Bước tới nội dung

Anh túc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cây thuốc phiện)
Anh túc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Ranunculales
Họ (familia)Papaveraceae
Phân họ (subfamilia)Papaveroideae
Tông (tribus)Papavereae
Chi (genus)Papaver
Loài (species)P. somniferum
Danh pháp hai phần
Papaver somniferum
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa
  • Papaver album Mill., 1768
  • Papaver album-nigrum Crantz, 1763
  • Papaver amoenum Lindl., 1839
  • Papaver amplexicaule Stokes, 1812
  • Papaver hortense Hussenot, 1835
  • Papaver indehiscens Dumort., 1827
  • Papaver nigrum Bubani, 1901
  • Papaver officinale C.C.Gmel., 1806
  • Papaver opiiferum Forssk., 1775
  • Papaver paeoniiflorum (Alef.) Corrêa, 1926
  • Papaver somniferum var. album (Mill.) DC., 1821
  • Papaver somniferum var. nigrum DC., 1821
  • Papaver sylvestre Godr., 1854

Anh túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum L., thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết xuất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này, lập một đơn vị phòng chống ma túy kiểm soát; thuốc phiện và các chất được tinh chiết từ nó, và các chất gây nghiện khác cần sa không gây nghiện nhưng bị cấm, một trong những quốc gia lớn đã hợp thức hóa nó, v.v.

Thân cao 1m-1,5m. Mỗi năm một vụ, mùa gieo hạt khoảng 10-11 âm lịch nằm vào mùa đông, thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra hoa lấy mủ khoảng 3 tháng. Thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên đến 1000m. Hoa khá đặc biệt; cùng một thân cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác nhau, bông màu vàng tím và bông màu tím, trắng..v.v

Sản lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng khoảng 1 sào bắc bộ (360) mới lấy được 3 lạng mủ được cô đen (nha phiến). Sau khi hết mủ khai thác, quả khô bóc vỏ ra hạt ở trong. Hạt này có thể ăn sống được, thường trẻ con hay ăn. Hạt dùng để lấy giống vụ sau.

Tinh chế nha phiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Bầu nhụy chảy nhựa trắng sau khi bị rạch

Nếu cần 1 kg bạch phiến thì cần phải tinh chế 10 kg nha phiến.

Việc chế biến thuốc phiện cổ truyền thì lấy nhựa thẩu phết lên trên một tấm giấy bản rồi đem hong khô. Đó là "thuốc sống". Lấy thuốc sống bóc bỏ giấy, đem dầm vào nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành "thuốc chín". Đây là dạng thuốc dùng hút ở Đông Dương vào đầu thế kỷ 20.[1]

Nguồn gốc cây

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực bản địa của anh túc có lẽ là Bắc Phi, Tây Âu, Nam Âu và Tây Á,[2] nhưng sự gieo trồng và du nhập rộng khắp của loài này từ thời cổ đại đã làm lu mờ khu vực xuất phát và nguồn gốc của nó. Nó đã thoát khỏi gieo trồng và được du nhập hay tự nhiên hóa rộng khắp, như vào nam và đông đảo Anh[3] và gần như tới hầu hết các quốc gia trên thế giới với khí hậu ôn đới hay nhiệt đới phù hợp.[2]

Anh túc là cây thân thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ.

Đông y sử dụng vỏ quả để làm thuốc, lương y thường ghi trong đơn thuốc là"vỏ ngự mễ" hoặc "anh xác". Sau khi"lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu.

Vỏ anh túc tính bình, vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, narcotin, papaverin,... Khoảng hơn 30 alkaloid, có tác dụng giảm đau, giảm ho, ngừng tiêu chảy, dùng chữa các bệnh ho hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.

Trong quả anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin, có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành "con nghiện", nếu dùng quá nhiều một lần có thể gây nghẹt thở và dẫn đến tử vong. Do đó, ngoài việc trồng làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước cấm trồng cây anh túc.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002. tr 1505-6
  2. ^ a b “Papaver somniferum L.”. Copenhagen, Đan Mạch: Global Biodiversity Information Facility, GBIF.org.
  3. ^ “BSBI Distribution Maps, Papaver somniferum”. London, Vương quốc Anh: Botanical Society of Britain and Ireland. ngày 22 tháng 4 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]