Bước tới nội dung

Châu Thới

Châu Thới
Xã Châu Thới
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
HuyệnVĩnh Lợi
Trụ sở UBNDĐường 19/5, ấp Giồng Bướm A
Địa lý
Tọa độ: 9°21′51″B 105°39′36″Đ / 9,36417°B 105,66°Đ / 9.36417; 105.66000
Châu Thới trên bản đồ Việt Nam
Châu Thới
Châu Thới
Vị trí xã Châu Thới trên bản đồ Việt Nam
Diện tích45,95 km²[1]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng16.761 người[1]
Mật độ364 người/km²
Khác
Mã hành chính31912[2]
Websitechauthoi.vinhloi.baclieu.gov.vn

Châu Thới là một thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Châu Thới nằm ở phía tây huyện Vĩnh Lợi, nằm về phía bắc của trung tâm tỉnh lỵ Bạc Liêu, cách trung tâm huyện khoảng 1,5 km về hướng tây, có vị trí địa lý:

Xã Châu Thới có diện tích 45,95 km², dân số năm 2022 là 16.761 người,[1] mật độ dân số đạt 364 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Châu Thới được chia thành 14 ấp: B1, B2, Bà Chăng A, Bà Chăng B, Bào Sen, Cai Điều, Công Điền, Giồng Bướm A, Giồng Bướm B, Nàng Rền, Nhà Việc, Trà Hất, Tràm 1, Xóm Lớn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ triều Tự Đức, Châu Thới chỉ là một thôn thuộc tổng Thạnh An, huyện Phong Thạnh, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thôn Châu Thới thuộc tổng Thạnh An, hạt Thanh tra Ba Xuyên.

Ngày 1 tháng 8 năm 1867, đổi thôn Châu Thới thuộc hạt Thanh tra Sóc Trăng.

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, thôn Châu Thới gọi là làng Châu Thới thuộc hạt Tham biện Sóc Trăng.

Ngày 18 tháng 12 năm 1899, đổi làng Châu Thới thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 30 tháng 8 năm 1916, làng Châu Thới, tổng Thạnh An thuộc quận Châu Thành mới lập của tỉnh Sóc Trăng.

Năm 1917, làng Châu Thới, tổng Thạnh An thuộc quận Phú Lộc mới lập của tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 13 tháng 11 năm 1948, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về tỉnh Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.

Năm 1956, làng Châu Thới được gọi là xã Châu Thới thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên.

Theo thống kê năm 1965, xã Châu Thới có 4.853 người.

Sau năm 1966, nhập xã Châu Thới vào tổng Thạnh Hòa, quận Vĩnh Lợi.

Ngày 11 tháng 3 năm 1970, Chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 029/SL-NV về việc sáp nhập xã Châu Thới mới giải thể vào xã Châu Hưng và xã Vĩnh Hưng.[3]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, xã Châu Thới được tái lập lại thuộc huyện Vĩnh Lợi.

Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, xã Châu Thới thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương ĐảngChính phủ về việc đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Châu Thới thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[4] về việc chia xã Châu Thới thành 3 xã: Châu Thới, Thới Chiến và Thới Thắng.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[5] về việc:

  • Sáp nhập xã Thới Chiến vào xã Châu Thới.
  • Tách một phần diện tích và dân số của xã Châu Thới để sáp nhập vào xã Thới Thắng
  • Sáp nhập xã Thới Thắng vào xã Hòa Hưng.

Xã Châu Thới có 3.248 ha đất và 7.232 nhân khẩu.

Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[6] về việc sáp nhập một phần của xã Hòa Hưng mới giải thể vào xã Châu Thới.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Châu Thới thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[8] về việc thành lập huyện Hòa Bình trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Vĩnh Lợi. Xã Châu Thới trực thuộc huyện Vĩnh Lợi.

Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 265,23 ha diện tích tự nhiên và 1.438 nhân khẩu của ấp Xẻo Chích thuộc xã Châu Thới.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Châu Thới còn lại 4.273,77 ha diện tích tự nhiên và 14.493 nhân khẩu.

Năm 1998, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Di tích lịch sử cấp quốc gia.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c N.Kim Yến (20 tháng 8 năm 2024). “Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quang Ân Nguyễn, Minh Chiến Trương (tháng 6 năm 2010). Từ điển địa chí Bạc Liêu (PDF). Chính trị Quốc gia Hà Nội. tr. 163.
  4. ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  5. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
  6. ^ Quyết định số 483/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.
  7. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “Nghị định số 96/2005/NĐ-CP về việc thành lập huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu”. 26 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2005.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Nghị định số 57/2007/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”. 6 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ Trọng Duy (7 tháng 5 năm 2023). “Đền thờ Bác Hồ tại Bạc Liêu”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]