Nikolai Mikhailovich Karamzin
Nikolai Karamzin | |
---|---|
Sinh | 1 tháng 12 năm 1766 Simbirsk, Đế chế Nga |
Mất | 22 tháng 5 năm 1826 Sankt-Peterburg, Nga |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, Nhà văn |
Thể loại | Thơ, Văn |
Nikolai Mikhailovich Karamzin (tiếng Nga: Николай Михайлович Карамзин, 1 tháng 12 năm 1766 – 22 tháng 5 năm 1826) – là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học Nga, thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg, tác giả của bộ Lịch sử Nhà nước Nga gồm 12 tập, là một trong những công trình sử học tổng hợp đầu tiên của Nga.
Tiểu sử và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Nikolai Karamzin sinh ở làng Mikhailovka tỉnh Simbirsk trong một gia đình giàu có. Biết tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý. Năm lên 14 tuổi được gia đình gửi lên Moskva học ở trường tư thục do giáo sư của Đại học Quốc gia Moskva, Shaden dạy. Năm 1783, theo lời khuyên của bố, Karamzin vào phục vụ tại trung đoàn kỵ binh Petersburg. Từ tháng 5 – 1789 đến tháng 9 – 1790 đi các nước Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Anh. Trong chuyến đi này ông đã gặp nhà triết học Immanuel Kant ở Königsberg và có mặt ở Paris trong những ngày Cách mạng Pháp.
Trở về Moskva ông thành lập Tạp chí Moskva (Московский Журнал) và sớm trở thành một tạp chí có tiếng thời đó. Năm 1802 ông thành lập tạp chí Tin châu Âu (Вестник Европы) là tạp chí tư nhân đầu tiên ở Nga. Ông đã mời 12 nhà báo nổi tiếng của châu Âu cộng tác và mời những nhà thơ nhà văn nổi tiếng của Nga, trong số này có Gavrila Romanovich Derzhavin, Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Vasily Andreyevich Zhukovsky..
Tháng 10 năm 1803 Nga hoàng Aleksandr I ký lệnh phong Karamzin làm người viết sử với mức lương 2000 rúp mỗi năm. Đây là công việc mà ông làm cho đến cuối đời. Bộ Lịch sử Nhà nước Nga ở thời đó in 3000 bản và bán hết trong vòng 25 ngày. Năm 1812 ông sống ở Moskva. Năm 1816 chuyển về Saint Petersburg và sống 10 năm cuối đời ở gần Nga hoàng. Năm 1818 ông được bầu là thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg. Năm 1824 ông trở thành cố vấn quốc gia của Nga hoàng Aleksandr I. Sau khi Nga hoàng Aleksandr I mất (tháng 11 năm 1825) Nikolai Karamzin cũng thường xuyên ốm nặng. Đầu năm 1826 ông được Nga hoàng Nicolai I cho tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng ở Pháp và Ý nhưng sức khỏe của ông không cho phép. Nikolai Karamzin mất ngày 22 tháng 5 năm 1826 ở Saint Petersburg.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ
[sửa | sửa mã nguồn]- К Милости, 1792
- Поэзия, 1792
- Меланхолия, 1802
Văn xuôi
[sửa | sửa mã nguồn]- Yevgeny và Yulia, 1789
- Письма русского путешественника, 1791/92
- Фрол Силин, 1791
- Nàng Liza tội nghiệp, 1792
- Liodor, 1792
- Natalia, con gái một boyar, 1792
- Остров Борнгольм, 1793
- Yulia, 1794
- Сиерра-Морена, 1794
- Чувствительный и холодный (Два характера)), 1801
- Рыцарь нашего времени, 1802
- Марфа Посадница, или Покорение Новагорода, 1803
- История государства Российского, 1818
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Карамзин Н.М. Избранные сочинения, тт. 1-2. М., 1964
- Карамзин Н.М. Полное собрание стихотворений. М. — Л., 1966
- Карамзин Н.М. Избранные статьи и письма. М., 1982
- Карамзин Н.М. Письма русского путешественника. Повести. М., 1982
- Эйдельман Н.Я. Последний летописец. М., 1983
- Лотман Ю.М., Успенский Б.А. "Письма русского путешественника" Карамзина и их место в развитии русской культуры. — В кн.: Карамзин Н.М. Письма русского путешественника. Л., 1987
Một số bài thơ
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bornholm – hòn đảo của Đan Mạch nằm trên biển Baltic. "Đảo Bornholm" là một tác phẩm của N. Karamzin, là câu chuyện của một chàng trai trẻ kể về chuyến du hành đến những miền đất lạ mà đảo Bornholm và câu chuyện tình với cô gái trên đảo này là những hoài niệm của nhân vật khi trên đường trở về nước Nga.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Юрий Михайлович Лотман. «Поэзия Карамзина»
- Ключевский В.О. Исторические портреты (О Болтине, Карамзине, Соловьеве). М., 1991. Lưu trữ 2009-09-21 tại Wayback Machine
- Карамзин, Николай Михайлович — Биография. Библиография. Высказывания Lưu trữ 2008-09-15 tại Wayback Machine
- М. Я. Сорникова «Жанровая модель новеллы в „Письмах русского путешественника" Н. М. Карамзина» Lưu trữ 2009-09-07 tại Wayback Machine