Bước tới nội dung

Tiếng Sán Chay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Mạnh An-Bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 08:29, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (Di chuyển từ Category:Ngữ chi Thái đến Category:Nhóm ngôn ngữ Thái dùng Cat-a-lot). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Tiếng Sán Chay
Mán Cao Lan
Sử dụng tạiViệt Nam
Tổng số người nói170,000 (điều tra dân số 2009)
Phân loạiTai-Kadai
  • Thái
    • Ngôn ngữ trộn lẫn Thái Bắc và Thái Trung Tâm
      • Tiếng Sán Chay
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mlc
Glottologcaol1238[1]

Tiếng Sán Chay còn gọi là tiếng Cao Lan, đôi khi gọi là Mán Cao Lan, là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái, ngữ hệ Thái-Ka Đai được sử dụng ở miền bắc Việt Nam. Đây là ngôn ngữ của nhóm người Cao Lan, dân tộc Sán Chay. Theo Pittayaporn (2009), nó gần nhất với tiếng Tráng Sùng TảThượng Tư ở bên kia biên giới ở Trung Quốc (theo Ethnologue, cả hai đều được gộp vào tiếng Tráng Ung Nam, dù tiếng Tráng Ung Nam có lẽ là đa nguyên). Tiếng Cao Lan cùng với tiếng Tráng Sùng TảThượng Tư tạo thành một trong số các nhánh chính của ngữ chi Thái (Pittayaporn 2009).

Nhân khẩu học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Cao Lan được nói bởi nhóm người Cao Lan nhiều nhất ở tỉnh Tuyên Quang. Theo người dân, người Cao Lan và Sán Chí đến Việt Nam từ miền nam Trung Quốc vào khoảng 400 năm trước đây đã hợp với nhau thành một nhóm gọi là dân tộc Sán Chay, mặc dù họ nói hai ngôn ngữ khác nhau. Đáng chú ý, cả hai đều sử dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình. Theo Gregerson & Edmondson (1998), dân tộc này cũng được tìm thấy ở các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh với số lượng ít hơn.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Gregerson & Edmondson (1998) cho rằng tiếng Cao Lan mang đặc điểm của cả nhóm ngôn ngữ Thái Bắc và Thái Trung Tâm. Giống như tiếng Ai ở miền bắc Quảng Tây, tiếng Cao Lan cũng thể hiện những ảnh hưởng từ Bình thoại (平話), một dạng tiếng Trung Quốc ở Quảng Tây, Trung Quốc. Haudricourt (1973) cho rằng người Cao Lan tiếp nhận một dạng ngôn ngữ Thái (tiếng Tráng) khi họ dừng chân ở Quảng Tây trong cuộc nam tiến. Còn nhóm người Sán Chay (nhóm Sán Chí, Sán Chỉ) nói một dạng tiếng Trung Quốc (có mối quan hệ với phương ngữ Sơn Tử ở Quảng Tây), có thể ban đầu là một tộc người Dao (Miền). Người Dao ở Phòng Thành Cảng, Quảng Tây tự gọi mình là san˧ tɕai˧. Ngày nay, nhóm người Sán Chay nói tiếng Trung Quốc sống chủ yếu ở Quảng Ninh, trong khi nhóm người nói tiếng Cao Lan tập trung chủ yếu ở Tuyên Quang, Thái NguyênBắc Giang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cao Lan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  • Gregerson, Kenneth J., and Jerold A. Edmondson. 1998. Some puzzles in Cao Lan. University of Texas at Arlington.
  • Nguyễn Nam Tiến (1975). "Lại bàn về mối quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan - Sán Chỉ". In, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam: Viện dân tộc học. Về vấn đề xác định thánh phần các dân tộc thiểu số ở miền bắc Việt Nam, 274-286. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]