chế của không đoàn đặc nhiệm số 16, đóng quân ở Căn cứ không quân Ubon, miền tây Thái Lan. Vào năm 1969 – 1970, trên đường Trường Sơn chỉ có hai máy bay tham chiến, sau đó số lượng máy bay càng ngày càng tăng lên.

Các phi vụ tác chiến trên đường mòn Hồ Chí Minh được tiến hành vào mùa khô, khi các đoàn vận tải quân sự Việt Nam tăng cường các chuyến hàng tiếp viện. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và trong vòng 6 tháng, các tuyến đường tiếp vận từ Lào vào Việt Nam bị bắt buộc phải dừng do trời mưa liên tiếp và các con đường không thể cơ động được. Dựa trên những kinh nghiệm thu được từ năm 1969 đến 1970. Không quân Hoa Kỳ đưa ra những xác định khả năng tiêu diệt mục tiêu:

- Xe vận tải được xác định là đã bị tiêu diệt, khi bị bắn trúng bằng đạn 40 mm Bofors hoặc bốc cháy;

- Xe vận tải được xác định là đã bị bắn hỏng, khi bị bắn trúng bằng đạn 20 mm Vulcan hoặc đạn 40 mm nổ phá trong đường kính 3 m cách ô tô.

Mùa khô năm 1970 – 1971 máy bay cường kích hỏa lực AC-130H tác chiến hiệu quả nhất. Với màu sơn đen dưới bụng và màu sơn ngụy trang trên thân và phía trên, các máy bay AC-130 được cho rằng đã bắn cháy và bắn hỏng 12741 chiếc xe vận tải của đối phương. Quả thực con số này rất đáng nghi ngờ tính chính xác của nó, bởi vì có đến 5.000 xe vận tải cũng được tính vào thành tích của những phi đoàn các loại máy bay cường kích khác. Cũng theo tin tức tình báo của Mỹ, VPA có trong biên chế khoảng gần 18000 xe vận tải, nếu tính như vậy thì chỉ trong mùa khô đó, máy bay Mỹ đã phá hủy hết tất cả các xe vận tải của Binh đoàn Trường Sơn, có những xe còn bị phá hủy nhiều lần. Rõ ràng các phi công AC-130H đã 'thổi' lên nhiều lần thành tích của mình.

Nhưng đến năm 1972 thì tình hình hoàn toàn không dễ chịu, máy bay trinh sát đường không của Mỹ đã phát hiện một số tổ hợp tên lửa phòng không SA-2. Đối với AC-130 đây là nguy hiểm chết người, tránh khỏi tên lửa đất đối không SA-2, với AC-130 động cơ cánh quạt nặng nề là không thể. Nhưng hủy bỏ các chuyến săn đêm thì các sĩ quan Mỹ không muốn, do hiệu quả cao của máy bay đối với các xe vận tải của đối phương.

Sự trả giá đến vào ngày 31 tháng 3 năm 1972, chiếc АС-130 được trang bị pháo 105 mm bị bắn hạ bởi một quả đạn tên lửa có đầu dẫn radar, 15 thành viên phi hành đoàn nhảy dù và được trực thăng cứu hộ đón về căn cứ. Nhưng hai ngày sau tên lửa của tổ hợp S-75 lại quật một chiếc khác xuống rừng Trường Sơn, toàn bộ phi hành đoàn tử vong. Bị mất liên tiếp hai chiếc máy bay đắt đỏ, đồng thời nhìn thấy kết quả thê thảm trong tương lai, ngày 02 tháng 04 năm 1972 Không quân Hoa Kỳ ra quyết định chấm dứt sử dụng AC-130 trên chiến trường Việt Nam.

Sau chiến tranh Việt Nam, máy bay AC-130 không tham gia các hoạt động tác chiến trong một thời gian dài, AC-130 được đưa vào hoạt động trở lại trong cuộc xâm lược Grenada do Hoa Kỳ tiến hành vào tháng 10 năm 1983. Với sức mạnh áp đảo, AC-130 đã dễ dàng tiêu diệt các khẩu đội pháo phòng không yếu ớt cỡ nòng nhỏ của Grenada, đồng thời yểm trợ hỏa lực cho cuộc đổ bộ của Lính thủy đánh bộ.

Sau đó, AC-130 tiếp tục được điều động tham chiến trong cuộc xâm lược Panama (diễn ra từ ngày 20 tháng 12 năm 1989 đến ngày 7 tháng 1 năm 1990). Trong cuộc chiến này, AC-130 lần lượt tiêu diệt hàng loạt các mục tiêu trọng yếu là căn cứ không quân Rio Hato, Paitilla, các sân bay Torrijos, Tosamen và cảng Balboa, cùng một số cơ sở quân sự riêng biệt khác.

Địa hình tác chiến được giới hạn tương đối hẹp và hoàn toàn không có lực lượng phòng không đã biến AC-130 như đang tham gia vào một cuộc diễn tập bắn đạn thật hơn là tác chiến trong một cuộc chiến tranh. Chiến thuật được áp dụng rất truyền thống, hai máy bay AC-130 tham gia vòng lượn từ hai phía của vòng tròn, xạ kích xuống mặt đất trong vùng hỏa lực bán kính 15m, tiêu diệt và hủy diệt mọi sự sống. Đặc biệt là trong thời gian chiến tranh ở Panama, máy bay tham gia tác chiến vào ban ngày.

Trong chiến dịch Bão tạp sa mạc, 4 chiếc AC-130 từ không đoàn số 4 đã tiến hành 50 cuộc oanh kích, thời gian tham chiến hơn 280 giờ bay. Mục tiêu chủ yếu của AC-130H là các trận địa phóng tên lửa Scud và các đài radars trinh sát tầm xa. Trong quá trình tác chiến, Hoa Kỳ nhanh chóng phát hiện ra yếu điểm của AC-130, điều kiện tác chiến sa mạc, không khí khô và nóng, cát bụi dày đặc trong không trung gần mặt đất đã hoàn toàn vô hiệu hóa các hệ thống trinh sát hồng ngoại và radar.

Hơn thế nữa trong trận chiến Al – Hafi khi yểm trợ hỏa lực cho lực lượng bộ binh, một máy bay AC-130 đã bị tên lửa phòng không của Iraq bắn hạ, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Tổn thất trên đã khẳng định lại một sự thật hiển nhiên từ chiến tranh Việt Nam: Trong một trận chiến có dày đặc lực lượng phòng không, AC-130 dù được trang bị 'khủng' đến mấy vẫn không phải vô đối do tốc độ quá chậm và nặng nề.

Sau đó, AC-130 tiếp tục tham chiến trong các cuộc chiến Somalia năm 1992-1993, Bosnia-Herzegovina, tham gia sơ tán thường dân Hoa Kỳ ở Albania năm 1997.

Hiện nay AC-130 cũng đang được đưa vào sử dụng ở chiến trường Libya.[1]

Tham khảo

  1. ^ [1]

Hình ảnh

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Lockheed AC-130 tại Wikimedia Commons

  • AC-130H/U Gunship fact sheet. US Air Force (Article was originally based on this.)
  • "Gunship History" from the Spectre Association site
  • List of AC-130 Gunships on Gunships.org
  • AC-130 on GlobalSecurity.org
  • "Powerful Gunships Prowl Iraq, and Limits Show" on NPR.org from All Things Considered
  • "Gunship Worries". Air Force magazine, July 2009.
  • AC-130 on GlobalSecurity.org
  • U.S. Air Force (2002). AC-130 Attack video with explicit kills (thermal imagery from targeting camera) (160 Mb). Internet Archive. Sự kiện xảy ra vào lúc 9 phút. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate= (trợ giúp)