Bước tới nội dung

Chiến tranh Đông Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 132.203.83.105 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 06:11, ngày 7 tháng 9 năm 2004. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nguồn gốc lịch sử

Đông dương là thuộc địa nằm dưới sự bảo hộ của đế quốc thực dân Pháp, nằm Đông Nam Á. Khu vực này bao gồm Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ, Lào và cộng hòa Khmer (nay là Campuchia. Về mặt địa lý, Đông dương còn có thể bao gồm cả Thái lan và Myanmar. Đông dương được thành lập vào tháng mười năm 1887, Lào gia nhập vào năm 1893. Liên bang Đông dương tồn tại cho đến năm 1954, thủ đô đặt tại Hà nội, chính quyền đặt dưói tay các hòang đế địa phương mà thực chất là bù nhìn. Quyền lực hòan tòan nằm trong tay các khâm sứ tòan quyền của chính phủ nước bảo hộ là thực dân Pháp.




== Diễn biến chính ==


Vào tháng 9 năm 1940, trong khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra, tổng thống Pháp đương nhiệm là Vichy France, đầu hàng chế độ phát xít Đức, đã cho đồng ý cho sự hiện diện của quân đội Nhật bản ở Bắc kỳ. Điều này ngay lập tức tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập vào Trung quốc trong cuộc chiến Trung Nhật giữa quân đội Nhật bản và Quốc dân đảng Trung quốc do Tưởng Giới Thạch cầm đầu. Nhưng thực tế, đây là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự của quân đội Nhật nhằm thống trị tòan bộ vùng châu Á, Thái bình dương, trợ giúp cho đồng minh Đức thuộc phe Trục (Axis) để đánh bại sự thống trị của thực dân Pháp và thực dân Hà lan ở khu vực này. Khi đó người Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của người Pháp ở Đông dương.

Vào năm 1945, với sự thắng lợi của quân Đồng minh (Alliance) mà quân Pháp là một thành viên, quân đội Đức bị đánh bại trên tòan mặt trận châu Âu và ưu thế đang lên quân đội Mỹ khu vực Thái Bình Dương, quân Nhật quyết định chiếm hòan tòan sự thống trị ở Đông Dương. Ngày 9 tháng năm 1945, người Nhật trao tối hậu thư cho toàn quyền Pháp, Decoux, yêu cầu đặt toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và điều động của Nhật. Decoux từ chối và đã bị bắt ngay, không kịp ra lệnh cho lực lượng Pháp dưới quyền. Quân đội Nhật bất thần tấn công các doanh trại và cơ sở của chính quyền thuộc địa. Chỉ trong một đêm họ đã thanh toán xong toàn bộ cứ điểm của Pháp, bắt giam tất cả các quan chức Pháp. Người Nhật nắm chính quyền cho đến khi chính phủ Nhật đầu hàng vô điều kiện lực lượng Đồng Minh vào tháng 8 năm 1945, sau khi gánh chịu 2 quả bom nguyên tử của quân đội Mỹ ném xuống hai thành phố là HiroshimaNagasaki


Ở Việt Nam, quốc vương Bảo Đại ngay lập tức đó đã tuyên bố hủy bỏ tất cả những hiệp ước ký kết với Pháp trước đó và mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra thành lập chính phủ. Tuy tạm thời thoát khỏi sự thống trị của người Pháp, chính phủ này vẫn phải đi theo đường lối thân Nhật và quân đội Nhật vẫn duy trì sự chiếm đóng trên ở Việt Nam.

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp cố gắng duy trì quyền cai trị của mình ở các thuộc địa cũ. Ở Việt nam, người Pháp gặp phải sự phản kháng mãnh liệt của Việt Minh, một tổ chức yêu nước của Đảng cộng sản Việt nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã hỗ trợ lực lượng kháng chiến Việt Minh, trong các họat động chống quân Nhật. Lính tình báo Mỹ trong đơn vị đặc nhiệm mang bí danh "Con Nai" của tổ chức OSS (tiền thân của cục tình báo trung ương Mỹ CIA sau này), từng nhảy dù xuống Tân Trào để cùng các chiến sĩ Việt Minh thành lập Đại đội Việt - Mỹ (do Đàm Quang Trung làm đội trưởng, Thiếu tá A.K.Thomas làm cố vấn) nhằm chung mục tiêu chống phát xít Nhật. Ngược lại lực lượng Việt Minh cũng cứu hộ bảo vệ các phi công Mỹ bị bắn rơi trong khi làm nhiệm vụ ở khu vực Đông Dương vượt qua sự lùng sục của phát xít Nhật đưa thoát sang Trung Quốc rồi trao lại cho quân Đồng Minh.


Ngày 2 tháng 9, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, trước hơn 50 vạn nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bản Tuyên Ngôn bắt đầu bằng câu: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do".


Nhưng không lâu sau đó, vào cuối tháng 9 năm 1945, quân đội AnhPháp tiến vào Nam kỳ , phía Bắc là quân đội Tưởng Giới Thạch giải giáp vũ khí quân đội Nhật bản theo điều ứoc của quân Đồng minh. Người Pháp được sự hậu thuẫn của quân Anh, muốn chiếm lại các thuộc địa cũ của mình. Cả quân Tưởng cũng như quân Pháp đều muốn tiêu diệt chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ khi đó. Cuộc chiến bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, thời hạn chót mà quân Pháp đòi Việt Minh giải giáp vũ khí đầu hàng. Nhưng thực tế quân Pháp đã gặp phải đòn đánh phủ đầu bất ngờ của Việt Minh.


Cuộc kháng chiến của người Việt nam kéo dài trong 9 năm cho đến tháng 5 năm 1954 bằng chiến thắng quyết định Điện Biên Phủ đánh bại hòan tòan quân đội Pháp ở Đông Dương, đánh dấu sự kết thúc sự dính líu của người Pháp trong khu vực, mở đầu cho sự can thiệp của người Mỹ vào miền Nam Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc chiến Việt Nam. Nó cũng đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thuộc địa trên tòan cầu.




== Kết quả ==


Cuộc chiến Đông dương kết thúc, dẫn đến sự chia cắt Việt Nam làm 2 phần, Bắc Việt và Nam Việt, theo đình chiến kí tại Geneva giữa các bên có liên quan. Thành phần tham dự gồm có :

Việt nam dân chủ cộng hòa có Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn.

Việt Nam cộng hòa : Nguyễn Quốc Định là trưởng đoàn

Phái đoàn Pháp có ngoại trưởng Bidault.

Phái đoàn Anh, có ngoại trưởng Eden.

Phái đoàn Mỹ có thứ trưởng ngoại giao Bedell Smith.

Phái đoàn Liên Xô có Molotov.

Phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung hoaChu Ân Lai.

Phái đoàn Lào có Phumi Sananikone.

Phái đoàn Campuchia có Tep Than.


Hiệp ước kết thúc với sự từ bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông dương. LàoCampuchia cũng giành được độc lập vào năm 1954 nhưng cả hai đều dính líu đến cuộc chiến tranh Việt nam.