Bước tới nội dung

Hyades

Tọa độ: Sky map 04h 28m 17s, +15° 45′ 40″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Caldwell 41)
Cụm sao Hyades
The Hyades is a naked-eye open cluster in the constellation of Taurus.
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000.0)
Chòm saoKim Ngưu
Xích kinh4h 27m
Xích vĩ+15° 52′
Khoảng cách153 ly (47 pc[1][2][3][4])
Cấp sao biểu kiến (V)0.5
Kích thước biểu kiến (V)330′
Đặc trưng vật lý
Khối lượng400 M
Bán kính10 triệu năm (bán kính lõi)
Tuổi ước tính625 triệu năm
Tên gọi khácMelotte 25, Collinder 50, Caldwell 41
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

Hyades (/ˈh.ədz/; Hy Lạp Ὑάδες, còn được gọi là Melotte 25 hoặc Collinder 50), là cụm sao mở gần Hệ Mặt trời nhất và một trong những đối tượng tốt nhất được nghiên cứu trong tất cả các cụm sao mở. Vệ tinh Hipparcoskính viễn vọng không gian Hubble, và sơ đồ màu sắc hồng ngoại đã được sử dụng để ước tính khoảng cách ~ 153 năm ánh sáng (47 pc) đến trung tâm cụm sao này.[1][2][3][4]  Cụm sao bao gồm một khoảng cầu nơi có hàng trăm ngôi sao ở cùng độ tuổi, nơi ra đời, thành phần hóa học, và sự chuyển động trong không gian.[1][5] Nhìn từ Trái Đất, cụm Hyades xuất hiện trong chòm saoKim Ngưu, những ngôi sao sáng nhất của cụm tạo thành hình chữ "V", xuất hiện trong hình chữ V này có cả sao khổng lồ đỏ Aldebaran. Tuy nhiên, Aldebaran không liên quan đến cụm sao Hyades, vì nó nằm ở gần Trái Đất hơn, và việc nhìn thấy sao Aldebaran trong cụm Hyades chỉ là cách nhìn từ Trái Đất.

Năm ngôi sao sáng nhất trong cụm Hyades đều phát triển từ Dãy chính và bây giờ nằm ở dưới cùng của các nhánh khổng lồ.[6] Bốn trong số những ngôi sao này, với những cái tên theo cách đặt của Bayer, Gamma, Delta 1, Epsilon, và Theta Tauri,được xem là một nhóm sao điển hình truyền thống được xác định là đầu của con bò Taurus.[6] Ngôi sao còn lại là Zeta 1 Tauri, nằm ở 2 ° về phía nam. Epsilon Tauri, được gọi là Ain ("Mắt bò"), có thể có một ngoại hành tinh khổng lồ,[7]  hành tinh đầu tiên được tìm thấy trong một cụm sao mở.

Tuổi của Hyades được ước tính vào khoảng 625 triệu năm. [ 1 ] Vùng lõi cụm sao, nơi những ngôi sao tập trung đông nhất, có bán kính 2,7 parsec (tương ứng với đường kính 17,6 năm ánh sáng), và  bán kính thủy triều (tidal radius)  là 10 parsec (tương ứng với đường kính 65 năm ánh sáng). [ 1 ] Tuy nhiên, khoảng một phần ba các ngôi sao thành viên của cụm được xác nhận có thể quan sát ở xa ngoài ranh giới này, ở trong những quâng cụm sao mở mở rộng; những ngôi sao này có thể là đang trong quá trình thoát ra khỏi ảnh hưởng của lực hấp dẫn của cụm. [ 1 ]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Perryman, M.A.C. (1998). “The Hyades: distance, structure, dynamics, and age”. Astronomy & Astrophysics. 331: 81–120. arXiv:astro-ph/9707253. Bibcode:1998A&A...331...81P.
  2. ^ a b van Leeuwen, F. "Parallaxes and proper motions for 20 open clusters as based on the new Hipparcos catalogue", A\&A, 2009
  3. ^ a b Majaess, D.; Turner, D.; Lane, D.; Krajci, T. "Deep Infrared ZAMS Fits to Benchmark Open Clusters Hosting delta Scuti Stars", JAAVSO, 2011
  4. ^ a b McArthur, Barbara E.; Benedict, G. Fritz; Harrison, Thomas E.; van Altena, William "Astrometry with the Hubble Space Telescope: Trigonometric Parallaxes of Selected Hyads", AJ, 2011
  5. ^ Bouvier J, Kendall T, Meeus G, Testi L, Moraux E, Stauffer JR, James D, Cuillandre J-C, Irwin J, McCaughrean MJ, Baraffe I, Bertin E. (2008) Brown dwarfs and very low mass stars in the Hyades cluster: a dynamically evolved mass function. Astronomy & Astrophysics, 481: 661-672. Abstract at http://adsabs.harvard.edu/abs/2008A%26A...481..661B.
  6. ^ a b Jim Kaler. “Hyadum I”. Jim Kaler's Stars. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ Sato B, Izumiura H, Toyota E (2007) A planetary companion to the Hyades giant Epsilon Tauri. Astrophysical Journal, 661: 527-531. Abstract at http://adsabs.harvard.edu/abs/2007ApJ...661..527S.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]