Antigua và Barbuda
Antigua và Barbuda
|
|||
---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||
Vị trí của Antigua và Barbuda (xanh) trên thế giới. | |||
Vị trí của Antigua và Barbuda (đỏ) ở vùng Caribe. | |||
Tổng quan | |||
Thủ đô và thành phố lớn nhất | St. John's 17°7′B 61°51′T / 17,117°B 61,85°T | ||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh | ||
Ngôn ngữ bản xứ | Creole Antigua và Barbuda | ||
Sắc tộc (2013) |
| ||
Tôn giáo chính (2011[1]) |
| ||
Tên dân cư |
| ||
Chính trị | |||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến đại nghị đơn nhất | ||
• Quân chủ | Charles III | ||
Sir Rodney Williams | |||
Gaston Browne | |||
Lập pháp | Nghị viện | ||
Thượng viện | |||
• Hạ viện | Hạ viện | ||
Lịch sử | |||
Độc lập | |||
27 tháng 2 năm 1967 | |||
1 tháng 11 năm 1981 | |||
Địa lý | |||
Diện tích | |||
• Tổng cộng | 440 km2 (hạng 181) 170 mi2 | ||
• Mặt nước (%) | không đáng kể | ||
Dân số | |||
• Ước lượng 2020 | 97.895[2] (hạng 184) | ||
• Điều tra 2011 | 81.799 | ||
• Mật độ | 235/km2 (hạng 40) 608,6/mi2 | ||
Kinh tế | |||
GDP (PPP) | Ước lượng 2020 | ||
• Tổng số | 1,8 tỷ đô la Mỹ[3] (hạng 173) | ||
18.655 đô la Mỹ[3] (hạng 69) | |||
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2020 | ||
• Tổng số | 1,4 tỷ đô la Mỹ[3] (hạng 178) | ||
• Bình quân đầu người | 14.159 đô la Mỹ[3] (hạng 51) | ||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Đông Caribe ($ ) / Eastern Caribbean dollar (XCD) | ||
Thông tin khác | |||
FSI? (2020) | 52,1[5] ổn định · hạng 127 | ||
HDI? (2019) | 0,778[6] cao · hạng 78 | ||
Múi giờ | UTC-4 (AST) | ||
Cách ghi ngày tháng | dd-mm-yyyy (ngày-tháng-năm) | ||
Điện thương dụng | 230 V–60 Hz[4] | ||
Giao thông bên | trái | ||
Mã điện thoại | +1-268 | ||
Mã ISO 3166 | AG | ||
Tên miền Internet | .ag | ||
Bản đồ Antigua và Barbuda năm 2013. | |||
Biểu tượng quốc gia | |||
Quốc hoa | Thùa Karatto (Agave karatto)[7] | ||
Quốc thụ | Vân sam Caribe (Bucida buceras)[7] | ||
Quốc điểu | Cốc biển (Fregata magnificens)[7] | ||
Quốc thú |
| ||
Trái cây | Dứa (Ananas comosus)[7] | ||
|
Antigua và Barbuda (/ænˈtiːɡ(w)ə ...
Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda nằm ở phần nam quần đảo Windward trong quần đảo Lesser Antilles.
Antigua là đảo đá vôi. Năm 1493, Columbus trong chuyến đi lần thứ hai của mình đến châu Mỹ đã đến đây và lấy tên giáo đường nổi tiếng "Santa Maria la Antigua de Serille" ở Sevilla trong nước đặt tên cho đảo, mang nghĩa "thánh Maria đức cao vọng trọng ở Sevilla". Do tên gọi dài, trong khi sử dụng thường gọi tắt là "Antigua", có nghĩa là "lâu đời" hoặc "tuổi cao", mang ý biểu thị thánh đường Maria ở Sevilla có từ rất lâu.
Năm 1632, Antigua bị Anh chiếm. Năm 1667, trở thành thuộc địa của Anh. Tháng 2 năm 1967, thực hiện tự trị nội bộ, là thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Barbuda là một đảo san hô. Trên đảo có nhiều heo rừng, gà rừng, nai…, được coi là thiên đường săn bắn. Do vị thế của hai đảo nằm gần xích đạo, cách nhau chỉ 40 km, còn được gọi là "đảo chị em" trong biển Caribbean.
"Antigua và Barbuda" là quốc gia độc lập thứ 32 của châu Mỹ La tinh từ ngày 1 tháng 11 năm 1981.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Các đảo này do Cristoforo Colombo khám phá năm 1492. Thực dân Tây Ban Nha không quan tâm đến các đảo này vì không có nguồn tài nguyên và bắt dân cư ở các đảo này sang quần đảo Đại Antilles để tìm và khai thác vàng.
Năm 1632, thực dân Anh chiếm các đảo này để làm thuộc địa, đưa nô lệ Da đen từ châu Phi sang để phát triển các đồn điền mía. Từ năm 1674, thực dân Anh muốn thực hiện liên kết các đảo này thuộc quyền sở hữu của Anh, nhưng tính đặc thù của mỗi đảo đã cản trở tiến trình sáp nhập này. Liên bang Leeward Islands ra đời năm 1871 nhưng không được chấp nhận.
Năm 1956, Liên bang Antilles thuộc Anh được thành lập nhưng cũng thất bại. Năm 1967, các đảo trong quần đảo Tiểu Antilles thuộc quyền sở hữu của Anh trở thành một nước liên kết với Anh. Năm 1981, các đảo này giành được độc lập và thuộc Khối Liên hiệp Anh. Từ năm 1999, Toàn quyền Beethoven Carlisle đại diện cho Nữ hoàng Anh ở Antigua, đồng thời là phụ tá cho Lester Bryant Bird, người đứng đầu chính phủ.
Quyền hành tập trung ở Antigua, tuy nhiên người dân ở đảo Barbuda phản đối và thường đe dọa đòi li khai.[8]
Chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda theo chính thể Dân chủ nghị viện.
Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Anh, được đại diện bởi Toàn quyền. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng với nhiệm kỳ 5 năm.
Quyền hành pháp thuộc chính phủ trong khi quyền lập pháp được trao cho cả hai chính phủ và Quốc hội. Quốc hội gồm Thượng viện (có 17 ghế gồm các thành viên của chính phủ và các đảng đối lập, và phải được sự chấp thuận của Toàn quyền), và Hạ viện (17 ghế được bầu bằng cách bỏ phiếu) phục vụ năm năm.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda là quốc gia nằm ở khu vực Trung Mỹ, thuộc quần đảo Tiểu Antilles; nằm về phía Đông và Đông Nam đảo Puerto Rico; gồm ba đảo: Antigua (280 km2), Barbuda (160,5 km2) và Redonda (1,5 km2). Các đảo đá vôi này không có nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, đất đai ít màu mỡ và cũng không có dòng sông nào. Các bãi biển đẹp nằm trong miền khí hậu nhiệt đới trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Dân cư phân bố không đồng đều: đảo Redonda không có người ở, đảo Barbuda chỉ có khoảng 2.000 người, phần dân cư còn lại tập trung phần lớn ở thủ đô Saint John's thuộc đảo Antigua.
Lượng mưa trung bình 990 mm (39 in) mỗi năm, nhưng khác nhau giữa các mùa. Nói chung, thời gian ẩm ướt nhất là giữa tháng chín và tháng mười một. Các hòn đảo thường gặp độ ẩm thấp và hạn hán thường xuyên. Các cơn bão tấn công vào trung bình mỗi năm một lần. Nhiệt độ trung bình là 27 °C (80,6 °F), với khoảng từ 23 °C (73,4 °F) vào mùa đông và 30 °C (86 °F) vào mùa hè và mùa thu. Độ ẩm thấp đã làm cho quốc đảo này là một trong những vùng có khí hậu ôn đới nhất trên thế giới.
Khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Khí hậu nhiệt đới, ôn hòa nhờ gió biển. Nhiệt độ giữa các mùa ít thay đổi.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Từ trước năm 1960, nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng mía, nhưng do giá thành cao và đất đai bị xói mòn khiến cho ngành này không thể tồn tại. Hiện nay, du lịch giữ vai trò đáng kể trong kinh tế của đảo quốc này. Ngành dệt và các nhà máy lắp ráp dây chuyền các thiết bị điện tử cũng bị hạn chế. Ngành đánh bắt cá thủ công và nông nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Du lịch thống trị nền kinh tế, chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Quốc đảo này nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng. Hoạt động du lịch yếu từ đầu năm 2000 đã chậm lại nền kinh tế, tuy nhiên, và ép chính phủ vào một góc tài khóa thắt chặt.. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu nội địa. Công nghiệp chủ yếu là tái xuất khẩu dầu mỏ và sản xuất các linh kiện điện tử.
Giáo dục - Y tế
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống giáo dục được tổ chức dựa theo mô hình của Anh. Giáo dục bắt buộc đến năm 16 tuổi. Hầu hết dân cư đều học lên trung học. Các trường công của nhà nước dạy miễn phí, các trường tư thục trực thuộc Giáo hội Thiên chúa giáo. Đảo quốc Antigua và Barbuda có một trường cao đẳng Quốc gia (ở Antigua) đào tạo nghề và các khóa học dự bị cao đẳng. Muốn học đại học phải ra nước ngoài.
Chăm sóc y tế miễn phí. Bệnh viện duy nhất, có đầy đủ trang thiết bị y tế để tiến hành điều trị và phẫu thuật các ca bệnh thông thường, đã bị cơn bão Luis phá hoại vào tháng 9 năm 1995. Những ca đặc biệt thường được chuyển đến đảo Puerto Rico bằng máy bay. Hầu hết người dân Antigua và Barbuda đều có bảo hiểm y tế, ngoài ra chính phủ còn cung cấp chương trình phúc lợi y tế.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda được chia 6 giáo xứ và 2 khu phụ thuộc:
Nhân khẩu và tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda có dân số 86.754, chủ yếu là người dân Tây Phi, người Anh, và gốc Bồ Đào Nha. Sự phân bố dân tộc bao gồm đen hoặc nước da ngâm ngâm chiếm 91%, 4,4% chủng tộc hỗn hợp, người da trắng 1,7%, và 2,9% chủ yếu là người gốc Trung Đông và người châu Á. Hầu hết các người da trắng gốc Ireland hoặc Anh, Kitô giáo là tôn giáo chính của nhóm sắc tộc này. Người gốc Trung Đông đa số là người Ả Rập, và một số lượng nhỏ người châu Á và người Do Thái Sephardic tạo nên phần còn lại của dân số.
Đằng sau sự phục hồi dân số cuối thế kỷ XX và xác định lại vai trò của người Phi-Antigua và Barbuda trong đời sống văn hoá của xã hội là một lịch sử dài của sự của căng thẳng chủng tộc, dân tộc có truyền thống thù ghét va muốn loại trừ người da trắng. Trong khuôn khổ thành lập chế độ thuộc địa bởi người Anh ngay sau khi chiếm Antigua và Barbuda năm 1623, là phân chia sự khác biệt và cẩn thận xếp hạng các nhóm chủng tộc/dân tộc có khả năng nổi lên chống lại sự cai trị của Anh.
Người Bồ Đào Nha ở Antigua và Barbuda có nguồn gốc từ sự di cư của 2.500 người người lao động từ Madeira (một quần đảo của Bồ Đào Nha ở phí Bắc Đại Tây Dương, phía Tây Nam của bán đảo Iberia) giữa 1847 và 1852 vì một nạn đói nghiêm trọng ở đó. Nhiều người gốc Bồ Đào Nha này thành lập các doanh nghiệp nhỏ và gia nhập hàng ngũ của lớp nước da ngâm ngâm. Người Anh cai trị không bao giờ thực sự coi là người Bồ Đào Nha là người da trắng và đã không cho phép họ vào hàng ngũ của người Anh.
Người gốc Trung Đông đã bắt đầu di cư đến Antigua và Barbuda từ đầu thế kỷ XX. Bắt đầu là thương nhân và dân lao động, họ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội Antigua và Barbuda. Mặc dù người gốc Trung Đông đến từ nhiều quốc gia khác nhau, lớn nhất là nhóm người Syria.
Người gốc châu Phi tới Antigua và Barbuda do sự cưỡng bức làm nô lệ, người gốc châu Phi bắt đầu đến Antigua và Barbuda với số lượng lớn trong năm 1670. Rất nhanh chóng, họ đã phát triển thành các nhóm chủng tộc/dân tộc lớn nhất Antigua và Barbuda.
Trong thế kỷ XX, cơ cấu xã hội thuộc địa dần dần bắt đầu được loại bỏ với sự giới thiệu của giáo dục phổ cập và cơ hội kinh tế tốt hơn. Quá trình này cho phép người da đen tăng lên các cấp cao nhất của xã hội và thành lập chính phủ.
Trong thập kỷ 90 vừa qua, người nhập cư từ Cộng hòa Dominica, người nhập cư từ Guyana và Dominica nói tiếng Tây Ban Nha đã được thêm vào sự đa dạng dân tộc ở Antigua và Barbuda. Ngày nay, một tỷ lệ ngày càng lớn dân số Antigua và Barbuda định cư sống ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Canada. Một số ít cư dân Antigua và Barbuda là những người nhập cư từ các nước khác, đặc biệt là từ Dominica, Guyana, Jamaica, và, ngày càng tăng, từ Cộng hòa Dominica, Saint Vincent và Grenadines và Nigeria. Một ước tính khoảng 4.500 công dân Mỹ cũng định cư ở Antigua và Barbuda.
Bảy mươi bốn phần trăm (74%)[9] dân số Antigua và Barbuda là Kitô hữu, trong đó Anh giáo chiếm khoảng 44% là nhóm Kitô lớn nhất lớn nhất. Giáo phái Kitô giáo khác hiện nay là Baptist, Giáo hội Trưởng Lão (Cơ Đốc) và Công giáo Rôma.
Các tôn giáo ngoài Kitô giáo bao gồm phong trào Rastafari, Hồi giáo, Do Thái giáo và đạo Baha'i.
Chương trình đầu tư để lấy quốc tịch
[sửa | sửa mã nguồn]Antigua và Barbuda đưa ra chương trình đầu tư để lấy quốc tịch (CIP:citizenship-by-investment programme) vào cuối năm 2013, $400,000 đầu tư bất động sản hay $200,000 tặng cho một cơ quan từ thiện. Phan Văn Anh Vũ là một trong những người Việt có thêm quốc tịch này.[10]
Chương trình Quốc tịch của Antigua và Barbuda đã được chính phủ gia hạn đến 31/10/2019 với số tiền đầu tư là 100,000 USD cho gia đình 4 người và 125,000 USD cho gia đình 5 người trở lên (người thứ 5 sẽ đóng thêm khoản phí 15,000 USD).
Khi sở hữu quốc tịch Antigua, công dân Antigua đi lại 132 quốc gia không cần visa, bao gồm Anh, Châu Âu, Hàn Quốc. Hồng Kông, Singapore....
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The World Factbook – Central America:: Antigua and Barbuda”. cia.gov. Central Intelligence Agency.
- ^ “Statistics Division >”. statistics.gov.ag. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
- ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2020”. IMF.org. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
- ^ “IEC - World Plugs: List view by location” (bằng tiếng Anh). Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Fragile States Index 2020” (bằng tiếng Anh). Fund for Peace và The New Humanitarian. ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
- ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
- ^ a b c d e f Chính phủ Antigua và Barbuda. “Our National Symbols” (bằng tiếng Anh). Website chính thức của Chính phủ Antigua và Barbuda. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.}
- ^ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30687&cn_id=233235[liên kết hỏng]
- ^ “Antigua and Barbuda: International Religious Freedom Report 2006”. ngày 15 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2007.
- ^ Where is the cheapest place to buy citizenship?, BBC, 4.6.2014
Tư liệu liên quan tới Antigua and Barbuda tại Wikimedia Commons
- Bài viết có bản mẫu Hatnote trỏ đến một trang không tồn tại
- Antigua và Barbuda
- Vương quốc Thịnh vượng chung
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh
- Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Mỹ
- Quốc gia vùng Caribe
- Quốc gia Bắc Mỹ
- Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
- Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
- Quần đảo Leeward thuộc Anh
- Cựu thuộc địa ở Bắc Mỹ
- Quốc gia thành viên Cộng đồng Caribe