Bước tới nội dung

Andesit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Andesit
 —  Đá magma  —
Hình ảnh của Andesit
Thành phần
trung tính

Khoáng vật chính: plagiocla (thường andesin) và pyroxen hoặc hornblend
Khoáng vật phụ: magnetit, biotit, sphen, thạch anh

Một mẫu andesit (khối đất nền sẫm màu) với các bọng nhỏ hình hạnh nhân chứa zeolit. Đường kính quan sát là 8 cm.

Andesit là một loại đá magma phun trào có thành phần trung tính, với kiến trúc ẩn tinh đến ban tinh. Về tổng thể, nó là loại đá trung gian giữa bazandacit. Thành phần khoáng vật đặc trưng gồm plagiocla với pyroxen hoặc hornblend. Magnetit, zircon, apatit, ilmenit, biotit, và granat là các khoáng vật phụ thường gặp.[1] Fenspat kiềm có thể có mặt với số lượng nhỏ. Sự phổ biến của tổ hợp fenspat-thạch anh trong andesit và các đá núi lửa khác được minh hoạ trong các biểu đồ QAPF. Hàm lượng tương đối của kiềm và silica được minh hoạ trong biểu đồ TAS.

Việc phân loại andesit có thể được dựa theo các ban tinh phổ biến trong đá. Ví dụ như: gọi là andesit- hornblend, nếu hornblend là khoáng vật phụ chủ yếu.

Andesit có thể xem là dạng tương đương của đá xâm nhập diorit. Các đá andesit mang đặc trưng cho các đới hút chìm ví dụ như rìa phía tây của Nam Mỹ. Tên gọi andesit có nguồn gốc từ dãy núi Andes.

Nguồn gốc của andesit

[sửa | sửa mã nguồn]

Andesit đặc biệt hình thành ở ranh giới mảng hội tụ nhưng cũng có thể gặp ở các môi trường kiến tạo khác. Các đá núi lửa thành phần trung tính được tạo ra qua một vài quá trình:

  1. Nóng chảy peridotitkết tinh phân đoạn
  2. Nóng chảy các trầm tích nằng trong mảng bị hút chìm
  3. Magma trộn lẫn giữa rhyolit felsicbazan mafic trong một bể trung gian trước khi phun trào.

Kết tinh phân đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Để đạt đến thành phần andesit qua kết tinh phân đoạn, mác ma baz phải kết tinh các khoáng vật nhất định sau đó chúng bị loại ra khỏi phần mác ma nóng chảy. Việc loại bỏ này có thể diễn ra theo nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là hình thành các tinh thể. Các khoáng vật đầu tiên kết tinh và bị loại bỏ từ magma bazan là olivinamphibol. Các khoáng vật mafic này bị loại ra khỏi magma hình thành nên các tích tụ mafic. Có bằng chứng địa vật lý từ nhiều cung núi lửa có các lớp tích tụ dày nằm trên bần dưới của vỏ trái đất. Khi các khoáng vật mafic này bị loại bỏ thành phần nóng chảy không còn tính baz nữa. Hàm lượng silica của phần nóng chảy còn lại được làm giàu. Hàm lượng sắt và magnesi bị cạn dần. Vì quá trình này diễn ra liên tục, thành phần nóng chảy thậm chí có thể đạt đến thành phần magma ryolit.

Nóng chảy từng phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗn hợp magma

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blatt, Harvey and Robert J. Tracy, 1996, Petrology, Freeman, ISBN 0-7167-2438-3

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]