Bước tới nội dung

A-nan-đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ananda)
Tôn giả
Ānanda
आनन्द (tiếng Phạn)
Tranh vẽ Tôn Giả A-Nan-Đà
Tên khai sinhA Nan
Tôn xưngĐa Văn Đệ Nhất
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Sư phụThích-Ca Mâu-Ni
Chức vụTỳ-kheo
Thị giả đức Thích-Ca Mâu-Ni
Nhị Tổ Thiền Tông
Tiền nhiệmMa-ha-ca-diếp
Kế nhiệmThương-na-hòa-tu
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhA Nan
Ngày sinh605 TCN- 485 TCN
Nơi sinhCapilapattu (Ca Tỳ La Vệ, Xá Vệ)
Mất
Ngày mấtNăm 485 TCN
120 tuổi
Nơi mấtVaishali
Giới tínhnam
Thân quyến
Śuklodana
Nghề nghiệptì-kheo
Gia tộcgia đình Phật Gautama
Quốc tịchShakya, Ấn Độ
icon Cổng thông tin Phật giáo
Tôn giả A-nan-đà, nổi danh là người "nghe và nhớ nhiều nhất", được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ

A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa., pi. ānanda, bo. kun dga` bo ཀུན་དགའ་བོ་), cũng gọi ngắn là A-nan, dịch nghĩa là Khánh Hỉ (慶喜), Hoan Hỉ (歡喜), sinh 605 - 485 TCN. Theo tài liệu ghi nhận, A-nan sinh năm 605 TCN - là anh em chú bác với Đức Phật vì cha của ông, vua Amitodana, là em vua Suddhodana – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật. A-nan-đà gia nhập giáo hội hai năm sau ngày thành lập vào lúc 18 tuổi, trở thành thị giả thân cận của Đức Phật. A-nan-đà tham gia Tăng đoàn cùng hai người anh của ông là A-na-luật – vị A-la-hán được xưng tụng là Đệ nhất Thiên nhãn trong hàng Thanh văn của Phật – và Đề-bà-đạt-đa, người sau này ly khai khỏi Tăng đoàn. Tôn giả được tôn xưng là một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni.

Tượng A-nan-đà tại Pagan, Myanmar

Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường, đã ghi nhớ hết những lời Phật dạy trong suốt hàng chục năm truyền đạo. Tôn giả là người đọc tụng lại tạng Kinh trong lần kết tập thứ nhất để tăng chúng ghi nhớ và truyền lại cho đời sau, và tôn giả cũng được xem là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ. Ngoài ra, tôn giả cũng là người đầu tiên cung Phật phát minh ra "áo cà sa" - trang phục nghi lễ về sau của các chư tăng, chư ni nhà Phật. Có thể nói: đạo Phật còn được duy trì tới hàng nghìn năm, kinh Phật còn được lưu truyền cho bao đời sau, một phần lớn là nhờ công lao của Tôn giả A-nan.

Theo kinh sách, tôn giả A-nan-đà là người rất nhẫn nhục, hết lòng phụng sự đức Phật. Tôn giả chỉ chấp nhận làm người hầu cận cho Phật khi được Phật hứa rằng không vì thế mà được quan tâm hơn các vị khác. A-nan-đà cũng chính là người khám phá ra âm mưu giết Phật của Đề-bà-đạt-đa. A-nan-đà cũng là người bênh vực cho việc nữ giới được gia nhập tăng đoàn để học hỏi giáo pháp. Nhờ sự can thiệp của Tôn giả mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn. Chính vì điều này mà trong lần Kết tập thứ nhất, A-nan-đà bị Tăng-già chê trách. Tương truyền rằng, bảy ngày sau khi Phật nhập Niết-bàn, A-nan-đà mới giác ngộ, đắc quả A-la-hán trong đêm trước lần kết tập thứ nhất. Tôn giả A-nan nhập Niết-bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly).

Nếu định nghĩa theo Ấn Độ giáo (Hinduism) thì A-nan-đà không phải là tâm trạng khánh hỉ được tạo ra bởi một đối tượng mà hơn nữa, nó là một niềm vui của một trạng thái nằm trên mọi tư duy nhị nguyên, những cặp đối đãi. Hệ thống triết lý Vedānta quan niệm rằng, một tâm thức thoát khỏi suy nghĩ—nghĩa là tâm thức không còn vướng mắc những khái niệm như sinh, tử, khổ não, nói chung là mọi tư duy—chính là A-nan-đà, sự an vui thuần túy. Khi miêu tả, diễn giải những danh từ rất trừu tượng như "Brahman", hệ thống Vedānta sử dụng thành ngữ "Sat-Cit-Ānanda", nghĩa là "Chân lý—Nhận thức tuyệt đối—A-nan-đà" và A-nan-đà ở đây là sự an vui tuyệt đối, vô lượng mà hành giả chỉ có thể cảm nhận được trong lúc nhập Định (sa. samādhi). Trong các dòng tu theo truyền thống của Đại sư Śaṅkara thì A-nan-đà là chữ cuối của nhiều danh hiệu, ví dụ như Vivekānanda.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán