Bước tới nội dung

Saipan (lớp tàu sân bay)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Dieu2005 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 09:25, ngày 16 tháng 5 năm 2022 (Liên kết ngoài: thêm bản mẫu). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Saipan (CVL-48) trong những năm 1950 với máy bay trực thăng đậu trên sàn đáp
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu sân bay Saipan
Bên khai thác Hải quân Hoa Kỳ
Lớp trước Lớp Independence
Lớp sau không
Thời gian đóng tàu 1944 - 1947
Hoàn thành 2
Nghỉ hưu 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu sân bay hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 14.500 tấn (tiêu chuẩn);
  • 19.000 tấn (đầy tải)
Chiều dài 208,7 m (684 ft 7 in)
Sườn ngang
  • 23,4 m (76 ft 10 in) (mực nước)
  • 35 m (115 ft) (chung)
Mớn nước 8,5 m (28 ft)
Động cơ đẩy
  • Turbine hôp số hơi nước
  • công suất 120.000 mã lực (89,5 MW)
Tốc độ 61 km/h (33 knot)
Thủy thủ đoàn 1.700+
Vũ khí
Máy bay mang theo

Lớp tàu sân bay Saipan bao gồm hai tàu sân bay hạng nhẹ, được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ, và đã phục vụ không lâu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến chiến tranh Việt Nam. Chúng sau đó được cải biến thành các tàu chỉ huy.

Nguồn gốc và thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Được dự tính để bù đắp những tổn thất trong chiến đấu của lớp tàu sân bay hạng nhẹ Independence nhỏ hơn, hai chiếc thuộc lớp Saipan được thiết kế ngay từ lúc đặt lườn như những tàu sân bay, với nhiều cải tiến dựa trên kinh nghiệm hoạt động của lớp Independence.

Lớp Saipan được dựa trên thân tàu và động cơ của lớp tàu tuần dương hạng nặng Baltimore có tải trọng 13.600 tấn; lớn hơn so với lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland làm căn bản cho lớp Independence. Điều này cho phép con tàu di chuyển ngoài biển khơi tốt hơn, cải thiện việc bố trí trong thân tàu, nâng cao sự bảo vệ, chở nhiều đạn dược, sàn đáp chắc chắn hơn, lực lượng không quân mang theo mạnh hơn và tốc độ nhanh hơn đôi chút so với lớp Independence.[1] So với những tàu tuần dương hạng nặng vốn là chị em họ hàng, chúng rộng hơn 2,4 m (8 ft) để có thể chứa được kích thước và trọng lượng của sàn chứa và sàn đáp.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc trong lớp chỉ có một giai đoạn phục vụ như một tàu sân bay hạm đội ngắn ngủi: từ năm 1948 đến năm 1954 đối với chiếc Saipan (CVL-48) và từ năm 1947 đến năm 1956 đối với Wright (CVL-49). Trong vai trò tàu sân bay, chúng nhanh chóng bị lỗi thời do sự xuất hiện trong 1950 của thế hệ máy bay phản lực chiếm nhiều chỗ trên sàn đáp, thậm chí trở nên quá nhỏ trong một môi trường mà những chiếc tàu sân bay thuộc lớp lớp Essex dài đến 270 m (900 ft) còn bị coi là nhỏ bé chật chội. Tuy nhiên, hai chiếc tàu chiến này có thân tàu được xem là hữu dụng, với khoảng rộng bên trong thân tàu rộng rãi có thể chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Chúng được cải biến cho các nhiệm vụ không phải là tàu sân bay vào cuối những năm 1950: Saipan như là chiếc tàu liên lạc USS Arlington, và Wright trở thành một tàu chỉ huy với số hiệu lườn CC-2. Trong những vai trò mới này, chúng đã phục vụ cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào những năm 1970 và được tháo dỡ vào những năm 1980.

Những chiếc trong lớp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Saipan 10 tháng 7 năm 1944 8 tháng 7 năm 1945 14 tháng 7 năm 1946 Bị bán để tháo dỡ năm 1976
Wright 21 tháng 8 năm 1944 1 tháng 9 năm 1945 9 tháng 2 năm 1947 Bị bán để tháo dỡ năm 1980

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]