Bước tới nội dung

Bisnovat R-4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bisnovat R-4
{{{name}}}
{{{name}}}
Dữ liệu cơ bản
Chức năng tên lửa không đối không
Hãng sản xuất Bisnovat
Giá thànhN/A
Bay lần đầu tiên1959
Bắt đầu phục vụ 1963

Bisnovat R-4 (Sau này là Molniya) (tên ký hiệu của NATO AA-5 'Ash') là một loại tên lửa không đối không tầm xa được phát triển sớm nhất của Liên Xô, vào lúc đầu nó được gọi với tên gọi K-80 hay R-80.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát triển R-4 bắt đầu vào năm 1959, bắt đầu trang bị chính thức vào năm 1963. Nó được sử dụng chủ yếu trên máy bay đánh chặn Tu-128, tương thích với radar RP-S Smerch ('Tornado') của Tu-128, mặc dù một số báo cáo đề xuất là MiG-25 mang nó thì tốt hơn.

Giống như nhiều vũ khí của Liên Xô, nó được làm cho cả hai lựa chọn, radar dẫn đường bán chủ động SARH (R-4R) và dẫn đường bằng tia hồng ngoại IR (R-4T). Theo học thuyết của Liên Xô, họ sẽ sử dụng cả hai phiên bản tên lửa SARH/IR để tăng lợi thế cho trân chiến. Mục tiêu bay trên độ cao từ 8 đến 21 km, tên lửa có thể nhắm bắn từ một máy bay phía dưới mục tiêu 8 km.

Vào năm 1973, nó được hiện đại hóa thành mẫu R-4MR (SARH) / MT (IR), hạ thấp độ cao tối thiểu đến mục tiêu (0.5–1 km), được cải thiện hệ thống tìm kiếm và tương thích với radar nâng cấp RP-SM Smerch.

R-4T (cặp bên trong) và R-4R (cặp bên ngoài) dưới cánh Tu-128

R-4T (cặp bên trong) và R-4R (cặp bên ngoài) được mang dưới cánh của máy bay đánh chặn Tu-128. R-4 phục vụ đến cuối những năm 1980, nó về hưu cùng với Tu-128 sau khi kết thúc chiến tranh Lạnhsự sụp đổ của Liên Xô.

Thông số kỹ thuật (R-4T / R-4R)

[sửa | sửa mã nguồn]
AA-5
  • Chiều dài: (R-4T) 5.2 m (17 ft 1 in); (R-4R) 5.45 m (ft in).
  • Sải cánh: 1300 mm (4 ft 3 in).
  • Đường kính: 310 mm (12.2 in).
  • Trọng lượng: (R-4T) 480 kg (lb); (R-4R) 492.5 kg (lb).
  • Vận tốc: Mach 1,6.
  • Tầm bay: (R-4T) 2–15 km (9.35 mi); (R-4R) 2–25 km.
  • Hệ thống dẫn đường: (R-4T) hồng ngoại; (R-4R) radar bán chủ động.
  • Đầu nổ: 53 kg (lb) chất nổ mạnh.
  • Động cơ: moto dùng nhiên liệu rắn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Các loại tên lửa không đối không của Nga
AA-1 'Alkali' - AA-2 'Atoll' - AA-3 'Anab' - AA-4 'Awl' - AA-5 'Ash' - AA-6 'Acrid' - AA-7 'Apex' - AA-8 'Aphid' - AA-9 'Amos' - AA-10 'Alamo' - AA-11 'Archer' - AA-12 'Adder' - AA-X-13 'Arrow'