Bước tới nội dung

Silicon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.

Silicon (Tiếng Anh: silicone)[1] là các polyme bao gồm bất kỳ hợp chất tổng hợp, trơ được tạo thành từ các đơn vị lặp lại của siloxan, gồm một nhóm chức của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon và/hoặc hydro. Silicon thường chịu nhiệt và đàn hồi như cao su, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện. Một số hình thức phổ biến bao gồm dầu silicon, mỡ silicon, cao su silicon, nhựa silicon.[2]

Cấu trúc hóa học của silicon polydimethylsiloxan (PDMS).

Chú thích

  1. ^ Chú ý rằng, Silicone trong tiếng Việt là nguyên tố Silic. Vui lòng đừng nhầm lẫn với silicon-một polyme thường nghe trong việc độn ngực phụ nữ.
  2. ^ Hans-Heinrich Moretto, Manfred Schulze, Gebhard Wagner (2005) "Silicones" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a24_057

Liên kết ngoài