Cờ Phật giáo
Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo[1] và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Lịch sử
Cờ Phật giáo được Hội đồng Colombo thiết kế vào năm 1885 tại Colombo, Sri Lanka.[2] Hội đồng này bao gồm Ven. Hikkaduwe Sri Sumangala Thera (chủ tịch), Ven. Migettuwatte Gunananda Thera, Don Carolis Hewavitharana (cha của Anagarika Dharmapala), Andiris Perera Dharmagunawardhana (ông ngoại của Anagarika Dharmapala), Charles A. de Silva, Peter De Abrew, William De Abrew (cha của Peter), H. William Fernando, N. S. Fernando và Carolis Pujitha Gunawardena (thư ký).[2]
Lá cờ được giương công khai lần đầu tiên vào lễ Phật Đản ngày 28 tháng 4 năm 1885 tại Dipaduttamarama, Kotahena, bởi Ven. Migettuwatte Gunananda Thera.[3]
Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học, cho rằng hình dạng thuôn dài của lá cờ sẽ gây bất tiện cho việc sử dụng đại trà, và đề xuất chỉnh sửa nó thành kích thước và hình dạng như một lá quốc kỳ.[1]
Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới năm 1952, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế.[4]
Màu sắc
Sáu giải màu nằm dọc trên cờ Phật giáo đại diện cho sáu màu sắc của vầng hào quang được tin là đã tỏa ra từ Phật Thích-ca khi ông đạt được Giác ngộ.[1][5]
Lam: Tình yêu thương, hòa bình và lòng bác ái |
---|
Vàng: Trung đạo – tránh cực đoan, sống khổ hạnh |
Đỏ: Thực hành – thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giá |
Trắng: Phật Pháp – sự giải thoát ra khỏi không gian và thời gian |
Cam: Giáo huấn của Đức Phật – trí tuệ |
Giải màu thứ sáu ở ngoài cùng bao gồm cả năm màu sắc đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu sắc đó trong quang phổ của vầng hào quang. Sự kết hợp này có tên gọi là Prabashvara.
Lại nữa năm màu sắc cũng chính là năm màu đại diện cho ngũ căn, ngũ lực của Như Lai, đó là Tín. Tấn, Niệm, Định, Huệ.
Biến thể
Cờ Phật giáo quốc tế được sử dụng trên khắp thế giới tại các ngôi chùa và tông phái khác nhau. Tuy nhiên, một số biến thể đã xuất hiện nhằm nhấn mạnh giáo lý riêng của người sử dụng.
- Tại Nhật Bản, cờ Phật giáo truyền thống goshikimaku (五色幕) sử dụng năm màu sắc khác đại diện cho Ngũ trí Như Lai.
- Tông phái Nhật Bản Tịnh độ chân tông thay màu cam bằng màu hồng.
- Phật tử Nepal thay màu cam bằng màu mận.
- Phật tử tại Tây Tạng thường thay màu cam bằng màu nâu sẫm.
- Soka Gakkai sử dụng một lá cờ ba màu bao gồm lam, vàng và đỏ.
- Phật tử Thượng tọa bộ tại Myanmar thay màu cam bằng màu hồng.
- Phật tử Thượng tọa bộ tại Thái Lan sử dụng một lá cờ màu vàng với hình ảnh Pháp luân.
-
Cờ của Tịnh độ chân tông
-
Cờ Phật giáo Tây Tạng
-
Cờ Phật giáo Miến điện
-
Cờ Phật giáo Nepal
-
Cờ Phật giáo Nhật Bản "goshikimaku" (五色幕)
-
Một biến thể có sự xuất hiện của Pháp luân
-
Cờ của Soka Gakkai
-
Cờ Phật giáo Thái Lan (cờ Pháp luân, Thong Dhammacak)
-
Flag of Dalit Buddhist movement in India.
-
Cờ Phật giáo chữ Vạn Hàn Quốc
-
Karma Kagyu flag (Rangjung Rigpe Dorje, 16th Karmapa's "dream flag")
Chú thích
- ^ a b c “The Origin and Meaning of the Buddhist Flag”. The Buddhist Council of Queensland. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- ^ a b The Maha Bodhi, Volumes 98-99; Volumes 1891-1991. Maha Bodhi Society. 1892. tr. 286.
- ^ Lopez, Jr., Donald S. (2002). A Modern Buddhist Bible: Essential Readings from East and West. Beacon Press. tr. xiv. ISBN 9780807012437.
- ^ Wilkinson, Phillip (2003). DK Eyewitness Books: Buddhism. Penguin Putnam. tr. 64. ISBN 9780756668303.
- ^ “The Buddhist Flag”. Buddhanet. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.