Tiếng Chăm
Tiếng Chăm | |
---|---|
ꨌꩌ | |
Phát âm | [cam] |
Sử dụng tại | Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, một vài quốc gia khác có người nhập cư gần đây |
Khu vực | Đông Nam Á |
Tổng số người nói | 323.100 (Ethnologue, 2002) |
Dân tộc | Người Chăm |
Phân loại | Nam Đảo |
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Chăm cổ
|
Hệ chữ viết | Chữ Chăm (Việt Nam), Chữ Ả Rập (Campuchia), Chữ Latinh |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Ngôn ngữ thiểu số tại Campuchia và Việt Nam |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:cja – Chăm Tâycjm – Chăm Đônghuq – Tsat |
Glottolog | [1] cham1328[1] [2] |
ELP | Eastern Cham |
Tiếng Chăm hay tiếng Champa (chữ Chăm: ꨌꩌ; chữ Jawi: چم) là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á, và trước đây là ngôn ngữ của Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam [1][3]. Phương ngữ Chăm Tây được nói bởi 220.000 người ở Campuchia và 25.000 người ở Việt Nam; phương ngữ Chăm Đông (Chăm Phan Rang), có khoảng 73.000 người nói ở Việt Nam[4], với tổng số khoảng 320.000 người nói.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Chăm đáng chú ý là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo được chứng thực lâu đời nhất, với bia ký Đông Yên Châu được xác minh có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, điều nay đã chỉ ra người Chăm có lịch sử lâu đời và phong phú từ thời xa xưa. Họ chính là hậu duệ của Vương quốc Champa, một vương quốc hùng mạnh và có ảnh hưởng đã phát triển mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam ngày nay từ khoảng thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 17. Vương quốc Champa có nền văn hóa và ngôn ngữ đặc biệt khiến người Chăm khác biệt với các nước láng giềng.
Vương quốc Champa (192 - 1832)
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Champa đóng một vai trò quan trọng trong thương mại khu vực và trao đổi văn hóa, tương tác với các nền văn minh lân cận như Đế quốc Khmer, Đại Việt (Việt Nam) và các nền văn minh khác. Người Chăm đã phát triển chữ viết riêng của họ, gọi là chữ viết Chăm, được sử dụng để viết chữ khắc và văn bản tôn giáo.
Vương quốc Chămpa càng suy yếu về sau dẫn đến người Chăm càng có xu hướng di dời. Một số di cư sang Campuchia, nơi họ thành lập cộng đồng, trong khi những người khác vẫn ở lại Việt Nam. Ngôn ngữ Chăm trải qua những thay đổi và thích ứng khi người Chăm tương tác với các nền văn hóa trong môi trường mới của họ.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Chăm Tây được sử dụng bởi người Chăm ở Campuchia cũng như các tỉnh lân cận Việt Nam như An Giang và Tây Ninh. Chăm Đông được nói bởi những người Chăm ven biển ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Đồng Nai của Việt Nam. Hai vùng nói tiếng Chăm bị tách biệt cả về địa lý và văn hóa. Người Chăm Tây chủ yếu là theo Hồi giáo (mặc dù một số người ở Campuchia hiện đang tu theo Phật giáo Nguyên thủy), trong khi người Chăm Đông theo cả Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Dân tộc học nói rằng phương ngữ phương Đông và phương Tây không còn dễ hiểu lẫn nhau.
Các ngôn ngữ thuộc nhóm Chăm khác được nói ở Việt Nam là Ra-glai, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, H'roi tức người Hời [a] và tiếng Tsat[5] của một dân tộc thiểu số tại đảo Hải Nam. Tiếng Chăm có liên hệ với các ngôn ngữ Malay-Polynesia khác tại Indonesia, đặc biệt là Người Aceh và Minangkabau, đa số sinh sống tại Indonesia và Malaysia, Madagascar và Philippines.
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo, được 800.000 người ở Việt Nam, 900.000 người ở Campungcham, Campuchia (1993) và một số nhỏ ở Thái Lan và Malaysia sử dụng.
Chữ viết Chăm
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ viết Chăm được sử dụng để viết tiếng Chăm. Bộ chữ cái này bắt nguồn từ chữ Phạn thuộc hệ Brahmi. Trước đây chữ viết Chăm bị hạn chế phát triển, nay được giảng dạy rộng rãi trong các trường của địa phương.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chỉ dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hiện được coi là một bộ phận của người Chăm
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Cham". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [1] “Cham”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong
|chapter-url=
tại ký tự số 51 (trợ giúp) - ^ Đông Chăm, Tây Chăm at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
- ^ Cham. In The Unicode Standard, Version 11.0 (p. 661). Mountain View, CA: Unicode Consortium.
- ^ Tsat at Ethnologue, 18th ed., 2015.
- Aymonier Etienne và Antoine Cabaton (1906). Dictionnaire Cam-Français. Paris: Leroux.
- Blood D. L., & Blood D. (1977). East Cham language. Vietnam data microfiche series, no. VD 51-72. Huntington Beach, Calif: Summer Institute of Linguistics.
- Blood D. L. (1977). A romanization of the Cham language in relation to the Cham script. Vietnam data microfiche series, no. VD51-17. Dallas: Summer Institute of Linguistics.
- Moussay Gerard (1971). Dictionnaire Cam-Vietnamien-Français. Phan Rang: Centre Culturel Cam.
- Thurgood G. (1999). From ancient Cham to modern dialects: two thousand years of language contact and change. Oceanic linguistics special publication, no. 28. Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 0824821319