Cao nguyên Anatolia
Cao nguyên Anatolia, hoặc gọi cao nguyên Thổ Nhĩ Kì, ở vào bán đảo Tiểu Á - phía tây của châu Á, thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì.[1] Phía bắc giáp biển Đen, phía nam giáp Địa Trung Hải, phía đông gần kề cao nguyên Armenia ngăn cách bởi dãy núi Taurus, phía tây đến khu vực miền tây Thổ Nhĩ Kì. Diện tích khoảng 500.000 kilômét vuông. Ba mặt cao nguyên bao quanh núi, một mặt mở rộng, địa thế thấp dần từ đông sang tây, chiều cao từ 800 - 1.200 mét so với mực nước biển.[2]
Nguồn cội lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Những dấu tích về loài người cư trú trên cao nguyên Anatolia có thể đi ngược dòng đến 7.500 năm trước. Istanbul từng là thủ đô của đế quốc Byzantine và đế quốc Ottoman, hai nền văn minh lớn này ảnh hưởng sâu đậm đối với văn hoá châu Âu.
Cao nguyên Anatolia không chỉ là trung điểm giao thông của văn minh phương đông và phương tây, sự giao lưu của nhân chủng bốn phương tại chỗ này là đặc điểm quý báu nhất của nó, người Hitti, người Phơ-ni-xi và người Hi Lạp ùn ùn di dân đến đây, tư tưởng về lưu vực Lưỡng Hà, quan điểm về Mesopotamia và tín ngưỡng về biển Aegea vì vậy mà loé sáng.
Phong trào văn hoá quy mô lớn đầu tiên trọng yếu nhất ở cao nguyên Anatolia là phong trào Hi Lạp hoá do Alexander Đại đế của Macedonia mang đến, anh hùng truyền kì chết sớm khi tuổi còn trẻ cuối cùng chết tại thành cổ Babylon thuộc lãnh thổ Iraq ngày nay, công cuộc vạn lí trường chinh của ông cuối cùng được nhìn nhận từ quan điểm lịch sử, hoàn toàn không phải tuyên dương võ thuật, đánh bại đế quốc Ba Tư mà thôi, mà là truyền bá văn hoá Hi Lạp, lưu vực Lưỡng Hà, bán đảo Anatolia và Ai Cập tất cả nằm trong phạm vi ảnh hưởng.
Sau khi Alexander Đại đế chết, đế quốc chia cắt, một vài tướng lĩnh của ông chia cắt lãnh thổ, nhưng mà phong trào Hi Lạp hoá ở cao nguyên Anatolia hoàn toàn không bị ngừng lại, trái lại ngày càng dung hợp đặc chất văn hoá của mỗi nơi mỗi vùng, cho nên đã mang đến phong cách Pergamon (chủ yếu chỉ các nhân vật có nghề nghiệp và độ tuổi khác nhau đều có thể trở thành chủ đề của việc điêu khắc nặn tượng) có tính đại biểu nhất của thời đại Hi Lạp hoá, do đó Pergamon cũng là thắng cảnh thưỡng lãm nền văn minh quan trọng tương đồng với Ephesus ở trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì (vật phẩm khai quật khảo cổ quan trọng nhất và đáng giá nhất ở Pergamon thì nằm ở bảo tàng Pergamon, Berlin, Đức).
Vào thời kì đế quốc La Mã, phong trào Hi Lạp hoá vẫn tiến hành như cũ ở cao nguyên Anatolia, Magnesia và Tralles chính là hạt ngọc trai của văn hoá Hi Lạp hoá ở phía tây cao nguyên Anatolia vào thời kì đế quốc La Mã. Văn hoá Hi Lạp đem trọng tâm của lịch sử đi kèm với hoạt động mậu dịch lúc đó từ biển Aegea truyền đến bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập, văn hoá Hi Lạp hoá cũng đồng thời bén rễ và dung hợp với nền văn minh phương đông khác ở những khu vực này.
Sau khi đế quốc Tây La Mã tàn phá không chịu nổi, đế quốc Byzantine Đông La Mã chọn Constantinople (nay là Istanbul) làm kinh đô, trở thành dây buộc nền văn minh châu Âu, mãi cho đến khi người Thổ Nhĩ Kì đánh thắng và chiếm được Constantinople gần như không thể bị phá huỷ, văn hoá La Mã của văn minh Hi Lạp cổ đại tiếp tục phổ biến đến cao nguyên Anatolia.
Nếu nói sự diệt vong của đế quốc Byzantine bị người Thổ Nhĩ Kì đến từ phương đông tiến công chiếm đóng, không bằng nói nó bị thế lực châu Âu áp bức xâm thực. Vào đầu thế kỉ XIII, cuối thời kì đế quốc Byzantine, cuộc thập tự quân đông chinh lần thứ tư do tổng đốc Venice Enrico Dandolo cầm quân, vì lợi ích thương mại mà đã tiến đánh Constantinople, từ sau vụ này đế quốc Byzantine suy bại không thể nổi dậy, đã đánh mất vị thế quốc gia, cũng đánh mất bốn con ngựa đồng nguyên lúc đầu nằm ở trường đua ngựa Constantinople, tổng đốc Venice bội thu toàn thắng về nhà thì cao hứng phấn khởi đem ngựa đồng treo cao ở nhà thờ San Marco, mãi đến khi quân đội của Napoléon ăn cướp ngựa đồng, về sau hoàn trả lại.
Đế quốc Ottoman nổi dậy ở cao nguyên Anatolia, lúc cường thịnh nhất cương vực của nó trải dài đến ba châu lục Âu, Á và Phi, từ Viên cho đến biển Đen, bán đảo Ả Rập và Ai Cập, tất cả đều đặt dưới sự cầm quyền của nó, sultan - người thống trị, quản lí thống nhất 1/6 lãnh thổ thế giới đã chiếm được. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kì vào đầu thế kỉ XX, liền thất thủ trở thành mồi nhai của các cường quốc chủ nghĩa đế quốc, được gọi là "con bệnh Tây Á". Lãnh thổ của nó cũng bị chia cắt với số lượng nhiều, chỉ còn lại bán đảo Tiểu Á và khu vực Istanbul ở châu Âu. Dù vậy nhưng quốc phụ Thổ Nhĩ Kì Kemel kháng cự hết sức, chống lại quyết liệt, khiến cho lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì bảo toàn, nỗ lực tìm tòi dân chủ và phát triển kinh tế, hơn nữa khai phóng phong tục dân gian, là một trong những cường quốc ở Trung Đông và bán đảo Tiểu Á.
Vị trí địa lí
[sửa | sửa mã nguồn]Anatolia giống một cây cầu lục địa nối liền châu Á và châu Âu. Cao nguyên Anatolia là một cao nguyên lớn bán khô hạn ở vào trung tâm khu vực, khắp chung quanh do đồi núi và dãy núi dài dằng dặc vây quanh. Rất nhiều nơi đều bị giới hạn về phương diện địa lí, do đó sẽ rất khó tiếp cận khu vực trù phú, cũng đã hình thành nơi tập trung dân cư dày đặc ở khu vực ven bờ biển. Vùng thấp thực sự nằm ở đường bờ biển chật hẹp biển Đen và một phần nhỏ của Địa Trung Hải. Vùng đất bằng phẳng và hơi dốc là rất hiếm, hơn nữa phần lớn nằm ở tam giác châu sông Kızılırmak, đồng bằng ven biển ở tỉnh Cilicia, cùng với đáy thung lũng sông Gediz và sông uốn khúc Büyük, ngoài ra còn có một phần của đồng bằng cao ở nội lục Anatolia, nhưng chủ yếu bao quanh ở hồ muối Tuz Gölü và bồn địa Konya Ovası.[3]
Kết cấu địa hình của Anatolia rất phức tạp. Khối đất nhô lên và địa máng trũng thấp hợp thành một ngọn đồi trung tâm, vật trầm tích mới phủ lên trên đã hình thành địa hình gồ ghề trên bề mặt cao nguyên. Đồi núi chèn vào giữa hai dãy núi nếp gấp tập trung ở phía tây.
Địa hình địa mạo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Cao nguyên Anatolia nằm ở giữa bán đảo Tiểu Á của Tây Á, thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì. Phía bắc giáp biển Đen, phía tây giáp biển Aegea, phía nam giáp Địa Trung Hải, phía đông giáp cao nguyên Armenia.
Bán đảo Tiểu Á chủ yếu do cao nguyên Anatolia và vùng đồi núi thấp ở phía tây Thổ Nhĩ Kì hợp thành. Chiều đông - tây dài 1.000 kilômét, chiều nam - bắc rộng chừng 600 kilômét, diện tích 525.000 kilômét vuông. Rìa phía nam là dãy núi Taurus, rìa phía bắc là dãy núi Tây Karadeniz, Trung Karadeniz và Đông Karadeniz (ba dãy núi gọi chung là dãy núi Pontic), phía đông là cao nguyên Armenia. Hình thành đặc trưng địa hình ba mặt bị núi vây quanh, một mặt mở rộng, địa thế thấp dần từ đông sang tây.
Cao nguyên Anatolia, ba mặt nam, bắc, đông bị dãy núi uốn nếp của Kỉ đệ tam vây quanh. Phần giữa của cao nguyên lên xuống không bằng phẳng, chiều cao từ 800 đến 1.200 mét so với mực nước biển, bị bồn địa sụt lún và đồng bằng ép giữ hai bên; phía nam nhiều hồ, đầm lầy và bãi bùn. Phía bắc cao nguyên từ tây sang đông có dãy núi Tây Karadeniz, Trung Karadeniz và Đông Karadeniz vắt ngang dọc theo bờ biển Đen, gọi chung là dãy núi Pontic, chiều cao từ 2.000 đến 2.500 mét so với mực nước biển, càng về đông càng cao chót vót. Sườn bắc xuống thấp có dạng bậc thang, giữa các núi có thung lũng cắt sâu và bồn địa sụt lún, giữa núi và biển phần lớn phần lớn chia thành đồng bằng nhỏ hẹp, số ít có tam giác châu hơi rộng tại cửa sông. Dòng sông đổ vào biển Đen có sông Kızılırmak (dòng sông dài nhất cả nước, dài 1.350 kilômét) và sông Yeşilırmak, còn lại đều nhỏ ngắn, dòng nước chảy xiết, không thuận lợi cho vận chuyển. Phía nam cao nguyên là dãy núi Taurus, chiều cao phần lớn từ 2.000 đến 3.000 mét, đỉnh núi cao trên 3.000 mét, vách núi hoàn chỉnh, một số đoạn dốc cá biệt ép sát bờ biển, trở thành rào cản giao thông giữa duyên hải và nội lục. Vùng đất thấp duyên hải có đồng bằng Antalya, tam giác châu hạ du sông Seyhan và sông Ceyhan khá trọng yếu. Dãy núi Taurus về phía đông nam, là một mảng cao nguyên rộng lớn mà lại nhấp nhô, là bộ phận kéo dài của đài địa Ả Rập, chiều cao từ 600 đến 800 mét so với mực nước biển, là nơi bắt nguồn của sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rít.
Đồi núi ở hai bên nam, bắc của cao nguyên Anatolia tụ họp về phía đông thành cao nguyên Armenia, phần lớn cao nguyên từ 3.000 đến 4.000 mét, địa thế cao chót vót, nhiều núi cao và thung lũng sâu, cũng có cao nguyên dung nham phân bố rộng khắp và bồn địa thích hợp cho canh tác. Lũng sông Aras là đồng bằng cao rộng lớn có chiều cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển. Núi Ararat sát gần biên giới phía đông là một nón núi lửa cổ, cao 5.137 mét so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất của Thổ Nhĩ Kì, đỉnh núi tích tuyết suốt năm. Hồ Van do dung nham của núi lửa ngăn cản lũng sông mà hình thành, là hồ nước mặn, diện tích 3.755 kilômét vuông, là hồ lớn nhất Thổ Nhĩ Kì, mặt hồ cao 1.640 mét so với mực nước biển, là một trong những hồ cao của thế giới. Lân cận vùng hồ từng là trung tâm văn hoá Armenia cổ đại. Phía tây cao nguyên Anatolia, các dãy núi duỗi dài về phía tây thẳng góc với bờ biển của biển Aegea. Núi thấp ở khu vực vực gần biển phân bố xen kẽ với bồn địa sụt lún, dòng sông chảy vào biển Aegea dọc theo địa hào, là tuyến đường giao thông từ nội lục thông đến duyên hải. Phía đông và phía tây của biển Marmara là vùng thấp hoặc đồng bằng, là một trong những khu nông nghiệp trọng yếu của Thổ Nhĩ Kì.
Phần trung tâm cao nguyên lên xuống không bằng phẳng, cao 800 đến 1.200 mét so với mực nước biển, bị bồn địa sụt lún và đồng bằng ép giữ hai bên. Đồi núi ở hai bên nam bắc của cao nguyên Anatolia tụ họp về phía đông thành cao nguyên Armenia, phần lớn cao nguyên từ 3.000 đến 4.000 mét, địa thế cao thẳng đứng nhiều núi, dung nham phân bố rộng khắp. Phía tây cao nguyên Anatolia, các dãy núi duỗi dài về phía tây, vuông góc với bờ biển Aegea, khu vực gần biển hình thành bờ biển kiểu ria phân bố xen kẽ với núi thấp và bồn địa sụt lún.
Đặc điểm khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Cao nguyên Anatolia thuộc khí hậu lục địa ôn đới, bị dãy núi vây quanh che chắn, khí hậu lục địa rõ rệt, múa đông rét lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 của phần lớn khu vực dưới 0℃, khoảng thời gian không có sương là trên 240 ngày, đồi núi phía đông có lúc xuất hiện nhiệt độ thấp-30℃; mùa hè nóng nực khô hạn, nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 25℃, có một số khu vực vượt quá 30℃; lượng giáng thủy hằng năm từ 200 - 600 milimét, cũng thuộc kiểu mưa mùa đông, mùa hè khô hạn, có cảnh quan thảo nguyên, giáng thủy ở đồi núi khá nhiều, nhiều rừng lá kim.
Tài nguyên kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Tài nguyên khoáng sản tự nhiên phong phú, các trữ lượng như crôm, thủy ngân, antimon, bor và barit đứng đầu thế giới. Trữ lượng quặng crôm hơn 60 triệu tấn, chỉ xếp sau Liên Xô, đứng thứ hai thế giới. Ngoài ra, còn có than đá, sắt, đồng, chì và mangan. Diện tích rừng khoảng 20 triệu ha, chiếm 26% diện tích lãnh thổ. Các hồ sản sinh nhiều cá và muối.
Diện tích vùng cao nguyên Anatolia - vùng trung tâm của Thổ Nhĩ Kì, chiếm 28% toàn quốc, nhân khẩu chiếm 21,8%, là khu nông nghiệp - chăn nuôi và khu công nghiệp mới nổi trọng yếu nhất, phát triển kinh tế đứng ở mức trung bình của cả nước. Ngành nông nghiệp sản xuất lương thực và củ cải ngọt là chính, ngành chăn nuôi thuộc kiểu quảng canh. Ngành công nhiệp về thực phẩm và máy móc khá phát triển, tiểu mạch gieo trồng phổ biến, sản lượng năm 1982 đạt 17 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng lương thực, chủ yếu tập trung ở miền trung và miền tây cao nguyên Anatolia và khu vực phía bắc biển Aegea (bao gồm phần châu Âu).
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Anatolian plateau | plateau, Turkey”. www.britannica.com. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Cao nguyên Anatolia (tiếng Nhật Bản)”. kotobank.jp. Đại bách khoa toàn thư Nhật Bản. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Cao nguyên Anatolia”. geography.name. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bergougnan, H. (1976) Dispositif des ophiolites nord-est anatoliennes, origine des nappes ophiolitiques et sud-pontiques, jeu de la faille nord-anatolienne. Comptes Rendus de l'Académie des Sciences, Série D: Sciences Naturelles, 281: 107–110.
- Bozkurt, E. and Satir, M. (2000) The southern Menderes Massif (western Turkey); geochronology and exhumation history. Geological Journal, 35: 285–296.
- Rice, S.P., Robertson, A.H.F. and Ustaömer, T. (2006) Late Cretaceous-Early Cenozoic tectonic evolution of the Eurasian active margin in the Central and Eastern Pontides, northern Turkey. In: Robertson, (Editor), Tectonic Development of the Eastern Mediterranean Region. Geological Society, London, Special Publications, 260, London, 413–445.
- Robertson, A. and Dixon, J.E.D. (1984) Introduction: aspects of the geological evolution of the Eastern Mediterranean. In: Dixon and Robertson (Editors), The Geological Evolution of the Eastern Mediterranean. Geological Society, London, Special Publications, 17, 1–74.
- Ustaömer, T. and Robertson, A. (1997) Tectonic-sedimentary evolution of the north Tethyan margin in the Central Pontides of northern Turkey. In: A.G. Robinson (Editor), Regional and Petroleum Geology of the Black Sea and Surrounding Region. AAPG Memoir, 68, Tulsa, Oklahoma, 255–290.