Cairo
Cairo القـــاهـــرة | |
---|---|
Ai Cập: Cairo (ở giữa bên trên) | |
Tọa độ: 30°03′B 31°22′Đ / 30,05°B 31,367°Đ | |
Chính quyền | |
• Thị trưởng | TS. Abdul Azim Wazir |
Diện tích | |
• Thành phố | 606 km2 (234 mi2) |
• Vùng đô thị | 1.460,37 km2 (56,385 mi2) |
Dân số (2018) | |
• Thành phố | 9,293,612 |
• Mật độ | 18.610/km2 (48,200/mi2) |
• Đô thị | 8.250.000 |
• Vùng đô thị | 18.164.000 [1] |
Múi giờ | UTC+2, UTC+3 |
• Mùa hè (DST) | EEST (UTC+3) |
Mã điện thoại | 02 |
Thành phố kết nghĩa | Frankfurt am Main, Amman, Beirut, Istanbul, Thành phố New York, Houston, Ottawa, Bắc Kinh, Tây An, Seoul, Stuttgart, Barcelona, Minsk, Moskva, Sarajevo, Isfahan, Grenoble, Jeddah, Buenos Aires, Thành phố México, Khartoum, Algiers, Damas, Casablanca, Lagos, Paris, Tbilisi, Bagdad, Rabat, Sétif, Helwan |
Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Tiêu chuẩn | Văn hóa: i, v, vi |
Tham khảo | 89 |
Công nhận | 1979 (Kỳ họp 3) |
Cairo (Tiếng Ả rập: القاهرة chuyển tự: al-Qāhirah, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập nghĩa là "khải hoàn") là thủ đô của Ai Cập. Dân số vùng đô thị Cairo là 18 triệu người. Cairo là vùng đô thị lớn thứ 17 về mặt dân số của thế giới, thứ 10 năm 2004 về tiêu chí này. Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi. [2] Lưu trữ 2012-08-23 tại Wayback Machine
Cairo là thành phố lớn nhất trong thế giới Ả Rập. Vùng đô thị của nó, với dân số hơn 20 triệu, là khu vực lớn nhất ở châu Phi, thế giới Ả Rập và Trung Đông, và lớn thứ 6 trên thế giới. Cairo gắn liền với Ai Cập cổ đại, vì quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng và thành phố cổ Memphis nằm trong khu vực địa lý của nó. Nằm gần đồng bằng sông Nile, Cairo được triều đại Fatimid thành lập vào năm 969, nhưng vùng đất tạo nên thành phố ngày nay là nơi tọa lạc của các thủ đô quốc gia cổ đại mà tàn tích vẫn còn được nhìn thấy trong các phần của Cairo Cũ. Cairo từ lâu đã trở thành trung tâm của đời sống chính trị và văn hóa của khu vực, và được mệnh danh là "thành phố của một nghìn tháp" vì sự nổi tiếng của kiến trúc Hồi giáo. Cairo được coi là Thành phố Thế giới với phân loại "Beta +" theo GaWC.
Cairo có ngành điện ảnh và âm nhạc lâu đời nhất và lớn nhất trong thế giới Ả Rập, cũng như cơ sở đào tạo đại học lâu đời thứ hai trên thế giới, Đại học Al-Azhar. Nhiều cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế có trụ sở khu vực tại thành phố; Liên đoàn Ả Rập đã có trụ sở chính ở Cairo trong phần lớn thời gian tồn tại của nó.
Với dân số hơn 9 triệu người trải rộng trên 3.085 km vuông, Cairo cho đến nay là thành phố lớn nhất ở Ai Cập. Thêm 9,5 triệu cư dân sống gần thành phố. Cairo, giống như nhiều siêu đô thị khác, phải chịu mức độ ô nhiễm và giao thông cao. Tàu điện ngầm Cairo là một trong hai hệ thống tàu điện ngầm duy nhất ở Châu Phi (hệ thống còn lại ở Algiers, Algeria), và được xếp hạng trong số 15 hệ thống bận rộn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỷ hành khách hàng năm. Nền kinh tế Cairo được xếp hạng đầu tiên ở Trung Đông vào năm 2005, và thứ 43 trên toàn cầu về Chỉ số các thành phố toàn cầu năm 2010 của Foreign Policy.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Phạm Phú Thứ trong phái đoàn của Phan Thanh Giản khi sang Pháp cố chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ cho nhà Nguyễn, trên chuyến hải hành có ghé Cairo và ông phiên âm là Kê Thành ghi lại trong Tây hành nhật ký nên trong sử Việt Cairo cũng có tên tiếng Việt.
Trong khi al-Qāhirah là tên chính thức của thành phố, theo tiếng địa phương, thành phố được gọi đơn giản là tên của đất nước Miṣr (مصر) hay phát âm Maṣr theo phương ngữ.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Định cư ban đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Khu vực xung quanh Cairo ngày nay đặc biệt là Memphis từng là tâm điểm của Ai Cập cổ đại do vị trí chiến lược của nó nằm ngay phần thượng nguồn của đồng bằng châu thổ sông Nile. Tuy nhiên, các nguồn gốc về thành phố hiện đại thường được xem là những khu định cư trong thiên niên kỷ 1. Vào khoảng thế kỷ 4,[1] khi Memphis đang trên đà suy sụp nghiêm trọng,[2] người La Mã đã thành lập một thị trấn pháo đài dọc theo bờ đông của sông Nile. Pháo đài này có tên là Babylon, hiện là cấu trúc cổ nhất trong thành phố. Nó cũng có vai trò là hạt nhân của cộng đồng Chính thống giáo Copt, tách biệt với Giáo hội Rôma và Byzantine vào cuối thế kỷ 4. Nhiều nhà thời Copt cổ nhất của Cairo, trong đó có Nhà thờ Treo, nằm dọc theo các bức tường của pháo đài trong một phần của thành phố được gọi là Cairo Copt.
Thành lập và mở rộng
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Ottoman
[sửa | sửa mã nguồn]Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Cairo nằm ở miền bắc Ai Cập, còn gọi là hạ Ai Cập cách phía nam của Địa Trung Hải 165 km, cách phía tây của Vịnh Suez và kênh đào Suez 120 km.[3] Thành phố nằm dọc theo sông Nile, tại vị trí ngay khi thung lũng này rời khỏi ranh giới với sa mạc và các nhánh của nó chảy vào vùng châu thổ sông Nile. Mặc dù vùng đô thị Cairo mở rộng từ sông Nile theo mọi hướng, nhưng thành phố Cairo chỉ nằm trên bờ đông của dòng sông và 2 đảo nằm trong lòng sông với diện tích 453km2.[4]
Khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Dữ liệu khí hậu của Cairo | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 31.0 (87.8) |
34.2 (93.6) |
37.9 (100.2) |
43.2 (109.8) |
47.8 (118.0) |
46.4 (115.5) |
42.6 (108.7) |
43.4 (110.1) |
43.7 (110.7) |
41.0 (105.8) |
37.4 (99.3) |
30.2 (86.4) |
47.8 (118.0) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 18.9 (66.0) |
20.4 (68.7) |
23.5 (74.3) |
28.3 (82.9) |
32.0 (89.6) |
33.9 (93.0) |
34.7 (94.5) |
34.2 (93.6) |
32.6 (90.7) |
29.2 (84.6) |
24.8 (76.6) |
20.3 (68.5) |
27.7 (81.9) |
Trung bình ngày °C (°F) | 13.6 (56.5) |
14.9 (58.8) |
16.9 (62.4) |
21.2 (70.2) |
24.5 (76.1) |
27.3 (81.1) |
27.6 (81.7) |
27.4 (81.3) |
26.0 (78.8) |
23.3 (73.9) |
18.9 (66.0) |
15.0 (59.0) |
21.4 (70.5) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 9.0 (48.2) |
9.7 (49.5) |
11.6 (52.9) |
14.6 (58.3) |
17.7 (63.9) |
20.1 (68.2) |
22.0 (71.6) |
22.1 (71.8) |
20.5 (68.9) |
17.4 (63.3) |
14.1 (57.4) |
10.4 (50.7) |
15.8 (60.4) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 1.2 (34.2) |
3.6 (38.5) |
5.0 (41.0) |
7.6 (45.7) |
12.3 (54.1) |
16.0 (60.8) |
18.2 (64.8) |
19.0 (66.2) |
14.5 (58.1) |
12.3 (54.1) |
5.2 (41.4) |
3.0 (37.4) |
1.2 (34.2) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 5.0 (0.20) |
3.8 (0.15) |
3.8 (0.15) |
1.1 (0.04) |
0.5 (0.02) |
0.1 (0.00) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.0 (0.0) |
0.7 (0.03) |
3.8 (0.15) |
5.9 (0.23) |
24.7 (0.97) |
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.01 mm) | 3.5 | 2.7 | 1.9 | 0.9 | 0.5 | 0.1 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.5 | 1.3 | 2.8 | 14.2 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 59 | 54 | 53 | 47 | 46 | 49 | 58 | 61 | 60 | 60 | 61 | 61 | 56 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 213 | 234 | 269 | 291 | 324 | 357 | 363 | 351 | 311 | 292 | 248 | 198 | 3.451 |
Nguồn 1: Tổ chức Khí tượng Thế giới (1971–2000),[5] NOAA for mean, record high and low and humidity[6] | |||||||||||||
Nguồn 2: Viện Khí tượng Đan Mạch(nắng, 1931–1960)[7] |
Những người Cairo nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Abu Sa'id al-Afif - Fifteenth Century Samaritian
- Boutros Boutros-Ghali, cựu Tổng Thư ký của Liên hiệp quốc
- Mohamed ElBaradei, Giải Nobel Hòa bình 2005
- Ahmed Hossam, cầu thủ bóng đá
- Naguib Mahfouz, Giải Nobel Văn học 1988
- Omar Sharif, diễn viên đề cử cho Giải Oscar
- Ahmed Zewail, Giải Nobel Hóa học 1999
Các quận
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố kết nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Các thành phố kết nghĩa với Cairo gồm:[8]
- Châu Mỹ
- Châu Á
- Bắc Kinh, Trung Quốc (1990)
- Seoul, Hàn Quốc (1997)
- Tokyo, Nhật Bản (1990)
- Tây An, Trung Quốc (1997)
- Châu Âu
- Barcelona, Tây Ban Nha (1992)
- Stuttgart, Đức (từ 1979)
- Frankfurt, Đức (1979)
- Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (1988)
- Minsk, Belarus (1998)
- Paris, Pháp (1985)
- Sarajevo, Bosnia và Herzegovina (không rõ ngày)
- Châu Phi
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Thủ đô Ai Cập
- Cairo Metro
- Wagh el Birket
- Cairo Geniza
- Smart Village
- Nhà thời Hồi giáo Ibn Tulun
- Danh sách di sản thế giới tại châu Phi
- Phương ngữ Cairo
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hawass & Brock 2003, tr. 456
- ^ “Memphis (Egypt)”. Encarta. Microsoft. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Cairo to Suez”. WolframAlpha. Wolfram Research. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
- ^ Brinkhoff, Thomas. “Egypt: Governorates & Cities”. City Population. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Weather Information for Cairo”. World Meteorological Organization. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Cairo (A) Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014.
- ^ Cappelen, John; Jensen, Jens. “Egypten - Cairo” (PDF). Climate Data for Selected Stations (1931-1960) (bằng tiếng Đan Mạch). Danish Meteorological Institute. tr. 82. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014. Chú thích có tham số trống không rõ:
|12=
(trợ giúp) - ^ “Sister city agreements”. Cairo Governorate. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.
- ^ “New York City Global Partners”. The City of New York. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2010.
- Abu-Lughod, Janet (1965). “Comparative Studies in Society and History”. 7 (4). Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISSN 0010-4175. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp);|contribution=
bị bỏ qua (trợ giúp) - Afaf Lutfi Sayyid-Marsot (1984). Egypt in the Reign of Muhammad Ali . Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-28968-8.
- Beattie, Andrew (2005). Cairo: A Cultural History . New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-517893-9.
- Butler, Alfred J. (2008). The Arab Conquest of Egypt - And the Last Thirty Years of the Roman Dominion. Portland, Ore: Butler Press. ISBN 1-4437-2783-0.
- Behrens-Abouseif, Doris (1992). Islamic Architecture in Cairo (ấn bản thứ 2). Brill. ISBN 978-90-04-09626-4.
- Byrne, Joseph Patrick (2004). The Black Death . Westport, Conn.: Greenwood Publishing Group. ISBN 0-313-32492-1.
- Collins, Robert O. (2002). The Nile . New Haven, Conn.: Yale University Press. ISBN 0-300-09764-6.
- Daly, M. W.; Petry, Carl F. (1998). The Cambridge History of Egypt: Islamic Egypt, 640-1517. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-47137-0.
- Glassé, Cyril; Smith, Huston (2003). The New Encyclopedia of Islam (ấn bản thứ 2). Singapore: Tien Wah Press. ISBN 0-7591-0190-6.
- Golia, Maria (2004). Cairo: city of sand. Reaktion Books. ISBN 978-1-86189-187-7.
- Hawass, Zahi A.; Brock, Lyla Pinch (2003). Egyptology at the Dawn of the Twenty-First Century: Archaeology (ấn bản thứ 2). Cairo: American University in Cairo. ISBN 977-424-674-8.
- Hourani, Albert Habib; Khoury, Philip Shukry; Wilson, Mary Christina (2004). The Modern Middle East: A Reader (ấn bản thứ 2). London: I.B. Tauris. ISBN 1-86064-963-7.
- İnalcık, Halil; Faroqhi, Suraiya; Quataert, Donald; McGowan, Bruce; Pamuk, Sevket (1997). An Economic and Social History of the Ottoman Empire . Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-57455-2.
- McGregor, Andrew James (2006). A Military History of Modern Egypt: From the Ottoman Conquest to the Ramadan War. Westport, Conn.: Greenwood Publishing Group. ISBN 0-275-98601-2.
- Meri, Josef W.; Bacharach, Jere L. (2006). Medieval Islamic Civilization: An Encyclopedia. New York: Taylor & Francis. ISBN 0-415-96692-2.
- Raymond, André (2000). Cairo. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. ISBN 0-674-00316-0.
- Sanders, Paula (2008). Creating Medieval Cairo: Empire, Religion, and Architectural Preservation in Nineteenth-Century Egypt. Cairo: American University in Cairo. ISBN 977-416-095-9.
- Shillington, Kevin (2005). Encyclopedia of African History. New York: Taylor & Francis. ISBN 1-57958-453-5.
- Shoshan, Boaz (2002). David Morgan (biên tập). Popular Culture in Medieval Cairo. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-89429-8.
- Sicker, Martin (2001). The Islamic World in Decline: From the Treaty of Karlowitz to the Disintegration of the Ottoman Empire . Westport, Conn.: Greenwood Publishing Group. ISBN 0-275-96891-X.
- Winter, Michael (1992). Egyptian Society Under Ottoman Rule, 1517-1798. London: Routledge. ISBN 0-415-02403-X.
- Winter, Michael (2004). Egyptian Society Under Ottoman Rule, 1517-1798. London: Routledge. ISBN 0-203-16923-9.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Nezar AlSayyad. Cairo: Histories of a City (Harvard University Press; 2011) 260 pages; Explores 12 defining moments in the city's architectural history
- Artemis Cooper, Cairo in the War, 1939–1945, Hamish Hamilton, 1989 / Penguin Book, 1995. ISBN 0-14-024781-5 (Pbk)
- André Raymond, Cairo, trans. Willard Wood. Harvard University Press, 2000.
- Max Rodenbeck, Cairo– the City Victorious, Picador, 1998. ISBN 0-330-33709-2 (Hbk) ISBN 0-330-33710-6 (Pbk)
- Wahba, Magdi (1990). Cairo Memories" in Studies in Arab History: The Antonius Lectures, 1978–87. Edited by Derek Hopwood. London: Macmillan Press.
- “Rescuing Cairo's Lost Heritage”. Islamica Magazine (15). 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2006.
- Peter Theroux, Cairo: Clamorous heart of Egypt National Geographic Magazine April 1993
- Cynthia Myntti, Paris Along the Nile: Architecture in Cairo from the Belle Epoque, American University in Cairo Press, 2003.
- Cairo's belle époque architects 1900 – 1950 Lưu trữ 2010-10-04 tại Wayback Machine, by Samir Raafat.
- Antonine Selim Nahas Lưu trữ 2016-01-09 tại Wayback Machine, one of city's major belle époque (1900–1950) architects.
- Nagib Mahfooz novels, all tell great stories about Cairo's deep conflicts.
- Paulina B. Lewicka, Food and Foodways of Medieval Cairenes: Aspects of Life in an Islamic Metropolis of the Eastern Mediterranean (Leiden, Brill, 2011).
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Coptic Churches of Cairo
- Helpful guide for Cairo
- Cairo Travel Photos Lưu trữ 2006-05-14 tại Wayback Machine Pictures of Cairo published under Creative Commons License
- Cairo Lưu trữ 2007-02-21 tại Wayback Machine
- 30°02′00″B 31°13′00″Đ / 30,03333°B 31,21667°Đ
- Bản đồ từ from Multimap hoặc GlobalGuide hoặc Google Maps
- Hình ảnh từ trên không trung lấy từ TerraServer
- Hình ảnh chụp từ vệ tinh lấy từ WikiMapia
- Dữ liệu địa lý liên quan đến Cairo tại OpenStreetMap
- Bài viết có bản mẫu Hatnote trỏ đến một trang không tồn tại
- Cairo
- Thủ đô châu Phi
- Khu dân cư ở tỉnh Cairo
- Khu dân cư trên sông Nin
- Tỉnh lỵ Ai Cập
- Vùng đô thị Ai Cập
- Châu thổ sông Nin
- Thành phố Ai Cập trung cổ
- Thủ đô khalifah
- Thành phố của Ai Cập
- Địa điểm chôn cất của nhà Burji
- Khởi đầu năm 969
- Khu dân cư thành lập thế kỷ 10
- Thành phố Fatimid
- Ai Cập thế kỷ 10