Bước tới nội dung

Công viên 30 tháng 4

10°46′43″B 106°41′50″Đ / 10,7786°B 106,6971°Đ / 10.7786; 106.6971
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công viên 30 tháng 4
Công viên 30/4, nhìn từ dinh Độc Lập
Map
Bản đồ
Công viên 30 tháng 4 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Công viên 30 tháng 4
Vị tríPhường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°46′43″B 106°41′50″Đ / 10,7786°B 106,6971°Đ / 10.7786; 106.6971
Diện tích3,5 ha
Tình trạngĐang hoạt động

Công viên 30 tháng 4 là một công viên ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thuộc địa phận Quận 1, đối diện Dinh Độc Lập, sau lưng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

Công viên gồm 4 ô đất hình chữ nhật do bị chia làm 4 bởi đường Lê Duẩnđường Pasteur chạy xuyên qua, tổng diện tích mặt bằng 3,5 ha, trong đó cây xanh 2,5 ha.[1]. 4 phía công viên là các con đường gồm Hàn Thuyên, Alexandre de Rhodes, Phạm Ngọc ThạchNam Kỳ Khởi Nghĩa. Cặp đôi đường Hàn Thuyên và đường Alexandre de Rhodes như để vinh danh 2 nhân vật có công lao phát triển, truyền bá chữ Nômchữ Quốc ngữ ở Việt Nam.[2] Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, công viên 30/4 sẽ kết nối với tuyến số 4 Thạnh Xuân - Khu đô thị Hiệp Phước tại ga Nam Kỳ Khởi Nghĩa.[3]

Góc công viên 30/4 gần Nhà thờ Đức Bà là nơi mà nhiều người dân thường trải giấy báo để ngồi rồi thưởng thức cà phê đựng trong ly nhựa của những người bán hàng rong, không có bàn ghế hay cửa hàng. Sở thích này được gọi là "cà phê bệt" mà các phương tiện truyền thông lớn đã giới thiệu, quảng bá.[4][5]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mậu Trường (ngày 16 tháng 12 năm 2014). “Hơn 23 tỉ đồng nâng cấp công viên trung tâm TPHCM”. Tuổi Trẻ Online.
  2. ^ Lê Văn Nghĩa (ngày 22 tháng 10 năm 2017). “NHững con đường người lịch sử”. Pháp Luật Online.
  3. ^ “Dự án kêu gọi đầu tư” (PDF). Sở Giao thông Vận tải TPHCM. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ Nhóm PV (ngày 31 tháng 7 năm 2017). “Khám phá văn hóa cà phê bệt độc đáo ở TPHCM”. VTV.
  5. ^ Huy Phương (ngày 6 tháng 5 năm 2016). “Cà phê bệt - một nét độc đáo thú vị ở Sài Gòn”. VOV.