Cộng hòa Ragusa
Cộng hòa Ragusa1
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
1358–1807 | |||||||||
Tiêu ngữ: tiếng Latinh: Non bene pro toto libertas venditur auro tiếng Croatia: Sloboda se ne prodaje za sve zlato svijeta tiếng Ý: La libertà non si vende nemmeno per tutto l'oro del mondo "Tự do không thể đánh đổi lấy đống vàng trên thế giới" | |||||||||
Biên giới của nước Cộng hòa Ragusa từ năm 1426 | |||||||||
Tổng quan | |||||||||
Vị thế | Chư hầu của Vương quốc Hungary (1358–1458), Đế quốc Ottoman (1458–1684), Quân chủ Habsburg (1684–1804), và Đế quốc Pháp thứ nhất (1806–1807) | ||||||||
Thủ đô | Ragusa (Dubrovnik) 42°39′B 18°04′Đ / 42,65°B 18,067°Đ | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Latinh cho đến năm 1492 và sau là tiếng Ý làm ngôn ngữ chính thức. Tiếng Croatia và Dalmatia làm ngôn ngữ nói[1] | ||||||||
Tôn giáo chính | Công giáo La Mã | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||||||
Knez ("Vương công"), hay Rector được bầu chọn | |||||||||
Lịch sử | |||||||||
Thời kỳ | Phục Hưng | ||||||||
• Thành phố được thành lập | 614 | ||||||||
• Thành lập | 1358 | ||||||||
1205 | |||||||||
27 tháng 6, 1358 | |||||||||
• Chư hầu của Ottoman | từ năm 1458 | ||||||||
từ năm 1684 | |||||||||
26 tháng 5 năm 1806 | |||||||||
9 tháng 7 1807 | |||||||||
Địa lý | |||||||||
Diện tích | |||||||||
• 1808 (?) | 1.500 km2 (579 mi2) | ||||||||
Dân số | |||||||||
• 1808 (?) | 30000 | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Ragusa perpera và số khác | ||||||||
| |||||||||
Hiện nay là một phần của | Croatia |
Cộng hòa Ragusa, hay Cộng hòa Dubrovnik,[2][3] là một nước cộng hòa hàng hải đặt tại trung tâm thành phố Dubrovnik (Ragusa trong tiếng Ý và Latinh) ở Dalmatia (ngày nay là vùng cực nam Croatia hiện tại) đã tồn tại từ năm 1358 đến 1808. Ragusa đã đạt đến đỉnh cao trong thương mại vào thế kỷ 15 và 16 dưới sự bảo hộ của Đế quốc Ottoman, trước khi bị Đế quốc Pháp của Napoléon chinh phục vào năm 1808. Dân số của nước cộng hòa vào khoảng 30.000 người, gồm 5.000 người sinh sống trong các bức tường thành phố.[4] Ragusa đã để lại khẩu hiệu Non bene pro toto libertas venditur auro (tiếng Latinh nghĩa là "Tự do không thể đổi lấy đống vàng").[5]
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Cái tên nguyên thủy là Communitas Ragusina (tiếng Latinh nghĩa là "thành phố tự trị Ragusa" hay "cộng đồng"), vào thế kỷ 14 nó đã được đổi tên thành Respublica Ragusina, lần đầu tiên được đề cập vào năm 1385,[6] (tiếng Latinh nghĩa là Cộng hòa Ragusa). Trong tiếng Ý gọi là Repubblica di Ragusa và trong tiếng Croatia thì gọi là Dubrovačka Republika (phát âm tiếng Croatia: [dǔbroʋat͡ʃkaː repǔblika]). Tên gọi Ragusa đã chứa gốc gác của những người dân chạy trốn xứ Epidaurus ở Illyria, vốn bị phá hủy vào thế kỷ 6 và nó đã được sử dụng lại vào thời kỳ trong lịch sử khu vực này.[7]
Tên gọi Dubrovnik trong tiếng Croatia bắt nguồn từ chữ dubrava có nghĩa là một lùm cây sồi; dựa theo một từ nguyên học dân gian kỳ lạ, người Thổ Nhĩ Kỳ đã đổi thành Dobro-Venedik nghĩa là Venezia-Tốt. Nó được đưa vào sử dụng cùng với Ragusa sớm nhất là vào thế kỷ 14.[8] Cái tên Ragusa trong tiếng Latinh, Ý và Dalmatia bắt nguồn từ Lausa (từ chữ Hy Lạp ξαυ: xau, "vách đứng"); rồi sau lại đổi thành Rausium (Appendini nói rằng tới sau năm 1100, vùng biển sẽ dời qua chỗ mà nay là Ragusa nếu như vậy, nó chỉ có thể nằm tại Placa hoặc Stradun) hoặc Rausia (ngay cả Lavusa, Labusa, Raugia và Rachusa) và cuối cùng là Ragusa.
Lãnh thổ
[sửa | sửa mã nguồn]Cộng hòa Ragusa cai trị một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam Dalmatia – biên giới cuối cùng của nó được hình thành vào năm 1426[9] – bao gồm vùng bờ biển lục địa từ Neum đến bán đảo Prevlaka cũng như bán đảo Peljesac và các đảo Lastovo và Mljet, cũng như một số đảo nhỏ bên Lastovo và Dubrovnik như Koločep, Lopud và Sipan. Vào thế kỷ 15 nước cộng hòa Ragusa cũng đánh chiếm một số đảo như Korčula, Brač và Hvar được khoảng tám năm. Tuy nhiên họ đã phải từ bỏ do sự kháng cự của giới quý tộc nhỏ tại địa phương tỏ ra có thiện cảm với Venezia đã cấp cho họ một số đặc quyền.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố được thành lập vào thế kỷ 7[10] (khoảng năm 614) sau khi những toán quân Avar và Slav phá hủy thành phố La Mã Epidaurum mà nay là Cavtat. Một số những người sống sót di chuyển 25 km (16 dặm) về phía bắc đến một hòn đảo nhỏ gần bờ biển nơi họ thành lập một khu định cư mới mang tên Lausa. Nó được cho là một cuộc tấn công thứ hai của người Slav vào năm 656 dẫn đến kết quả là Epidaurum bị hủy diệt hoàn toàn.[10] Epidaurum trước đó đã bị người Goth phá hủy vào năm 265 và theo nhà văn người Anh John Gardner Wilkinson, "Rausium (Ragusa) có thể được thành lập rất lâu trước khi Epidaurus cuối cùng bị phá hủy, và sự bùng nổ của các giống man tộc khác nhau vào thế kỷ thứ ba và tiếp theo đã dẫn đến việc thành lập ban đầu của nơi ẩn náu này".[11]
Những người tị nạn từ Epidaurum của Đế quốc La Mã đã xây dựng nên khu định cư mới của họ trên hòn đảo nhỏ (một số nguồn sử liệu cho là bán đảo) của Lausa ngoài khơi bờ biển trong khi các nhóm dân cư khác (chủ yếu là người Croatia) định cư dọc theo bờ biển trong những thế kỷ sau, trực tiếp ngang qua kênh hẹp và đặt tên cho khu định cư mới của họ là Dubrovnik. Ban đầu các nhóm dân cư tỏ ra nghi ngờ lẫn nhau. Theo thời gian họ gần gũi hơn và cuối cùng vào thế kỷ 12, cả hai khu định cư đều được sáp nhập. Vùng kênh rạch đã chia tách thành phố được lấp kín tạo nên những khu phố chính còn lại đến ngày nay (gọi là Stradun) trở thành trung tâm thành phố. Như vậy, Dubrovnik đã trở thành tên gọi Slav cho một thị trấn thống nhất.[9]
Những thế kỷ đầu tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Người Saracen đã tiến hành vây hãm Dubrovnik vào năm 866 và 867; cuộc bao vây kéo dài mười lăm tháng và buộc phải chấm dứt do sự can thiệp của Hoàng đế Đông La Mã Basil xứ Macedonia bằng cách điều động một hạm đội dưới quyền chỉ huy của tướng Niketas Oryphas đến giải vây.[12] Với sự suy yếu của Byzantium, Venezia bắt đầu nhận thấy Ragusa như một đối thủ cần phải được đặt dưới sự kiểm soát của mình, nhưng nỗ lực để chinh phục thành phố vấp phải thất bại vào năm 948. Các công dân của thành phố đã cho thắng lợi này là nhờ sự hiển linh của Thánh Blaise (tiếng Croatia: Sveti Vlaho), người mà họ chọn làm vị thánh bảo trợ của Ragusa.[13] Ragusa trong những thế kỷ đầu thời Trung Cổ là một hòn đảo có dân cư gốc Illyria bị Latinh hóa chỉ nói thứ tiếng Dalmatia Roman của riêng mình.[14]
Năm 1050, vua Croatia là Stjepan I, người cai trị Croatia và Dalmatia, đã ban vùng đất dọc theo bờ biển giúp ranh giới của Ragusa được mở rộng tới Zaton, 16 km (10 mi) (10 dặm) về phía bắc của thành phố lúc ban đầu, giao cho nước cộng hòa quyền kiểm soát nguồn cung cấp nước ngọt hiện lên từ một dòng suối ở đầu lạch Ombla.[13] Sự ban ơn của Stjepan còn bao gồm cảng Gruž, mà bây giờ là cảng thương mại cho Dubrovnik.[13] Vào thế kỷ 12, Dubrovnik và khu vực xung quanh đã được mô tả trong tác phẩm của nhà địa lý Ả Rập nổi tiếng Muhammad al-Idrisi. Trong tác phẩm của mình, ông có nhắc đến Dubrovnik như là thành phố cực nam của Croatia.[15][16][17] Năm 1191, giới thương gia của thành phố đã được Hoàng đế Isaac II Angelos cấp quyền thương mại tự do ở Byzantium. Đặc quyền tương tự cũng giành được một vài năm trước đó từ Serbia (1186) và từ Bosnia (1189). Điều lệ của Ban Kulin xứ Bosnia cũng là tài liệu chính thức đầu tiên mà thành phố được gọi là Dubrovnik.[9]
Thời kỳ nội thuộc Venezia
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1205 khi nước Cộng hòa Venezia đem quân xâm chiếm Dalmatia với lực lượng của cuộc Thập tự chinh thứ tư, Ragusa đã buộc phải trả một cống nạp và trở thành một nguồn cung cấp nguyên liệu cho Venezia (da, sáp, bạc và các kim loại khác). Venezia đã sử dụng thành phố này làm thành căn cứ hải quân của mình ở miền nam biển Adriatic. Không giống như Zadar, chẳng có nhiều xích mích giữa Ragusa và Venezia là vì thành phố vẫn chưa bắt đầu để cạnh tranh như một hãng vận tải hay thế trong thương mại giữa phương Đông và phương Tây; Ngoài ra, thành phố giữ lại hầu hết nền độc lập của mình. Tuy vậy người dân nơi đây lại phẫn nộ vì những khoản cống nạp ngày càng gia tăng và lòng căm thù truyền kiếp giữa Ragusa và Venezia bắt đầu lớn dần.[18]
Vào giữa thế kỷ thứ mười ba đảo Lastovo đã được thêm vào lãnh thổ ban đầu. Sau đó, vào năm 1333, bán đảo Peljesac và Dubrovacko primorje được mua lại từ Serbia[9] với phúc lành của Bosnia; đảo Mljet bị chiếm vào năm 1345. Vào tháng 1 năm 1348, Cái Chết Đen đến viếng thăm thành phố này.[19]
Độc lập và khai sinh nền Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]Chiếu theo Hiệp ước Zadar vào năm 1358 thì Venezia bị buộc phải chuyển giao tất cả yêu sách lại cho Dalmatia, thành phố chấp nhận quyền bá chủ ôn hòa của vua Louis I nước Hungary. Ngày 27 tháng 6 năm 1358, thỏa thuận cuối cùng đã đạt được tại [[Visegrád giữa Louis và Tổng Giám mục Ivan Saraka. Thành phố công nhận chủ quyền của Hungary, nhưng giới quý tộc địa phương vẫn tiếp tục cai trị với rất ít can thiệp từ Buda. Cộng hòa Ragusa được lợi từ quyền bá chủ của vua Louis nước Hungary, mà vương quốc này không phải là một cường quốc hải quân do đó họ sẽ có ít xung đột lợi ích hơn.[20] Viên rector[21] Venezia cuối cùng rời khỏi với tâm trạng vội vàng.[22]
Năm 1399, thành phố có được khu vực giữa Ragusa và Pelješac gọi là Primorje. Một cuộc chiến ngắn ngủi với Bosnia vào năm 1403 đã kết thúc bằng việc quân Bosnia rút lui. Từ năm 1419 đến năm 1426, vùng Konavle phía nam Astarea, bao gồm cả thành phố Cavtat đã được bổ sung vào số thuộc địa của nước cộng hòa.[9] Vào nửa đầu của thế kỷ 15 Hồng y Ivan Stojković (Johannes de Carvatia) đã tích cực ở Dubrovnik trong vai trò là một nhà cải cách Giáo hội và nhà văn nổi tiếng.
Thời kỳ nội thuộc Ottoman
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1458, nước Cộng hòa đã ký một hiệp ước với Đế quốc Ottoman biến nó trở thành một nước triều cống của Sultan. Ngoài ra, họ còn buộc phải gửi một viên sứ giả tới Constantinopolis vào ngày 1 tháng 11 hàng năm để giao nộp cống phẩm.[23] Khi thành phố phải dựa vào sự bảo hộ của Ottoman vào năm 1481 thì họ phải trả số tiền cống nạp lên tới 12.500 ducat. Tuy vậy đối với tất cả các mục đích khác thì Ragusa hầu như vẫn giữ được nền độc lập của mình. Nó có thể gia nhập vào các mối quan hệ với các cường quốc hải ngoại và thực hiện các điều ước với họ, và các đoàn tàu nhổ neo dưới lá cờ riêng của mình. Là một chư hầu của Ottoman nên còn được trao quyền đặc biệt trong thương mại mở rộng trong đế quốc. Ragusa xử lý việc buôn bán trên vùng biển Adriatic nhân danh Ottoman, còn các thương gia của nước này lại được miễn giảm thuế đặc biệt và các lợi ích thương mại từ Porte. Ragusa còn điều hành các thuộc địa vốn được hưởng quyền lực xuyên biên giới ở các thành phố lớn của Ottoman.[24]
Giới thương nhân từ Ragusa thể tiến vào biển Đen vốn vẫn hạn chế thương thuyền không phải Ottoman. Họ trả ít thuế quan hơn so với thương nhân nước ngoài khác và thị quốc được hưởng hỗ trợ ngoại giao của chính quyền Ottoman trong các tranh chấp thương mại với Venezia.[25] Về phần mình, Ottoman vẫn coi Ragusa như một hải cảng quan trọng chính yếu. Xét cho cùng thì hầu như tuyến giao thông giữa Firenze và Bursa (một cảng của Ottoman ở phía tây bắc Anatolia) đều phải được tiến hành thông qua Ragusa. Hàng hóa Firenze sẽ rời các cảng Pesaro, Fano hoặc Ancona của Ý để tới Ragusa. Rồi từ chỗ đó họ sẽ chuyển sang tuyến đường bộ Bosnasaray (Sarajevo)–Novibazar–Skopje–Plovdiv–Edirne.[26]
Khi vào những năm cuối thế kỷ 16, Ragusa đã lấy đội thương thuyền của mình nhượng lại cho Đế quốc Tây Ban Nha, với điều kiện là được tham gia vào những cuộc mạo hiểm quân sự của Tây Ban Nha vốn không ảnh hưởng đến lợi ích của Đế quốc Ottoman, sau này đành phải chấp nhận tình hình như thương mại của Ragusa được phép nhập khẩu hàng hóa từ các nước mà Đế quốc Ottoman đang có chiến tranh.[25] Cùng với Anh, Tây Ban Nha và Genova, Ragusa là một trong những đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất của Venezia vào thế kỷ 15 trên tất cả các vùng biển, ngay cả Adriatic. Nhờ gần với các khu rừng sồi phong phú của Gargano mà Ragusa đã có thể tham gia đấu giá hàng hóa đi từ Venezia.[18]
Trung lập và suy tàn
[sửa | sửa mã nguồn]Nhờ những phát kiến địa lý vĩ đại của Bồ Đào Nha giúp mở ra các tuyến đường biển mới, mà việc buôn bán gia vị không còn đi qua vùng biển Địa Trung Hải. Hơn nữa, sự kiện phát hiện ra châu Mỹ đã bắt đầu một cuộc khủng hoảng trong vận chuyển hàng hóa qua Địa Trung Hải. Và cũng là khởi đầu cho sự suy tàn của cả hai nước Cộng hòa Venezia và Ragusa. Vua Charles VIII của Pháp đã cấp quyền thương mại cho người Ragusa vào năm 1497. Các quyền này cũng được Louis XII cấp vào năm 1502. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 16, lãnh sự của Ragusa có mặt ở Pháp trong khi các đối tác Pháp của họ thì được gửi đến Ragusa. Những nhân vật Ragusa nổi tiếng ở Pháp trong giai đoạn này bao gồm các chức sắc như Simon Benessa, Lovro Gigants, D. Bondić, Ivan Cvletković, Đại úy Ivan Florio, Petar Lukarić, Serafin Gucetić, Luka Sorkočević. Giới quý tộc Ragusa còn được đại diện tại Đại học Sorbonne ở Paris vào thời điểm này.
Số phận của Ragusa gắn liền với Đế quốc Ottoman. Ragusa và Venezia còn trợ giúp về mặt kỹ thuật cho liên minh Calicut–Gujarat của Ottoman–Ai Cập–Zamorin đã bị người Bồ Đào Nha đánh bại trong trận Diu ở Ấn Độ Dương vào năm 1509. Ngày 6 tháng 4 năm 1667, một trận động đất kinh hoàng xảy ra và giết chết hơn 5.000 người dân, gồm nhiều patrikios và viên Rector (tiếng Croatia: Knez) Šišmundo Getaldić. Trận động đất cũng san bằng hầu hết các công trình công cộng của thành phố, chỉ riêng dãy tường thành bên ngoài là còn nguyên vẹn. Những công trình mang phong cách Gothic và Phục Hưng bao gồm cung điện, nhà thờ và tu viện đều bị phá hủy hoàn toàn. Trong số các công trình công cộng lớn của thành phố chỉ duy nhất Cung điện Sponza và phần phía trước của Dinh Rector tại Quảng trường Luza là còn tồn tại. Dần dần thành phố được xây dựng lại theo phong cách Baroque khiêm tốn hơn. Với nỗ lực tuyệt vời Ragusa khôi phục được một chút, nhưng vẫn còn mang dấu ấn của nước Cộng Hòa cũ.
Năm 1677, hai viên sứ giả là Marin Kaboga (1630-1692)[27] và Nikola Bunić (1635-1678) đến Constantinopolis vì có linh cảm về các mối đe dọa sắp xảy đến cho Ragusa: sự kỳ vọng sáp nhập Ragusa vào Đế quốc Ottoman của Kara-Mustafa. Quan Tể tướng rất ấn tượng trước khả năng mà Marin đã trổ tài thuyết phục mình nên từ bỏ ý định này đi nhưng không thành công, thay vào đó ông lại bị tống giam vào ngục. Mãi đến năm 1683 khi Kara-Mustafa tử trận trong các cuộc tấn công vào Vienna thì Marin mới được sớm trả tự do quay trở về Ragusa. Năm 1684, nhóm sứ giả đã nối lại thỏa thuận được ký kết ở Visegrad vào năm 1358 và chấp nhận chủ quyền của Habsburg trong vai trò là Vua Hungary trên toàn cõi Ragusa, với thuế hàng năm là 500 ducat. Đồng thời Ragusa tiếp tục công nhận chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ; vốn chẳng phải là điều bất thường gì trong những ngày này. Sau này những cơ hội lớn hơn đã mở ra cho tàu thuyền của Ragusa tại các cảng dọc theo bờ biển Dalmatia mà họ neo đâu thường xuyên. Năm 1683, người Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh bại trong trận Kahlenberg bên ngoài Vienna. Thống chế quân đội Áo là một người Ragusa tên Frano Đivo Gundulić. Theo Hiệp ước Karlowitz năm 1699, Đế quốc Ottoman nhượng lại tất cả các xứ Hungary, Transylvania, Slavonia, Dalmatia và Podolia cho kẻ chiến thắng là nhà Habsburg, Venezia và Ba Lan.
Đế quốc Ottoman từ nay không còn là mối hiểm họa cho châu Âu Thiên Chúa giáo. Sau này, Venezia đánh chiếm một phần diện tích đất liền của Ragusa và tiến đến gần biên giới của nước này. Họ đã để lộ ra mối đe dọa vây quanh hoàn toàn và cắt đứt tuyến thương mại nội địa của Ragusa. Nhận thấy mối nguy hiểm này và dự đoán sự thất bại của người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1684 mà Ragusa đã phái sứ giả tới triều đình của Hoàng đế Leopold ở Vienna, hy vọng rằng quân đội Áo sẽ đánh chiếm Bosnia. May mắn thay cho nước Cộng hòa, người Ottoman vẫn giữ lại quyền kiểm soát vùng nội địa của họ. Thông qua hòa ước ngày 26 tháng 1 năm 1699, Cộng hòa Ragusa đã nhường lại những vùng đất dọc bờ biển của mình cho Đế quốc Ottoman để Cộng hòa Venezia không thể nào tấn công từ trên đất liền mà chỉ có thể uy hiếp từ trên mặt biển. Một trong số đó, tuyến biên giới trên đất liền phía tây bắc với thị trấn nhỏ Neum, mà hiện nay là cửa sông của Bosnia và Herzegovina ngày nay đổ ra biển Adriatic. Ngôi làng biên giới đông nam Sutorina sau này trở thành một phần của Montenegro có bờ biển đến tận phía nam. Ragusa vẫn tiếp tục chính sách trung lập chặt chẽ trong cuộc chiến tranh Kế vị Áo (1740–1748) và trong chiến tranh Bảy năm (1756–1763). Năm 1783 Hội đồng Ragusa không trả lời các đề xuất do đại diện ngoại giao của họ ở Paris là Frano Favi đưa ra là nên thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, mặc dù người Mỹ đồng ý cho phép tàu thuyền của Ragusa được tự do thông thương.
Thời kỳ Pháp chiếm đóng
[sửa | sửa mã nguồn]Những năm đầu tiên của cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp (1792–1802) chính là thời kỳ thịnh vượng nhất của Ragusa. Lá quốc kỳ Thánh Blaise mang tính trung lập, nước Cộng hòa đã trở thành một trong những hãng chuyên chở của Địa Trung Hải. Việc phong toả Lục địa là tính mệnh của Ragusa và trước sự trỗi dậy của Lissa được coi là ngành công nghiệp của Anh đã bị tống cổ ra khỏi các cảng của Pháp, Ý, Hà Lan và Đức, lại tự mình mở đường tìm đến trung tâm của châu Âu thông qua Saloniki và Ragusa. Tuy quốc gia này đã thoát khỏi người Thổ Nhĩ Kỳ rất khéo léo, từng sống sót qua các Đế quốc Hy Lạp và Serbia cũng như Cộng hòa Venezia, nhưng lại không thể đứng vững trong cuộc tranh đoạt khủng khiếp bao gồm cả những biện pháp cực đoan của châu Âu trong phạm vi của nó. Những người ủng hộ chế độ cộng hoà nhân từ của Pháp đều tỏ ý muốn kết thân với tất cả các nước cộng hòa khác; ngay đến cả Napoléon khi đã lên ngôi Hoàng đế nước Pháp cũng không dám khinh thường nước Cộng hòa Ragusa nhỏ bé này.
Tuy nhiên từ sau Trận Austerlitz năm 1805 và các hậu quả của Hiệp ước Pressburg, đã buộc Áo phải giao lại xứ Dalmatia cho Pháp, Ragusa được đặt trong một tình thế khó xử mới lạ. Kotor còn đang nằm trong tay Venezia chống lại Ottoman, là nơi có thể tiếp cận được tới Venezia, vốn là cường quốc hải quân. Nhưng trong khi Pháp đang chiếm giữ lãnh địa trên đất liền thì Vương quốc Anh và Nga lại nắm giữ mặt biển; và trong lúc Pháp điều quân của mình từ Austerlitz tới Dalmatia, bảy chiếc tàu chiến tuyến của Nga kịp thời tiến vào Vịnh Kotor và đổ bộ khoảng 6.000 quân cộng với sự hỗ trợ về sau của 16.000 quân Montenegro dưới quyền Petar I Petrović-Njegoš. Khoảng 5.000 quân dưới quyền Thống chế Gabriel Jean Joseph Molitor đã mau chóng tiến về phía nam và chiếm lấy các thuộc địa ven biển, một trong số đó là những pháo đài xứ Dalmatia, quân Nga liền gây sức ép lên các nghị sĩ của Ragusa để cho phép họ chiếm đóng thành phố này, vì nó là một pháo đài quan trọng nên phía Nga đã dự đoán là quân Pháp có thể ngăn chặn sự tiến quân đến tận Kotor. Thống chế Gabriel Molitor hơi thừa thải trong lời tuyên bố đầy thiện ý được gởi tới Kotor, cam kết long trọng rằng phía Pháp sẽ tôn trọng sự toàn vẹn của nước Cộng hòa Ragusa.
Bị đặt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, các thượng nghị sĩ Ragusa đã không chuẩn bị kịp thời cho một biện pháp khắc phục. Đa số đều đồng ý mở cửa cho quân Nga vào nhưng dư âm của trận Austerlitz đã lan truyền tới đây, một hành động như vậy có thể đẩy họ vào tình thế thù địch với Napoléon, lúc này đang ở trên đỉnh cao của tham vọng và sức mạnh quân sự của mình. Vì vậy việc chiếm đóng thành phố được bàn giao cho quân Pháp dưới quyền Tướng Jacques Lauriston. Không lâu sau đó, quân Nga đã chuyển đến bao vây thành phố cùng với 16.000 quân Montenegro. Đây được coi là cuộc đối đầu đẫm máu nhất kể từ khi người Hung và Avar xâm chiếm Aquileia. Quân đội Montenegro được trang bị đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn của quân Nga, nhưng các sĩ quan và tướng lĩnh trong quân đội thì khá ghét người Ragusa vì sự phản bội Montenegro của họ dưới thời cai trị của Šćepan Mali. Do đó cuộc vây hãm được bắt đầu bằng việc đốt phá và cướp bóc những khu vực lân cận gây không ít tổn thất nghiêm trọng cho số phận mỏng manh của nước Cộng hòa.
Thành phố đang trong tình cảnh hết sức khó khăn thì Tướng Gabriel Molitor đã lên tiếng kêu gọi người Dalmatia đứng lên đánh đuổi người Nga và Montenegro, đáp lại là một phản ứng yếu ớt, chỉ có ba trăm người chịu gia nhập dưới trướng của ông; nhưng viên tướng này bổng dưng nghĩ ra một mưu kế đánh lừa quân địch. Trước tiên ông cho gửi một lá thư bí mật đến chỗ Tướng Lauriston ở Ragusa, loan báo rằng ông sắp sửa đến giải vây vậy với một lực lượng lính Dalmatia đủ sức áp đảo người Nga và số đông quân Montenegro; bức thư này theo như Molitor dự định đã bị quân Nga đang vây hãm bắt được và tin tưởng. Với số quân được phân tán thưa thớt, Molitor giờ đây tiến quân về Ragusa và đổi hướng về vị trí của quân Montenegro ở thung lũng phía sau, dọa sẽ bao vây quân Nga đã chiếm đỉnh đồi giữa chỗ ông và thành phố; nhưng nhận ra nguy cơ này nên người Nga kịp rút lui về phía Vịnh Kotor và thành phố được giải vây. Quân đội Montenegro đành theo lệnh của Đô đốc Dimitry Senyanin rút về Cetinje hòng bảo toàn lực lượng. Kể từ giờ phút này trở đi Ragusa chính thức nằm dưới sự chiếm đóng của người Pháp cho đến khi Hoàng đế Napoléon bị lưu đày tới Elba.
Nền Cộng hòa chấm dứt
[sửa | sửa mã nguồn]Khoảng năm 1800, Cộng hòa Ragusa đã có một mạng lưới lãnh sự quán được tổ chức cao độ và cơ quan lãnh sự tại hơn tám mươi thành phố và hải cảng trên thế giới. Năm 1806, nước Cộng hòa đầu hàng quân đội Đế quốc Pháp nhằm kết thúc cuộc vây hãm kéo dài một tháng của hạm đội Nga và quân đội Montenegro (trong đó có tới 3.000 quả đạn pháo rơi xuống thành phố).[28] Người Pháp tới giải vây và cứu giúp Ragusa. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon tiến vào Ragusa cùng năm đó. Năm 1808, Thống chế Marmont quyết định giải thể nước Cộng hòa Ragusa và hợp nhất lãnh thổ xứ này vào Vương quốc Ý của Napoléon, rồi tự xưng là "Công tước Ragusa" (Duc de Raguse). Năm 1810 Ragusa cùng với toàn thể xứ Dalmatia hình thành nên tỉnh Illyria thuộc Pháp mới được tạo ra. Sau đó trong trận chiến ở Paris năm 1814, Marmont đã bỏ rơi Napoléon và phải chịu mang tiếng xấu như một kẻ phản bội. Từ chữ ragusade được đúc trên đồng tiền xu của Pháp hàm ý sự mưu phản và raguser có nghĩa là kẻ lừa đảo.
Giới quý tộc Ragusa thì bị chia rẽ vì tư tưởng và hành vi chính trị của mình. Người Pháp chiếu theo điều "44" của Nghị định năm 1811 đã bãi bỏ thể chế fideicommissum trong luật thừa kế có từ nhiều thế kỷ nay, cho phép quý tộc trẻ tuổi tham gia vào một phần thừa kế của gia đình, mà pháp luật trước đây đã đoạt mất của họ. Việc huỷ bỏ fideicommissum xảy ra tại Antonio Degl'Ivellio. Theo một bản kê khai của vùng Dubrovnik năm 1813, 451 chủ sở hữu đất đai đã được đăng ký, bao gồm cả các tổ chức giáo hội và làng xã.
Mặc dù chẳng có bằng chứng nào về khối lượng tài sản của họ thì giới quý tộc chắc chắn đã nắm trong tay hầu hết các vùng đất. Mười một thành viên của gia tộc Sorgo, tám của nhà Gozze, sáu của nhà Ghetaldi, sáu của nhà Pozza, bốn của nhà Zamagna và ba thành viên của gia tộc Saraka nằm trong số những địa chủ lớn nhất. Công dân Ragusa đa phần đều thuộc về những hội ái hữu St. Anthony và St. Lazarus sở hữu số lượng đất đai đáng kể bên ngoài thành phố. Bất kể các sự kiện đang diễn ra trong thành phố lúc này đang bị bao vây bởi quân đội Croat phe thân Áo dưới sự chỉ huy của Todor Milutinović cùng sự trợ giúp từ Hải quân Hoàng gia Anh, thế lực đang có được sự thống trị không mấy khó khăn trên vùng biển Adriatic. Thuyền trưởng William Hoste cũng tham gia vào cuộc vây hãm vào cuối tháng 1 năm 1814 với hai chiếc tàu chiến HMS Bacchante và HMS Saracen. Họ kéo pháo lên đồi và sau một cuộc oanh tạc kéo dài suốt hai ngày đêm khiến cho quân Pháp với 500 binh sĩ dưới sự chỉ huy của Tướng Joseph de Montrichard đi đến quyết định giao nộp thành phố này để đầu hàng theo những điều kiện đáng kính. Để tránh xung đột lớn hơn, người Áo đồng ý các điều kiện từ phía Pháp. Tướng Milutinović hứa rằng đạo quân chiến thắng của Áo, Anh và Montenegro sẽ không tiến quân vào thành phố trước khi người Pháp cuối cùng xuống tàu rút khỏi thành phố.
Ngày 27 tháng 1 năm 1814, sự đầu hàng của người Pháp được ký kết tại Gruž và phê chuẩn trong cùng một ngày. Đó cũng là lúc Vlaho Kaboga công khai đứng về phía người Áo, xua quân nổi dậy ở Konavle. Trong khi đó, lực lượng của Đivo Natali vẫn đợi bên ngoài Cổng Ploče. Sau gần tám năm chiếm đóng, quân đội Pháp bước ra khỏi Dubrovnik ngày 27 và 28 tháng 1 năm 1814. Vào chiều ngày 28 tháng 1 năm 1814, liên quân Montenegro, Áo và Anh ồ ạt tiến vào thành phố qua Cổng Pile, từ chối thu nạp đám phiến quân Ragusa. Say hơi men chiến thắng và được hỗ trợ của Vlaho Kaboga, Tướng Milutinović phớt lờ thỏa thuận Gruž mà ông đã thực hiện với giới quý tộc ở Gruž. Các sự kiện sau đó có thể là hình ảnh thu nhỏ tốt nhất của cái gọi là vụ lá cờ.[29]:141
Lá quốc kỳ Thánh Blaise bay phấp phới cùng với màu cờ của Áo và Anh, nhưng chỉ giữ được trong hai ngày vì vào ngày 30 tháng Giêng, Tướng Milutinović đã ra lệnh cho Thị trưởng Savo Đorđi phải kéo lá cờ xuống. Choáng ngợp bởi một cảm giác tự hào yêu nước sâu sắc, Đorđi, viên Rector cuối cùng của nước Cộng hòa và là một người thân Pháp trung thành, từ chối làm như vậy "Jer da ga je pripeo puk" ("vì quần chúng nhân dân đã treo nó lên"). Các sự kiện tiếp theo đã chứng minh rằng người Áo đã tước đoạt mọi cơ hội có thể để xâm chiếm toàn bộ vùng bờ biển phía đông Adriatic, từ Venezia đến Kotor. Đồng Minh đã làm tất cả mọi thứ trong quyền hạn của mình nhằm loại bỏ vấn đề Ragusa tại Đại hội Vienna năm 1815. Đại diện Ragusa là Miho Bona đã từ chối tham gia vào Đại hội trong lúc Milutinović nhân cơ hội trước thỏa thuận cuối cùng của Đồng Minh đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ thành phố.[29]:141–142
Theo cuốn sách năm 1908 The Fall of Dubrovnik (Pad Dubrovnika), Lujo Vojnović, em trai của Ivo Vojnović đã làm tất cả mọi thứ để biện minh cho hành động nổi tiếng và chứng minh sự đoàn kết của tất cả các nhóm xã hội trong việc đạt được mục tiêu chung của họ nhằm khôi phục lại nước Cộng hòa. Tuy vậy theo các ghi chép thì xem chừng đã biểu lộ một tình huống khác nhau. Có một chút hiểu biết trong thực tế giữa giới quý tộc, giai cấp tư sản và giai cấp nông dân, và những cơ hội mỏng manh của các nhóm có bất kỳ cơ sở chung cho các hoạt động hơn nữa. Cả ba nhóm đều có những lý do khác nhau để không hài lòng với chính phủ Pháp, và thời điểm khi họ cùng nhau ăn mừng trước chiến thắng vẻ vang lại không đủ mạnh để đoàn kết tất cả các phân đoạn của xã hội Dubrovnik trong một cuộc đấu tranh khôi phục lại nền Cộng hòa. Sau khi Ragusa bị suy sụp về chính trị đã dẫn nó đến bên bờ vực của sự phá sản về kinh tế và bị cộng đồng quốc tế bỏ rơi; thành phố và các vùng lãnh thổ đã được bàn giao cho nền quân chủ Habsburg vào năm 1815 thông qua Đại hội Vienna. Năm 1814, quân đội Áo dưới sự chỉ huy của Tướng Todor Milutinović đã tiến vào Dubrovnik, theo sau là quân đội Anh và các phần tử nổi dậy địa phương chống lại sự chiếm đóng của Pháp. Tại Đại hội Vienna năm 1815, Ragusa đã trở thành một phần của lãnh thổ liên hiệp của Vương quốc Dalmatia, dưới sự thống trị của Đế quốc Áo-Hung cho đến tận năm 1918.
Năm 1815, giới quý tộc của cựu Chính phủ Ragusa gặp nhau lần cuối cùng với những nỗ lực sau cùng nhằm tái lập nước Cộng hòa Ragusa nhanh chóng thất bại. Sau sự sụp đổ của nền Cộng hòa hầu hết giới quý tộc chết dần chết mòn hoặc di cư ở nước ngoài; khoảng một phần năm các gia đình quý tộc là được sự công nhận của Đế quốc Áo-Hung. Một số gia đình được công nhận và sống sót là Ghetaldi-Gundula, Gozze, Kaboga, Sorgo, Zlatarić, Zamagna, Pozza, Gradi và Bona. Đại hội đồng tổ chức cuộc họp lần cuối cùng vào ngày 29 tháng 8 năm 1814 ở Vila Đorđi (quê hương của Sabo Đorđi) tại Mokošica, kê từ đó nước Cộng hòa Ragusa chính thức đi vào dĩ vãng.
Chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]Hiến pháp của nước Cộng hòa Ragusa hoàn toàn mang tính chất quý tộc. Dân số được chia thành ba tầng lớp: quý tộc, công dân và thợ thủ công hoặc bình dân. Tất cả quyền lực hữu hiệu đều được tập trung trong tay của tầng lớp quý tộc. Công dân được phép nắm giữ duy nhất các chức vụ nhỏ nhoi, trong khi bình dân không có tiếng nói trong chính phủ. Hôn nhân giữa những thành viên của các tầng lớp khác nhau trong xã hội đều bị cấm.
Tổ chức chính phủ dựa theo hình mẫu Venezia: các cơ quan hành chính là Đại hội đồng (cơ quan quản lý cao nhất) và Tiểu Hội đồng (quyền hành pháp) (từ năm 1238) và Thượng viện (từ năm 1253). Người đứng đầu nhà nước là Rector, được bầu một nhiệm kỳ mỗi tháng. Đại hội đồng (Consilium maius) chỉ gồm các thành viên của tầng lớp quý tộc; mỗi quý tộc được một ghế khi tròn tuổi 18. Mỗi năm, 11 thành viên của Tiểu Hội đồng (Consilium minus) được bầu chọn. Cùng với một công tước, Tiểu Hội đồng đều có chức năng hành pháp và đại diện. Quyền lực chính nằm trong tay của Thượng viện (Consilium rogatorum), trong đó có 45 thành viên được bầu trong một năm. Tổ chức này được thiết kế để ngăn chặn bất kỳ một gia tộc nào, chẳng hạn như Medici ở Firenze giành quyền kiểm soát tuyệt đối. Tuy nhiên, giới sử học đồng ý rằng gia tộc Sorgo được coi là có ảnh hưởng lớn nhất. Tiểu Hội đồng (Consilium minus) gồm 11 thành viên đầu tiên và sau năm 1667 chỉ còn lại bảy người. Các thành viên đều được Rector bầu chọn.
Thượng viện được bổ sung vào năm 1235 đóng vai trò như một cơ quan tư vấn. Nó bao gồm 45 thành viên hơn 40 tuổi được mời vào. Trong khi nước Cộng Hòa vẫn nằm dưới sự cai trị của Venezia, Rector là người Venezia; nhưng sau năm 1358 thì Rector vẫn luôn luôn là một người xuất thân từ Cộng hòa Ragusa. Nhiệm kỳ của chức vụ Rector chỉ có một tháng, và một người đã đủ điều kiện để tái tranh cử sau hai năm. Rector sống và làm việc tại Cung điện của Rector nhưng gia đình ông vẫn sống trong ngôi nhà của mình.
Chính phủ nước Cộng hoà là tự do theo đặc tính và những biểu hiện ban đầu cho thấy mối quan tâm về nguyên tắc công lý và nhân đạo. Quốc kỳ của nước Cộng hòa có chữ Libertas (tự do) trên đó, và lối vào pháo đài Saint Lawrence (Lovrijenac) ngay bên ngoài tường thành phố Ragusa mang dòng chữ Non bene pro toto libertas venditur auro (Tự do không thể đánh đổi lấy đống vàng trên thế giới). Cộng hòa Ragusa còn áp đặt một số hạn chế về việc buôn bán nô lệ vào năm 1416. Ngoài ra nước cộng hòa cũng là một đối thủ đáng tin cậy của Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương và chỉ người Công giáo La Mã mới có được quyền công dân Ragusa.
Giới quý tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố được cai trị bởi tầng lớp quý tộc và hôn nhân giữa các thành viên của ba tầng lớp xã hội khác nhau đều bị nghiêm cấm. Nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa là Công tước Ragusa trong khi suốt khoảng giai đoạn bá quyền của Venezia thì Rector vẫn giữ ảnh hưởng đáng kể. Tuy vậy quyền lực thực sự nằm trong tay của ba hội đồng do giới quý tộc nắm giữ. Tài liệu lưu trữ Ragusa tên gọi Speculum Maioris Consilii Rectores liệt kê tất cả những người đã tham gia vào chính phủ của nước Cộng hoà từ tháng 9 năm 1440 đến tháng 6 năm 1860. Có 4.397 Rector được bầu chọn; 2764 (63%) là từ các gia đình "quý tộc cũ": Gozze, Bona, Caboga, Cerva, Ghetaldi, Giorgi, Gradi, Pozza, Saraca, Sorgo, và Zamanya.
- Vào thế kỷ 17, 50% công tước và thượng nghị sĩ đến từ các gia đình sau: Bunić, Gundulić, Gučetić, Menčetić, Sorkočević.
- Vào thế kỷ 18, 56% thượng nghị sĩ đến từ các gia đình: Sorkočević, Gučetić, Džamanjić, Kabužić, Đorđić.
- Vào tám năm cuối cùng của nước Cộng hoà, 50% công tước đều xuất thân từ các gia tộc Sorkočević, Gučetić, Gradić, Bunić hay Ranjina.
Một vấn đề lớn của các gia tộc Ragusa còn là do sự sụt giảm số lượng của họ và việc thiếu những gia đình quý tộc ở các miền lân cận (khu vực xung quanh của Dubrovnik đều nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ) khiến họ ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn, việc kết hôn giữa họ hàng đời thứ ba và thứ tư diễn ra thường xuyên. Như bản danh sách các cơ quan chính phủ của nước Cộng hòa Dubrovnik đã cho thấy sáu trên tám thành viên Tiểu Hội đồng và 15 trong số 20 thành viên Đại hội đồng đều đến từ cùng 11 gia tộc.
Giới quý tộc Ragusa đã tiến triển vào thế kỷ 12 qua thế kỷ 14.[30] Cuối cùng nó được thành lập theo đạo luật vào năm 1332. Các gia tộc mới được chấp nhận sau trận động đất năm 1667. Tại Cộng hòa Ragusa tất cả quyền lực chính trị đều thuộc sở hữu của nam quý tộc trên 18 tuổi. Tất cả số này hình thành nên Đại hội đồng (Consilium majus) có chức năng lập pháp. Mỗi năm, 11 thành viên của Tiểu Hội đồng (Consilium minus) được bầu chọn. Cùng với một công tước, Tiểu Hội đồng đều có chức năng hành pháp và đại diện. Quyền lực chính nằm trong tay của Thượng viện (Consilium rogatorum), trong đó có 45 thành viên được bầu trong một năm. Tổ chức này được thiết kế để ngăn chặn bất kỳ một gia tộc nào, chẳng hạn như Medici ở Florence giành quyền kiểm soát tuyệt đối. Tuy nhiên, giới sử học đồng ý rằng gia tộc Sorgo được coi là có ảnh hưởng lớn nhất. Các danh gia vọng tộc (gọi là patrikios) lúc ban đầu gồm:
- Nhà Basiljević (Bassegli)
- Nhà Benešić (Benessa)
- Nhà Binčulić (Binciola)
- Nhà Bobaljević (Bobali)
- Nhà Bunić (Bona)
- Nhà Bundić (Bonda)
- Nhà Buća (Bucchia)
- Nhà Crijević (Cerva)
- Nhà Đurđević (Giorgi)
- Nhà Getaldić (Ghetaldi)
- Nhà Gradić (Gradi)
- Nhà Gučetić (Gozze)
- Nhà Gundulić (Gondola)
- Nhà Kabužić (Caboga)
- Nhà Karlović
- Nhà Lukarević (Luccari)
- Nhà Menčetić (Menze)
- Nhà Ortika
- Nhà Palmotić (Palmota)
- Nhà Proculo
- Nhà Prodanelli
- Nhà Pucić (Pozza)
- Nhà Ragnina
- Nhà Rastić (Resti)
- Nhà Saraka (Saraca)
- Nhà Sorkočević (Sorgo)
- Nhà Tudišević (Tudisi)
- Nhà Džamanjić (Zamagna)
Các gia tộc gia nhập vào hàng quý tộc sau trận động đất năm 1667:
- Nhà Božidarević (Bosdari)
- Nhà Bučić (Bucchia)
- Nhà Klašić (Clasci)
- Nhà Natali (Natalić)
- Nhà Pavlić (Pauli)
- Nhà Primi-Marinetti
- Nhà Ranjina (Ragnina)
- Nhà Restić (Resti)
- Nhà Vodopić
- Nhà Zlatarić (Slatarich)
Dân số
[sửa | sửa mã nguồn]Vekaric, (1998) sử dụng bằng chứng từ thuế đất ven biển Dubrovnik (tiếng Croatia: Dubrovačko Primorje) và bản điều tra dân số cho thấy rằng nước Cộng hoà Dubrovnik (Ragusa) có dân số gần chín mươi nghìn người vào năm 1500; rồi sau càng đông thêm. Từ đó đến năm 1700 dân số sụt giảm: vào nửa đầu của thế kỷ 16, đã có hơn 50.000 dân; nửa sau của thế kỷ 16, khoảng chừng 50.000 đến 60.000 dân; vào năm 1630, khoảng 40.000 dân; và trong năm 1673-1674, chỉ có 26.000 dân. Vào nửa sau của thế kỷ 15, do sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ, Dubrovnik tiếp nhận thêm một số lượng lớn người tị nạn Kitô giáo đến từ Bosnia và Herzegovina, cung cấp cho họ những đất đai kém màu mỡ. Lại thêm bệnh dịch, chiến tranh Candia năm 1645-1669, trận động đất năm 1667 và nạn di cư đã làm giảm đáng kể mức độ dân số. Dân số của nước cộng hòa chẳng bao giờ một lần nữa đạt được mức độ dân cư như trước đây.[31]
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôn ngữ chính thức cho đến năm 1472 là tiếng Latinh. Sau đó, Thượng viện của nước Cộng hòa quyết định rằng ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa sẽ là phương ngữ Ragusa của tiếng Dalmatia (thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman, trái ngược với Croatia thuộc nhóm ngôn ngữ Slav), và cấm sử dụng tiếng Croatia trong cuộc tranh luận trong thượng nghị viện. Gospari (giới quý tộc) thì vẫn giữ được ngôn ngữ của họ trong nhiều thế kỷ, trong khi nó dần biến mất.
Mặc dù tiếng Latinh đã được sử dụng chính thức cho đến năm 1492, vào cuối thế kỷ 14 người dân của nước cộng hòa hầu hết đều là những người bản địa nói tiếng Croatia.[1][32] Tiếng Dalmatia cũng được dùng trong thành phố. Riêng tiếng Ý thì được dùng chính thức ở nước cộng hòa kể từ năm 1492 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Venezia và phương ngữ Tuscany. Tiếng Ý đã bắt rễ sâu trong giới thương nhân thượng lưu nói tiếng Dalmatia Roman, như là kết quả của ảnh hưởng Venezia.[33] Khi Ragusa là một phần của Vương quốc Ý thời Napoléon từ năm 1808 đến năm 1810, thì tiếng Ý vẫn còn được sử dụng chính thức.
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Nền văn học Ragusa mà các thứ tiếng Latinh, tiếng Ý và tiếng Croatia cùng chung sống đã nở rộ vào thế kỷ 15 và 16.[34] Tiếng Croatia thường được sử dụng trong các tầng lớp thấp hơn, tiếng Ý ở tầng lớp trên. Tiếng Ragusa là song ngữ chung: việc nói chuyện bằng tiếng Croatia được coi là một bổn phận chung hằng ngày và tiếng Ý trong những dịp chính thức hoặc pha trộn cả hai. Tác phẩm văn học nổi tiếng của người Ragusa đều được viết bằng cả tiếng Croatia và Ý. Mà theo lời Graubard:
Trong thời kỳ Phục hưng, Venezia cai trị Dalmatia và Ragusa đã sản sinh ra tầng lớp trí thức có ảnh hưởng – chủ yếu là giới quý tộc nhỏ và giáo sĩ, đặc biệt là tu sĩ Dòng Tên – những người đã giữ gìn ký ức sống còn của Croatia và ngôn ngữ Croatia khi họ sáng tác hay dịch các vở kịch và sách vở từ tiếng Ý và Latinh sang tiếng địa phương. Chẳng phải là vấn đề gì mà các phương ngữ của Dalmatia và Dubrovnik đều khác nhau một trời một vực... và cả hai phương ngữ này hơi khác so với phương ngữ của Zagreb, thủ đô miền bắc dưới sự thống trị của nhà Habsburg. Họ vẫn nghĩ về nó như Croatia.... Nhà thơ Dubrovnik của Croatia là Dominko Zlatarić (1555-1610) đã giải thích trong trang đầu sách bản dịch vở bi kịch của ông năm 1597 nhan đề Elektra and Tasso's Aminta của Sophocles rằng nó đã được "iz veće tudieh jezika u Hrvacki izlozene", "dịch từ nhiều ngôn ngữ nước ngoài ở Croatia".[35]
Trong số đó có các tác phẩm của những nhà văn như Džore Držić, Marin Držić, Ivan Bunić Vučić, Ignjat Đurđević, Ivan Gundulić, Šišmundo (Šiško) Menčetić, Dinko Ranjina; và các nhà văn về sau, bên cạnh những người khác từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đã tuyên bố thẳng thừng mình là người Croatia và ngôn ngữ của họ là tiếng Croatia: Vladislav Menčetić, Dominko (Dinko) Zlatarić (xem ở trên), Bernardin Pavlović, Mavro Vetranović, Nikola Nalješković, Junije Palmotić, Jakov Mikalja, Joakim Stulli, Marko Bruerović, Peter Ignaz Sorgo, Antun Sorkočević (1749–1826), Giovanni Francesco Sorgo (1706–71). Các tác phẩm tiếng Croatia từ nước cộng hòa Dubrovnik đã có một vai trò lớn trong sự phát triển của nền văn học Croatia, cũng như tiếng Croatia hiện đại.
Sắc tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Những cư dân của nước Cộng hòa Ragusa đều là người Công giáo và nói loại biến thể địa phương của phương ngữ Shtokavia (cùng loại phương ngữ mà tất cả các ngôn ngữ hiện đại trong khu vực dựa theo đó). Trong số các quốc gia Nam Slav hiện nay, người Ragusa hầu hết đều là người Croatia trong nền văn học hiện đại.[36][37] Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về chủ đề sắc tộc Ragusa chủ yếu dựa trên các khái niệm sửa đổi được phát triển từ sau sự sụp đổ của nước Cộng hòa; đặc biệt thời kỳ của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn là kết quả từ cuộc Cách mạng Pháp. Trước đó, các quốc gia nói chung đều không dựa vào các khái niệm thống nhất đương thời như dân tộc, ngôn ngữ hay sắc tộc; lòng trung thành chủ yếu vẫn là cho gia tộc, thành phố và Giáo hội. Người vẽ bản đồ lớn là Muhammad al-Idrisi (vào năm 1154), đã coi Dubrovnik như một phần của Croatia (Grwasiah) và đề cập đến nó như là "thành phố ven biển Croatia cuối cùng" trong cuốn sách của mình mang tựa đề Nuzhat al-Mushataq fi ikhtiraq al-afaq (tiếng Anh: Niềm vui cho những ai muốn đi thuyền trên thế giới).[15][16][38]
Tiền tệ
[sửa | sửa mã nguồn]Cộng hòa Ragusa sử dụng các loại tiền tệ khác nhau theo thời gian và trong một loạt các hệ thống gồm:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Dubrovnik
- Danh sách nhân vật Ragusa nổi bật
- Tường thành Dubrovnik
- Cộng hòa Septinsular
- Cộng hòa Poljica
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b R. Anthony Lodge, Stefan Pugh: Language contact and minority languages on the littorals of Europe, 2007, p. 235
- ^ Columbia University Slavonic studies, Volume 1. Columbia University Press. 1922. tr. pages 29 and 57.
- ^ Gerald Henry Blake, Duško Topalović and Clive H. Schofield (1996). The maritime boundaries of the Adriatic Sea. IBRU. tr. page 47. ISBN 978-1-897643-22-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ David Rheubottom (2000). Age, Marriage, and Politics in Fifteenth-Century Ragusa. Oxford University Press. ISBN 0-19-823412-0.
- ^ Riley, Henry Thomas (1866). Dictionary of Latin quotations, proverbs, maxims, and mottos. Covent Garden: Bell & Daldy. tr. 274. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
- ^ [1]
- ^ The Penny Cyclopaedia of the Society for the Diffusion of Useful Knowledge: Primaticcio - Richardson vol 19, 1841, p.242
- ^ Croatia (2006), Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2006, from Encyclopædia Britannica Premium Service
- ^ a b c d e Peter F. Sugar (1983). Southeastern Europe Under Ottoman Rule, 1354–1804, University of Washington Press, ISBN 0-295-96033-7.
- ^ a b Andrew Archibald Paton (1861). Researches on the Danube and the Adriatic; Or Contributions to the Modern History of Hungary and Transylvania, Dalmatia and Croatia, Servia and Bulgaria, Brockhaus
- ^ John Gardner Wilkinson (1848). Dalmatia and Montenegro, J. Murray
- ^ H.T. Norris (1994). Islam in the Balkans, C. Hurst & Co. Publishers, ISBN 1-85065-167-1
- ^ a b c A Short History of the Yugoslav Peoples, Cambridge University Press, 1985, ISBN 0-521-27485-0
- ^ “Ragusa was an island originally”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b Henri Bresc; Annliese Nef: Idrîsî, La première géographie de l'Occident, Paris, 1999, p. 387
- ^ a b G. Oman, Al-Idrīsī (1986) [1971]. Encyclopaedia of Islam. 3 . Brill Publishers. tr. 1032–35. ISBN 90-04-03275-4.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Zubrinic, Darko (1995). “Croatia – historical and cultural overview”. Croatianhistory.net. Zagreb. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.
- ^ a b Frederic Chapin Lane (1973). Venice, a Maritime Republic, Johns Hopkins University Press, ISBN 0-8018-1460-X
- ^ OLE J Benedictow (1973). The Black Death, 1346–1353, Boydell & Brewer, ISBN 0-85115-943-5
- ^ Kenneth Meyer Setton (1978). The Papacy and the Levant, 1204–1571 Vol. 2, (Diane Publishing), ISBN 0-87169-127-2
- ^ Là tên gọi của nguyên thủ quốc gia nước Cộng hòa Ragusa
- ^ Robin Harris (2003) Dubrovnik, A History, Saqi Books, ISBN 0-86356-332-5
- ^ Theoharis Stavrides (2001). The Sultan of Vezirs, Brill Academic Publishers, ISBN 90-04-12106-4
- ^ Barbara Jelavich (1983). History of the Balkans, Cambridge University Press, ISBN 0-521-27458-3
- ^ a b Suraiya Faroqhi, Bruce McGowan, Donald Quataert, Sevket Pamuk (1997). An Economic and Social History of the Ottoman Empire, Vol. 2, Cambridge University Press, ISBN 0-521-57455-2
- ^ Halil Inalcik, An Economic and Social History of the Ottoman Empire, Vol. 1, Cambridge University Press, ISBN 0-521-57455-2
- ^ Andrew Archibald Paton, Researches on the Danube and the Adriatic; or Contributions to the modern history of Hungary and Translvania, Dalmatia and Croatia, Servia and Bulgaria, p226
- ^ Dalmatia and Montenegro: Volume 2 by Sir John Gardner Wilkinson
- ^ a b Ćosić, Stjepan (2000). “Dubrovnik Under French Rule (1810–1814)” (PDF). Dubrovnik Annals (4): 103–142. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
- ^ Patrick Doreian, Vladimir Batagelj và Anuška Ferligoj (1998) Symmetric-Acyclic Decompositions of NetworksPDF (130 KiB), to appear in Journal of Classification
- ^ Nenad Vekaric, "The Population of the Dubrovnik Republic in the Fifteenth, Sixteenth, and Seventeenth Centuries," Dubrovnik Annals 1998, Vol. 2, p7-28
- ^ Cvitanic, Marilyn (2010). Culture and Customs of Croatia. ABC-CLIO. tr. 112. ISBN 978-0-313-35117-4.
- ^ di Scaglioni Marzio, Laurea, La presenza italiana in Dalmazia 1866–1943 [The Italian presence in Dalmatia 1866–1943] (Tesi) (bằng tiếng Ý), Milano, IT: Facoltà di Scienze politiche, Università degli studi di Milano.
- ^ Heinrich F. Plett (1993). Renaissance Rhetoric/Renaissance-Rhetorik, Walter de Gruyter, ISBN 3-11-013567-1
- ^ Stephen R. Graubard (1998). A New Europe for the Old?, Transaction Publishers, ISBN 0-7658-0465-4
- ^ Hastings, Adrian, The construction of nationhood: ethnicity, religion, and nationalism; Cambridge University Press, 1997 ISBN 0-521-62544-0
- ^ Matjaž Klemenčič, Mitja Žagar; The former Yugoslavia's diverse peoples: a reference sourcebook; ABC-CLIO, 2004 ISBN 1-57607-294-0
- ^ See Tabula Rogeriana.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tomaz, Luigi, Il confine d'Italia in Istria e Dalmazia. Duemila anni di storia, Think ADV, Conselve 2007.
- D'Atri, Stefano. "Ragusa (Dubrovnik) In Eta Moderna: Alcune Considerazioni Storiografiche," [Ragusa (Dubrovnik) in the modern era: some historiographic considerations] Societa e Storia(giu 2005), Vol. 28 Issue 109, p599-609, covers 1500 to 1600
- Delis, Apostolos. "Shipping Finance and Risks in Sea Trade during the French Wars: Maritime Loan Operations in the Republic of Ragusa" International Journal of Maritime History (June 2012) 24#1 pp 229–242
- Rešetar, Milan (1929). Dubrovačko Veliko vijeće (bằng tiếng Croatia).
- Vekaric, Nenad. "The Population of the Dubrovnik Republic in the Fifteenth, Sixteenth, and Seventeenth Centuries," Dubrovnik Annals 1998, Vol. 2, pp 7–28
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cộng hòa Ragusa. |
- Historical facts about Dubrovnik, from Dubrovnik Online
- Flags of Ragusa (tiếng Ý)
- Storia e monetazione di Ragusa, oggi Dubrovnik (Dalmazia) (tiếng Ý)
- Dalmatia and Montenegro by John Gardner Wilkinson, on Google Books
- Aus Dalmatien, by Ida Reinsberg-Düringsfeld (1857), on Google Books
- Universal Geography: Republic of Ragusa, on Google Books
- Bibliografia della Dalmazia e del Montenegro, by Giuseppe Valentinelli, on Google Books
- Bibliografia hrvatska, Ivan Kukuljević Sakcinski, on Google Books (tiếng Croatia)
- Geschichte des Freystaates Ragusa by Johann Christian von Engel, on Google Books (tiếng Đức)
- The Ethnology of Europe by Robert Gordon Latham, on Google Books
- Austria in 1848–49: Dalmatia by William Henry Stiles, on Google Books
- Ragusa, the American Revolution, and Diplomatic Relations, 1763–1783 Lưu trữ 2007-08-18 tại Wayback Machine
- Francesico Favi, the Treaty of Paris of 1783, and Ragusan Commercial Trade with the United States Lưu trữ 2007-08-18 tại Wayback Machine
- Notizie Istorico-Critiche Sulle Antichita Storia de Letteratura dei Ragusei by Francesco Maria Appendini.