Bước tới nội dung

Viện hàn lâm Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Viện Hàn Lâm Pháp)
Viện hàn lâm Pháp
Khẩu hiệuÀ l'immortalité
Thành lập22 tháng 2 năm 1635
Trụ sở chínhParis, Pháp
Thành viên
40 viện sĩ được gọi là những người bất tử
(tiếng Pháp: les immortels)
Thư ký vĩnh viễn
Hélène Carrère d'Encausse
Trang webTrang web tiếng Pháp Académie
Tòa nhà Institut de France trong đó có trụ sở của Viện hàn lâm Pháp
Hồng y Richelieu người sáng lập Viện hàn lâm Pháp

Viện Hàn lâm Pháp (tiếng Pháp:L'Académie française) là thể chế học thuật tối cao liên quan tới tiếng Pháp. Hàn lâm viện này được thành lập năm 1635 bởi Hồng y Richelieu, người đứng đầu nội các của Vua Louis XIII[1]. Bị giải tán năm 1793 trong Cách mạng Pháp, nó được khôi phục năm 1803 bởi Napoleon Bonaparte[1].

Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên immortels (những người bất tử)[2]. Viện hàn lâm Pháp tập hợp những nhân vật nổi bật trong giới văn học (các nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học), cả những triết gia, nhà sử học, nhà khoa học nổi tiếng – và theo truyền thống - gồm cả những nhân vật quân sự, chính khách và tôn giáo quyền cao chức trọng. Các thành viên mới được bầu bởi các thành viên đương vị. Các viện sĩ giữ vị trí này suốt đời, trừ khi họ bị loại bỏ do tư cách sai trái. Philippe Pétain, được gọi là Nguyên soái của Pháp sau chiến thắng Verdun trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được bầu vào Viện năm 1931 và, sau khi trở thành Quốc trưởng của chính phủ Vichy trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bị buộc phải từ chức năm 1945[3]. Cơ quan này đóng vai trò có thẩm quyền chính thức về ngôn ngữ; nó tham gia vào việc xuất bản từ điển chính thức. Tuy nhiên, những quyết định của nó lại không phải là bắt buộc với công chúng hoặc chính phủ.

Được sáp nhập vào Institut de France khi viện này được thành lập ngày 25.10.1795, Viện hàn lâm Pháp là viện hàn lâm đầu tiên trong 5 viện hàn lâm của Pháp.

Nhiệm vụ được trao cho viện ban đầu là chuẩn hóa ngôn ngữ Pháp, đưa ra những quy tắc ngữ pháp, làm cho tiếng Pháp trong sáng và dễ hiểu cho mọi người. Trong tinh thần đó, Viện bắt đầu soạn một quyển từ điển: ấn bản đầu tiên của quyển Dictionnaire de l'Académie française (Từ điển của Viện hàn lâm Pháp) được xuất bản năm 1694 và ấn bản lần thứ 9 đang được biên soạn.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều XXIV của Quy chế định rõ rằng «chức năng chính của Viện hàn lâm Pháp là làm việc hết sức cẩn thận, kỹ càng để đưa ra những quy tắc chắc chắn cho ngôn ngữ của chúng ta, và làm cho nó trong sáng, hùng hồn, đủ sức lột tả được nghệ thuậtkhoa học».

Xác định tiêu chuẩn ngôn ngữ Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ đầu tiên của Viện là ghi nhận và nghiên cứu mọi biến đổi về ngữ điệu, cách phát âm và chính tả, rồi rút ra dạng mạch lạc nhất có thể dùng làm chuẩn mực cho các thợ in, các biên tập viên luật pháp và tài liệu hành chính, cho việc giáo dục. Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã làm việc theo 2 hướng:

  • Thu thập danh mục các từ (mot), cách phát âm, chính tả và nghĩa của chúng để soạn một quyển từ điển từ vựng.
  • Thực hiện cùng việc làm như trên để lập ra quyển Ngữ pháp tiếng Pháp mà việc xuất bản được chuyển từ năm này sang năm khác.

Ngày nay, Viện vẫn tiếp tục công trình này chuẩn bị cho việc xuất bản quyển Từ điển của Viện hàn lâm Pháp (Dictionnaire de l'Académie française) trong tương lai, ấn định việc sử dụng ngôn ngữ, và tham gia vào nhiều ủy ban thuật ngữ khác nhau.

Trung thành với nhiệm vụ ban đầu là thiệt lập các tiêu chuẩn cho ngôn ngữ chính thức, Viện hàn lâm Pháp phản đối việc nêu các ngôn ngữ khu vực trong Hiến pháp của Pháp, theo một tuyên bố công bố ngày 12.6.2008. Thực ra – theo các viện sĩ - việc đề cập này sẽ khiến Pháp phải chuẩn y Hiến chương ngôn ngữ khu vực hoặc ngôn ngữ thiểu số của châu Âu (Charte européenne des langues régionales ou minoritaires)[4], điều mà Viện không muốn.

Vai trò của Viện hàn lâm Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các việc sửa chính tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài diễn văn ngày 24.10.1989, thủ tướng Pháp đã đề nghị Conseil supérieur de la langue française (Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp) suy nghĩ kỹ 5 điểm liên quan tới chính tả:

  • dấu gạch nối (-);
  • số nhiều của những từ ghép;
  • dấu mũ (^);
  • động tính từ quá khứ của những tự động từ (le participe passé des verbes pronominaux);
  • những dạng khác thường (diverses anomalies).

Năm điểm nêu trên không chỉ liên quan tới chính tả của từ ngữ hiện hữu, mà còn liên quan tới các từ ngữ sẽ được đặt ra, nhất là những từ khoa học và kỹ thuật.

Được "Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp" trình bày, những sửa đổi này đã được Viện Hàn lâm Pháp nhất trí tán thành, cũng như "Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp" của Québec (Canada) và "Hội đồng ngôn ngữ cộng đồng tiếng Pháp" của Bỉ.

Những sửa đổi này đã được đăng trong Công báo Pháp ngày 6.12.1990. Những sửa đổi này, giảm nhẹ nội dung và phạm vi của chúng, được tóm tắt như sau:

  • dấu gạch nối: một số từ sẽ thay dấu gạch nối bằng việc viết liền nhau (ví dụ: porte-manteau thành portemanteau, porte-feuille thành portefeuille);
  • số nhiều của những từ ghép: những từ ghép kiểu "pèse-lettre" sẽ chuyển sang số nhiều theo quy tắc của những từ đơn (ví dụ: des pèse-lettres);
  • dấu mũ: sẽ không buộc phải dùng dấu mũ trên các chữ "I" và "u", ngoại trừ trong những vĩ tố động từ và trong một số từ (ví dụ: qu’il fût, mûr);
  • động tính từ quá khứ: sẽ không thay đổi trong trường hợp động từ laisser theo sau là một động từ lối vô định (ví dụ: elle s’est laissé mourir);
  • Những dạng khác thường:
    • những từ vay mượn: về nhấn trọng âm và số nhiều, các từ vay mượn sẽ theo quy tắc của những từ tiếng Pháp (ví dụ: un imprésario, des imprésarios);
    • Những loại không ăn khớp: những cách viết sẽ được làm cho phù hợp với các quy tắc lối viết của Pháp (ví dụ: douçâtre), hoặc theo sự liên kết của một loại cụ thể (ví dụ: boursouffler như souffler, charriot như charrette).

Việc làm giàu ngôn ngữ Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát triển khoa học và kỹ thuật từng tiến triển nhanh từ những thập niên trước đã có xu hướng thuận lợi cho việc bành trướng của tiếng Anh, thiệt cho tiếng Pháp. Để tránh việc dung những tthuật ngữ anglo-Saxon, và những thuật ngữ nước ngoài rất thông thường trong các lãnh vực kỹ thuật nơi không ngừng xuất hiện những thực tế mới phải đặt tên, chính quyền đã đưa ra một quyết định về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới. Quyết định này đã được đặt ra bởi sắc lệnh ngày 3.7.1996 liên quan tới việc làm giàu ngôn ngữ Pháp phù hợp với luật về ngôn ngữ Pháp tức luật Toubon ngày 4.8. 1994[5].

Viện hàn lâm Pháp như vậy có tham gia đóng góp vào quyết định làm giàu ngôn ngữ Pháp cùng với Délégation générale à la langue française et aux langues de France (Phái đoàn chung về ngôn ngữ Pháp và các ngôn ngữ (địa phương) ở Pháp), Commission générale de terminologie et de néologie (Ủy ban chung về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới), và những Commissions spécialisées de terminologie et de néologie (Ủy ban chuyên môn về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới) làm việc trong các bộ [6]. Viện hàn lâm Pháp có đại diện ở nhiều giai đoạn trong quá trình soạn thảo các thuật ngữ. Viện tham gia vào các công việc của những ủy ban chuyên môn, trong mọi lãnh vực (tin học, viễn thông, vận tải, khoa công trình hạt nhân, thể thao vv...) đề nghị những thuật ngữ tiếng Pháp để chỉ rõ những khái niệm mới. Viện là thành viên của Ủy ban chung xem xét những đề nghị của những ủy ban chuyên môn, và cho phép Công báo xuất bảnnhững thuật ngữ. Những thuật ngữ và định nghĩa của chúng cũng được xuất bản trên trang internet FranceTerme mà những nhà chuyên môn và quần chúng đều truy cập được. Việc sử dụng các thuật ngữ tiếng Pháp thay cho các thuật ngữ nước ngoài như vậy trở thành bắt buộc trong các cơ quan hành chính và các cơ sở công cộng.

Khuyến khích hoạt động văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ thứ hai của Viện - việc bảo trợ văn học – không được dự trù trong quy chế ban đầu, bắt nguồn từ việc xử lý các tài sản tặng dữ và tài sản di tặng được trao cho viện từ thời Chế độ cũ[7]. Như vậy, Viện hàn lâm Pháp hiện nay trao khoảng 60 giải thưởng văn học hàng năm, trong đó có Giải thưởng lớn Văn học của Viện Hàn lâm Pháp, Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp, Giải thưởng lớn văn học Paul Morand, Giải thưởng lớn của Cộng đồng Pháp ngữ vv...

Viện hàn lâm Pháp cũng cấp các khoản trợ cấp cho những hội văn hóa hay hội trí thức, những việc từ thiện, trợ cấp cho các gia đình đông con, các quả phụ nghèo và một số học bổng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Viện hàn lâm Pháp, nơi các viện sĩ nhóm họp trong các buổi họp công cộng.

Nguồn gốc Viện hàn lâm Pháp bắt đầu từ những cuộc họp không chính thức của nhóm nhà văn học thuộc «hội Conrart» từ năm 1629 tại số 135 phố Saint-Martin, nơi cư ngụ của Valentin Conrart, cố vấn của vua Louis XIII. Các cuộc họp mặt văn học này đã gợi ý cho hồng y Richelieu lập ra dự án thành lập Viện hàn lâm Pháp, biến các cuộc họp này thành một hội đoàn văn học dưới quyền nhà vua, theo mẫu Accademia della Crusca[8] thành lập ở Firenze (Ý) năm 1583 và đã xuất bản tập Vocabolario (Ngữ vựng) năm 1612[9]. Conrart xin lettre patente[10], soạn thảo quy chế và điều lệ[11] ngày 13.3.1634, được hồng y Richelieu chứng thực ngày 16.2.1635, và được vua Louis XIII ký ngày 22.2.1635 (ngày được coi là ngày khai sinh chính thức của Viện) và được đăng ký ở Nghị viện Paris ngày 16.7.1637. Viện gồm 22 viện sĩ, trong đó có chín người trong nhóm ban đầu cộng thêm 13 viện sĩ mới. Valentin Conrart trở thành thư ký suốt đời từ năm 1634 tới 1675; hồng y Richelieu được phong là cha đẻ và người bảo trợ của Viện[12].

Cửa cũ của Viện hàn lâm Pháp (trước năm 1780) với khẩu hiệu «À l'immortalité» (Để lưu danh muôn thuở).

Quyển Histoire de l'Académie françoise (tập một xuất bản năm 1653) do Paul Pellisson, một viện sĩ của Viện viết, tập thứ hai do Pierre-Joseph Thoulier d'Olivet viết thuật lại lịch sử của Viện, được xuất bản năm 1729), soạn thảo từ các sổ sách của Viện Hàn lâm Pháp và dưới ảnh hưởng của các viện sĩ, là nguồn duy nhất về việc thành lập Viện hàn lâm này. Pellisson cho rằng Viện không có tính mục đích bác học nào như académie de Baïf[13] thành lập năm 1570 và "Hội văn học Mersenne" hoặc tính mục đích chính trị như "Hội Dupuy"[14], tuy nhiên chuyện thuật lại của ông quên rằng câu lạc bộ Conrart qui tụ các nhà văn, các nhà quý tộc lớn và cũng nhằm mục đích trao đổi các thông tin để tạo cho nhóm này vị trí ưu tiên trong lãnh vực chính trị, xã hội ở thời đại này[15]. Hơn nữa, Viện hàn lâm cho ý kiến về các tác phẩm văn học (xem sự can thiệp của Viện vào «cuộc tranh luận về tác phẩm Le Cid của Corneille»), hồng y Richelieu xem đây là một phương tiện để kiểm soát sinh hoạt văn hóa và trí thức Pháp. Trong ý muốn thu thập, hồng y Richelieu muốn ngôn ngữ Pháp là việc của những người đại diện các lãnh vực tri thức khác nhau (các giáo sĩ[16], các quân nhân - người đầu tiên là công tước Armand de Coislin năm 1652 - các nhà ngoại giao, rồi các nhà văn và triết gia - người đầu tiên là Montesquieu năm 1727 - dưới triều vua Louis XV người đã đe dọa bãi bỏ Viện hàn lâm khi viện muốn độc lập nhờ "Phong trào Ánh Sáng") và quyết định là Viện hàn lâm mở ra cho 40 viện sĩ bình đẳng và độc lập, vì thế Viện không cần trợ cấp[17].

Đặc tính chính thức của Viện «những người tài trí» được hình thành, ban đầu Viện họp ở bất cứ nhà viện sĩ nào, sau đó họp tại nhà quan chưởng ấn Pierre Séguier từ năm 1639, theo ý kiến của Colbert họp tại cung điện Louvre từ năm 1672, và cuối cùng họp ở collège des Quatre-Nations (trở thành Institut de France năm 1795) từ năm 1805 tới ngày nay[18].

Trong 3 thế kỷ rưỡi tồn tại, trong đó Viện đã là hiện thân của quyền hành dưới các triều vua Louis XIIILouis XIV, biểu lộ tư tưởng cách mạng dưới các triều vua Louis XVLouis XVI, Viện đã biết duy trì thể chế của mình, hoạt động đều đặn, ngoại trừ sự gián đoạn từ năm 1793 tới năm 1803 trong thời Convention thermidorienne[19], thời Chế độ đốc chính và lúc khởi đầu thời Chế độ tổng tài. Năm 1694 Viện xuất bản ấn bản đầu tiên quyển Dictionnaire de l'Académie française (Từ điển của Viện hàn lâm Pháp). Năm 1793, do sắc lệnh ngày 8.8.1793, Hội nghị quốc ước bãi bỏ mọi viện hàn lâm hoàng gia, trong đó có Viện hàn lâm Pháp, và xác định lệnh cấm bầu các thành viên mới thay thế cho các thành viên đã tạ thế. Trong thời Cách mạng Pháp, tu sĩ Morellet đã cứu vãn các hồ sơ lưu trữ của Viện hàn lâm bằng cách đem về cất giấu ở nhà ông. Năm 1795 (sắc lệnh ngày 22.8.1795) các Viện hàn lâm này được thay thế bằng một Viện duy nhất: Institut de France. luật về việc tổ chức Ủy ban giáo dục công cộng ngày 3 tháng Sương mù năm IV[20] (tức ngày thứ Ba 25.10.1795) quyết định việc tổ chức Viện[21]. Do nghị định ngày 3 tháng pluviôse (tháng mưa) năm XI (tức 23.1.1803) Napoléon Bonaparte - viên tổng tài thứ nhất - quyết định phục hồi các viện hàn lâm cũ, nhưng chỉ đơn giản là những ngành (hay đơn vị) của Institut de France. Đơn vị thứ hai «ngành ngôn ngữ và văn học Pháp» trên thực tế tương ứng với Viện hàn lâm Pháp cũ. Ngày 21.3.1816, vua Louis XVIII, muốn trở lại với thời kỳ tiền cách mạng, đã trả lại tên cũ - Viện hàn lâm - cho các đơn vị (hay ngành) đã bị Bonaparte đổi tên, nhưng tự cho phép ông có quyền ưu tiên chọn lựa các viện sĩ.

Lưu ý là năm 1800, theo lời xúi giục của Jean-Pierre Louis de Fontanes, André MorelletJean Baptiste Antoine Suard, Lucien Bonaparte - lúc bấy giờ là bộ trưởng bộ Nội vụ - từng mơ ước trở thành một viện sĩ, đã nhắm tổ chức lại Viện hàn lâm Pháp. Viên tổng tài thứ nhất, người anh của ông (tức Napoléon Bonaparte) xuất thân từ cuộc Cách mạng, chống đối dự án này và đã viết cho ông ta[22] ngày 26 tháng messidor năm VIII (tức 15.7.1800) như sau:

  • không hề có Viện hàn lâm Pháp.
  • nó đã bị bãi bỏ bởi một đạo luật của chế độ Cộng hòa.
  • "Institut de France" đã tập hợp cùng lúc các Viện hàn lâm Khoa học, Viện hàn lâm Pháp và Viện hàn lâm văn chương rồi.
  • nếu một hiệp hội mang cái tên nực cười (sic) Viện hàn lâm Pháp và theo điều lệ cũ của nó, thì ý định của chính phủ sẽ là bãi bỏ nó ngay lập tức.

Chủ nghĩa yêu nước nẩy sinh từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất dành ưu tiên cho việc tuyển chọn nhiều thống chế (người đầu tiên là thống chế Lyautey năm 1912). Trong thời bị Đức chiếm đóng, Viện hàn lâm Pháp đã có những viện sĩ cộng tác với kẻ thù (như Charles Maurras, Abel Bonnard, Abel Hermant vv… và thống chế Pétain) từ năm 1929. Một truyền thuyết muốn rằng François Mauriac là linh hồn của cuộc kháng cự hàn lâm trong khi chính Georges Duhamel được bầu tạm thời vào chức thư ký vĩnh viễn năm 1942 là người đã tránh cho Viện hàn lâm khỏi bị lệ thuộc vào chế độ Vichy, đặc biệt là bằng việc đình chỉ các cuộc bầu cử (viện sĩ) như (từng xảy ra) năm 1790[23]. Khi nước Pháp được giải phóng, giới trí thức bị Comité national des écrivains (Ủy ban nhà văn quốc gia) thanh lọc và muốn bãi bỏ Viện hàn lâm này. Georges Duhamel đã bảo vệ thành công sự nghiệp của viện trước tướng Charles de Gaulle. Bộ luật về tội indignité nationale[24] dự trù là mọi người bị coi là mắc tội này và thuộc vào một cơ quan hiến định sẽ bị tự động khai trừ - đã không bao gồm những viện sĩ cộng tác với kẻ thù ở Viện hàn lâm này.

Viện hàn lâm từ đó lại tìm được sự độc lập hoàn toàn về chính trị và tài chính[25] đối với Institut de France do loi de programme pour la recherche de 2006 (luật về chương trình nghiên cứu năm 2006)[17].

Marguerite Yourcenar là nữ viện sĩ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Pháp năm 1980, như một sự công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trước «bộ lạc 40 người nam» này, trong khi Léopold Sédar Senghor là người châu Phi đầu tiên trở thành viện sĩ năm 1983.

Nguồn gốc 40 ghế bành

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc các ghế bành của Viện hàn lâm Pháp do viện sĩ Charles Pinot Duclos thuật lại như sau: «Trước đây chỉ có một ghế bành trong Viện hàn lâm, đó là ghế của ông giám đốc. Mọi viện sĩ, dù thuộc cấp bậc nào, cũng chỉ ngồi ở ghế tựa. Viện sĩ cardinal d'Estrées, trở nên quá tàn tật, đã yêu cầu được phép cho mang đến một ghế ngồi thuận tiện hơn là một ghế tựa. Người ta báo cáo việc này lên vua Louis XIV, nhà vua thấy rằng nên đáp ứng yêu cầu của César d’Estrées nhưng cũng để tránh việc phân biệt đối xử với các viện sĩ khác, đã ra lệnh cho người quản lý kho đồ gỗ cho đem 40 ghế bành tới Viện, và do đó xác nhận vĩnh viễn sự bình đẳng trong Viện.[26]. »

Ghế bành thứ 41

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số lượng lớn các nhà văn, thường là nổi tiếng, chưa hề bước qua cửa Viện hàn lâm, vì họ chưa bao giờ là ứng viên, hoặc không trúng cử, hoặc đã từ trần sớm.

Thuật ngữ ghế bành thứ 41 do nhà văn Arsène Houssaye sáng tạo ra năm 1855 để chỉ những nhà văn nêu trên. Trong số những tên tuổi lẫy lừng, có thể nêu tên những người như René Descartes, Molière, Blaise Pascal, François de La Rochefoucauld, Jean-Jacques Rousseau, Denis Diderot, Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais, André Chénier, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha, Théophile Gautier, Gustave Flaubert, Stendhal, Gérard de Nerval, Guy de Maupassant, Charles Baudelaire, Émile Zola, Alphonse Daudet, Marcel Proust[27].

Từ chối ghế được đề nghị

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta biết hiếm có nhà trí thức hay nhà khoa học đã khước từ vinh dự khi được bầu vào số «những người bất tử» (tức viện sĩ). Tuy nhiên đã có vài người từ chối vinh dự này, như Marcel Aymé (do François Mauriac đề nghị năm 1950). Ông viết:

"Tôi rất biết ơn ông đã nghĩ tới tôi về Quai Conti (tức trụ sở Viện hàn lâm Pháp)…. Rất xúc động, tôi xin trả lời «cái nháy mắt» của ông đã làm tôi tự hào. Tuy nhiên, tôi phải nói với ông rằng tôi cảm thấy mình không có tài năng của một viện sĩ. Là nhà văn, tôi luôn sống một mình, xa các bạn đồng nghiệp, nhưng không hề do kiêu căng, mà trái lại, do tính rụt rè và cũng do tính lười biếng của tôi. Tôi sẽ trở thành cái gì nếu tôi được ở trong nhóm 40 nhà văn đó? Tôi sẽ cuống lên không còn tỉnh táo và chắc chắn, tôi sẽ không thể đọc được bài diễn văn (nhậm chức) của mình. Như vậy ông sẽ làm một việc thu hoạch tồi đấy"[28].

Cũng vậy, Georges Bernanos đã từ chối khi người ta đề nghị đưa ông vào Viện hàn lâm.[29]

Thêm vào đó, Viện hàn lâm không phải lúc nào cũng có một danh tiếng tốt đẹp bên cạnh những thế hệ nhà văn mới. Frédéric Beigbeder coi Viện này «như một hội đồng những người già lẫn cẫn mệt mỏi», còn đối với Didier Daeninckx thì viện hàn lâm này là «nhà xác của ngôn ngữ, cảnh sát của từ điển», tầm quan trọng và địa vị của nó trong giới văn học, nghệ thuật đôi khi phải đặt thành vấn đề[30].

Nhiều nhà văn như Daniel Pennac, Jean Echenoz, Simon Leys, Le Clézio, Patrick Modiano, Milan Kundera, Pascal Quignard hoặc Tonino Benacquista đã từ chối lời đề nghị tự giới thiệu mình với Viện hàn lâm.

Quy chế và tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Như ghi nhận của loi de programme pour la recherche de 2006 (luật về chương trình nghiên cứu năm 2006), Viện hàn lâm Pháp là một pháp nhân công pháp với quy chế đặc biệt do hội đồng viện sĩ của viện quản lý, nghĩa là một thiết chế công cộng trung ương của nước Pháp.

Viện bầu ra người thư ký vĩnh viễn,tức là cho tới khi ông ta chết hoặc từ chức. Đây là nhân vật quan trọng nhất của Viện. Viện cũng bầu ra - mỗi 3 tháng - một vị chủ tịch để chủ tọa các buổi họp của Viện.

Những «người bất tử»

[sửa | sửa mã nguồn]
Pierre Loti mặc áo viện sĩ trong ngày được nhận vào Viện hàn lâm Pháp, ngày 7.4.1892.

Viện hàn lâm Pháp gồm 40 viện sĩ, được bầu bởi những viện sĩ đương nhiệm của viện. Từ ngày thành lập, Viện đã có trên 700 viện sĩ (tới năm 2009 là 719). Viện tập họp các thi sĩ, các tiểu thuyết gia, các nhà soạn kịch, các triết gia, các sử gia, các bác sĩ y khoa, các nhà khoa học, các nhà dân tộc học, các nhà phê bình nghệ thuật, các nhà quân sự, các chính khách, các chức sắc giáo hội đặc biệt lừng danh trong lãnh vực ngôn ngữ Pháp.

Các viện sĩ có biệt danh là những người bất tử do khẩu hiệu À l’Immortalité (để lưu danh muôn thuở), khắc trên dấu triện được người sáng lập - hồng y Richelieu – trao cho Viện. Khẩu hiệu này nguyên thủy nhằm chỉ ngôn ngữ Pháp chứ không chỉ các viện sĩ. Các viện sĩ thường được mời gọi hãy là những quan tòa làm sáng tỏ việc sử dụng đúng cách các từ ngữ, và do đó định rõ những khái niệm và những giá trị của các từ ngữ này. Quyền uy tinh thần này về mặt ngôn ngữ bắt rễ trong các cách sử dụng, các truyền thống. Khái niệm nói trên (lưu danh muôn thuở, bất tử) đã nhanh chóng nới rộng để chỉ các viện sĩ vì những danh tiếng họ để lại sau khi chết, sự bất tử về văn học mà nhà vua trao cho để đổi lấy việc thống nhất ngôn ngữ của vương quốc và sự độc lập của nó đối với Giáo hội. Kể từ thế kỷ 18, các viện sĩ cũng như mọi nhà văn đã triển khai một đạo đức học không muốn phục vụ quyền lực, mà giữ danh hiệu «những người bất tử» này[31].

Edmond Rostand, bản thân là viện sĩ, đã cười nhạo Viện Hàn lâm Pháp trong vở kịch Cyrano de Bergerac bằng cách nêu ra cách hài hước các viện sĩ bị quên lãng của thế hệ thứ nhất: «François d'Arbaud de Porchères, François de Cauvigny de Colomby, Amable de Bourzeis, Bourdon, Arbaud… / Tất cả những tên tuổi này mà không ai sẽ bị chết, thật đẹp mặt!»

Tư cách viện sĩ là một phẩm tước không thể bãi miễn. Không ai có thể từ chức ở Viện hàn lâm Pháp. Ít ra thì người tuyên bố từ chức cũng không được ai thay thế trước khi vị đó qua đời: trường hợp Pierre Benoit, Pierre EmmanuelJulien Green là những ví dụ.

Viện hàn lâm Pháp có thể tuyên bố khai trừ một viện sĩ vì những lý do nghiêm trọng, nhất là làm mất danh dự. Những vụ khai trừ này trong lịch sử là hết sức hiếm. Một số người đã bị khai trừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì việc cộng tác với kẻ thù: Charles Maurras, Abel Bonnard, Abel Hermant, Philippe Pétain.

Nữ viện sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1980, Marguerite Yourcenar, nữ tiểu thuyết gia kiêm người viết tiểu luận, trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Pháp. Sau đó, Viện đã có thêm các nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly trong năm 1988, Hélène Carrère d'Encausse năm 1990, Florence Delay năm 2000, Assia Djebar năm 2005, Simone Veil năm 2008Danièle Sallenave năm2011.

Áo viện sĩ (habit vert) mà các viện sĩ mặc – cùng với bicorne (mũ 2 sừng), áo choàng và thanh kiếm – trong các buổi họp long trọng ở Viện hàn lâm, đã được họa sĩ Jean-Baptiste Isabey vẽ mẫu dưới thời Chế độ tổng tài. Phẩm phục này dùng chung cho các viện sĩ của "Institut de France". Các «người bất tử» cũng như các giáo sĩ được miễn trừ, cũng như không phải đeo kiếm. Tuy nhiên các nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly, Helène Carrère d'Encausse, Florence Delay và Simone Veil đã mặc áo viện sĩ trong lễ tiếp đón họ vào Viện. Nữ viện sĩ Helène Carrère d'Encausse là nữ viện sĩ đầu tiên đeo kiếm - một vũ khí do người thợ kim hoàn Goudji nước Gruzia làm. Các nữ viện sĩ Florence Delay, Assia Djebar và Simone Veil cũng đã chọn đeo kiếm. Nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly đã nhận một ghim cài (broche) trượng trưng sau khi được bầu vào "Académie des inscriptions et Belles-Lettres" năm 1975.

Số viện sĩ đầy đủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Số 40 viện sĩ chỉ được hoàn toàn đầy đủ lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 14.2.1639 (ngày bầu viện sĩ Daniel de Priézac), tức là gần 50 năm sau những cuộc bổ nhiệm đầu tiên. Số lượng này được giữ cho tới ngày 5.5.1640 (viện sĩ François d'Arbaud de Porchères từ trần), sau đó sớm được Olivier Patru thay thế.

Cho tới cuối nửa thế kỷ thứ 19, số lượng viện sĩ thường đầy đủ. Mỗi khi có một viện sĩ từ trần thì ngay sau đó đã có cuộc bầu viện sĩ mới thay thế. Một số ví dụ:

Sau đó, thời hạn bầu cử và thâu nhận vào viện kéo dài đáng kể. Ngày nay phải mất khoảng 1 năm sau khi một viện sĩ qua đời mới có một cuộc bầu cử thay thế, và phải mất khoảng 1 năm nữa mới diễn ra việc thu nhận viện sĩ mới vào viện, để số 40 viện sĩ hiếm khi đầy đủ. Cho tới ngày nay, số lượng viện sĩ đạt mức đầy đủ lần chót từ ngày 26.3.2009 (ngày bầu François Weyergans) tới ngày 14.4.2009 (Maurice Druon qua đời)[32].

Nhưng nếu tính số viện sĩ chính thức tại Viện Hàn lâm mà không tính những người mới đắc cử và chưa làm lễ nhậm chức, thì số lượng viện sĩ đầy đủ của Viện chỉ đạt được trong 24 ngày suốt thế kỷ 20, còn thế kỷ 21 thì chưa có ngày nào đầy đủ.

Những thời kỳ Viện có đầy đủ viện sĩ:

Nếu không tính đến việc khai trừ trên thực tế Charles MaurrasPhilippe Pétain vì mắc tội indignité nationale (bất xứng với quốc gia)[33], thì có 2 thời kỳ khác trong đó Viện có đầy đủ viện sĩ:

Các viện sĩ hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Khoảng hai chục viện sĩ Viện hàn lâm Pháp trong tháng 11 năm 2007
Ghế Viện sĩ Quốc tịch Ngày được bầu Lễ nhậm chức
Ngày Diễn văn Đáp từ
1 Claude Dagens  Pháp 17.04.2008 14.05.2009 [*] Florence Delay : [*]
2 Dany Laferrière  Canada
 Haiti
12.12.2013 28.05.2015 [*] Amin Maalouf : [*]
3 Jean-Denis Bredin  Pháp 15.06.1989 17.05.1990

[*]

Pierre Moinot : [*]
4 Jean-Luc Marion  Pháp 06.11.2008 21.01.2010 [*] Claude Dagens : [*]
5 Andreï Makine  Pháp 03.03.2016 15.12.2016 [*] Dominique Fernandez : [*]
6 Trống
7 Jules Hoffmann  Pháp 01.03.2012 30.05.2013

[*]

Yves Pouliquen : [*]
8 Daniel Rondeau  Pháp 06.06.2019
9 Patrick Grainville  Pháp 08.03.2018 21.02.2019 [*] Dominique Bona : [*]
10 Florence Delay  Pháp 14.12.2000 15.11.2001

[*]

Hector Bianciotti : [*]
11 Gabriel de Broglie  Pháp 22.03.2001 07.02.2002

[*]

Maurice Druon : [*]
12 Trống
13 Maurizio Serra  Ý 09.01.2020
14 Hélène Carrère d'Encausse  Pháp 13.12.1990 28.11.1991

[*]

Michel Déon : [*]
15 Frédéric Vitoux  Pháp 13.12.2001 27.03.2003

[*]

Michel Déon : [*]
16 Trống
17 Erik Orsenna  Pháp 28.05.1998 17.06.1999

[*]

Bertrand Poirot-Delpech : [*]
18 Trống
19 Trống


20 Angelo Rinaldi  Pháp 21.06.2001 21.11.2002

[*]

Jean-François Deniau : [*]
21 Alain Finkielkraut  Pháp 10.04.2014 28.01.2016 [*] Pierre Nora : [*]
22 René de Obaldia  Pháp 24.06.1999 15.06.2000

[*]

Bertrand Poirot-Delpech : [*]
23 Pierre Rosenberg  Pháp 07.12.1995 14.11.1996

[*]

José Cabanis : [*]
24 François Sureau  Pháp 15.10.2020
25 Dominique Fernandez  Pháp 08.03.2007 13.12.2007 [*] Pierre-Jean Rémy : [*]
26 Jean-Marie Rouart  Pháp 18.12.1997 12.11.1998 [*] Hélène Carrère d'Encausse : [*]
27 Pierre Nora  Pháp 07.06.2001 06.06.2002 [*] René Rémond : [*]
28 Jean-Christophe Rufin  Pháp 19.06.2008 12.11.2009 [*] Yves Pouliquen : [*]
29 Amin Maalouf  Pháp
 Liban
23.06.2011 14.06.2012 [*] Jean-Christophe Rufin : [*]
30 Danièle Sallenave  Pháp 07.04.2011 29.03.2012 [*] Dominique Fernandez : [*]
31 Michael Edwards  Pháp
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
21.02.2013 22.05.2014 [*] Frédéric Vitoux : [*]
32 Trống
33 Dominique Bona  Pháp 18.04.2013 23.10.2014 [*] Jean-Christophe Rufin : [*]
34 François Cheng  Trung Quốc
 Pháp
13.06.2002 19.06.2003 [*] Pierre-Jean Rémy : [*]
35 Trống
36 Barbara Cassin  Pháp 03.05.2018 17.10.2019 [*] Jean-Luc Marion : [*]
37 Michel Zink  Pháp 14.12.2017 18.10.2018 [*] Michael Edwards : [*]
38 Marc Lambron  Pháp 26.06.2014 14.04.2016 [*] Erik Orsenna : [*]
39 Jean Clair  Pháp 22.05.2008 18.06.2009

[*]

Marc Fumaroli : [*]
40 Xavier Darcos  Pháp 13.06.2013 12.02.2015 [*] Jean-Loup Dabadie : [*]

Danh sách được cập nhật ngày 2 tháng 12 năm 2020, sau khi Giscard d'Estaing qua đời và ghế 16 bỏ trống.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “L'histoire”. Academie Française official website. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ “Les immortels”. Academie Française official website. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ Sanche de Gramont, The French: Portrait of a People, G.P. Putnam's Sons, New York, 1969, p. 270
  4. ^ Le Monde, édition du 18 juin 2008, L'Académie française ne veut pas des langues régionales dans la Constitution
  5. ^ Défense de la langue française sur le site de l'Académie française
  6. ^ Dispositif d'enrichissement de la langue française sur le site du Ministère de la culture et de la communication
  7. ^ như Giải Montyonchẳng hạn
  8. ^ Hội văn học gồm các nhà thông thái, nhà ngôn ngữ học, nhà ngữ văn học
  9. ^ Einar Ingvald Haugen, Anwar S. Dil "The Ecology of Language" nhà xuất bản Stanford University Press 1972, đoạn 169
  10. ^ chứng thư của nhà vua cho phép thành lập Viện
  11. ^ “Statuts et règlements” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  12. ^ Paul Pellisson Histoire de l’Académie française depuis son établissement jusqu’en 1652 (1653). Réédition: Slatkine Reprints, Paris, 1989. Disponible sur Gallica Vol. 1 Vol. 2
  13. ^ hội âm nhạc và thơ do nhà thơ Baïf và nhạc sĩ Joachim Thibault de Courville thành lập
  14. ^ Hélène Merlin-Kajman, L'Excentricité académique, éd. Les Belles-Lettres, 2001, 278p. ISBN 2251380523
  15. ^ Nicolas Schapira, Un professionnel des lettres au XVIIe siècle: Valentin Conrart, une histoire sociale, éd. Champ Vallon, 2003, p. 77
  16. ^ Lettrés de l'époque, ce sont souvent des cadets de famille à qui on ne peut donner l'héritage et la fonction militaire. Ils atteignent 24 ecclésiastiques sur les 40 membres en 1712
  17. ^ a b Hélène Carrère d'Encausse, Des siècles d'immortalité - L'Académie française 1635-..., Fayard, 2011, 401 p.
  18. ^ L'histoire de l'Académie française
  19. ^ Hội nghị quốc ước tháng thermidor tức tháng 11 theo Lịch Cộng hòa Pháp
  20. ^ tháng Sương mù tức tháng thứ hai theo lịch Cộng hòa Pháp, từ ngày 23/10 tới ngày 21/11
  21. ^ La séance solennelle de rentrée des cinq académies perpétue la tradition célébrant cette loi par une séance plénière se tenant le mardi le plus proche du 25 octobre.
  22. ^ Dans la même lettre, le Premier Consul décline la proposition qui lui avait été faite d'être membre de l'Académie française restaurée, prétextant avoir des choses plus importantes à faire. {Pour mémoire, il était membre de l'Institut depuis 1797}.
  23. ^ Hélène Carrère d'Encausse, Le mystère de l'Académie: pouvoir intellectuel, pouvoir politique[liên kết hỏng], séance publique annuelle de l'Institut, 2 décembre 2010
  24. ^ tạm dịch: "tội bất xứng với quốc gia", tội này nhẹ hơn "tội phản quốc"
  25. ^ “Loi de programme n° 2006-450 du 18 avril 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  26. ^ Cité par Tyrtée Tastet, Histoire des quarante fauteuils de l'Académie française depuis la fondation jusqu'à nos jours, 1635-1855, volume I, pp. 11-12 (1844)
  27. ^ “Histoire du 41. fauteuil de l'Académie française”. Google Books. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |passage= (gợi ý |pages=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |numéro=, |partie=, |commentaire=, và |chap= (trợ giúp)
  28. ^ extrait de la lettre à François Mauriac, Michel Lécureur, La Comédie humaine de Marcel Aymé, éditions La Manufacture, Lyon, 1985, p. 306
  29. ^ Lettre de la fin avril 1946. Combat pour la liberté, Plon, 1971, p. 642
  30. ^ L'Académie française recrute sur lexpress.fr du 01.06.2001
  31. ^ La Responsabilité de l'écrivain. Littérature, droit et morale en France, XIXe-XXIe siècle|éditeur=Seuil|auteur=Gisèle Sapiro|année=2011
  32. ^ La précédente période a duré du 16 juin 2005 (élection d’Assia Djebar) au 17 avril 2006 (mort de Jean Bernard).
  33. ^ Leur condamnation à la dégradation nationale, respectivement le 27 janvier 1945 et le 15 août 1945, provoque automatiquement la destitution et l'exclusion de toutes fonctions, offices publics et corps constitués, mais l’Académie française, tout en reconnaissant la vacance de leurs fauteuils, n’a pas voté sur leur radiation et ils n’ont été remplacés qu’après leur mort.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]