Bước tới nội dung

Cream

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cream
Thông tin nghệ sĩ
Nguyên quánLondon, Anh
Thể loạiBlues rock, psychedelic rock, hard rock, jazz-rock
Năm hoạt động1966 (1966)–1968
(tái hợp: 1993, 2005)
Hãng đĩaReaction, Polydor, Atco, RSO, Reprise
Hợp tác vớiPowerhouse, The Graham Bond Organisation, John Mayall's Bluesbreakers, Blind Faith, Bruce-Baker-Moore
Cựu thành viênGinger Baker
Jack Bruce
Eric Clapton

Cream là bộ ba siêu ban nhạc người Anh, chơi nhạc rock trong thập niên 1960 bao gồm ca sĩ/tay bass Jack Bruce, tay trống Ginger Baker và ca sĩ/guitar Eric Clapton. Âm thanh đặc trưng của họ được pha trộn giữa blues rock, hard rockpsychedelic rock[1], bao hàm nhiều chủ đề phiêu diêu cùng phong cách chơi guitar kiểu blues của Clapton, chất giọng khỏe và cách chơi bass điêu luyện của Bruce, cách chơi trống bùng nổ và mang hơi hướng jazz của Baker đi kèm với ca từ ảnh hưởng từ nhà thơ Pete Brown. Album thứ ba của nhóm, Wheels of Fire, là album-kép đầu tiên của lịch sử âm nhạc[2][3]. Cream được nhìn nhận là một trong những siêu ban nhạc thành công nhất lịch sử[4][5][6][7] với hơn 15 triệu đĩa bán được[8]. Âm nhạc của họ được xây dựng từ những giai điệu blues truyền thống như trong "Crossroads" và "Spoonful", blues hiện đại trong "Born Under a Bad Sign" ngoài ra còn có những sáng tác sử dụng hoàn toàn các nhạc cụ điện như "Strange Brew", "Tales of Brave Ulysses" hay "Toad".

Những ca khúc thành công nhất của ban nhạc có thể kể tới "I Feel Free" (thứ 11 tại Anh)[3], "Sunshine of Your Love" (thứ 5 tại Mỹ)[9], "White Room" (thứ 6 tại Mỹ)[9], "Crossroads" (thứ 28 tại Mỹ)[9] và "Badge" (thứ 18 tại Anh)[10]. Cream gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền âm nhạc quần chúng vào thời điểm đó, và cùng Jimi Hendrix với Terry Kath của nhóm Chicago là những người phổ biến việc sử dụng chiếc pedal wah-wah. Họ cũng mạnh dạn nhắc tới những chủ đề âm nhạc mới phủ bóng lên những nghệ sĩ đương thời như Led Zeppelin, The Jeff Beck GroupBlack Sabbath cuối những năm 1960 đầu những năm 1970. Phong cách trình diễn psychedelic rock của họ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều ban nhạc như Rush[11]. Cream được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1993[12]. Họ cũng có tên trong những danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất" từ tạp chí Rolling Stone và kênh VH1 ở lần lượt vị trí 67 và 61[13][14]. Họ cũng có được vị trí số 16 trong danh sách "100 nghệ sĩ Hard rock vĩ đại nhất" của VH1[15].

Danh sách đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Unterberger, Richie. “Cream: Biography”. Allmusic. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  2. ^ “Cream – the Band”. BBC. ngày 20 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  3. ^ a b Cream: Classic Artists (DVD). Image Entertainment. 2007.
  4. ^ “The world's 18 biggest supergroups”. Musicradar.com. ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ “Supergroup Cream rises again”. CNN.com. ngày 20 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “Whereseric.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ Gilliland, John (1969). “Show 53 – String Man.: UNT Digital Library” (audio). Pop Chronicles [en; ja]. Digital.library.unt.edu.
  8. ^ “Time, Cream article”. Time.com. ngày 9 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ a b c “Cream: Biography: Rolling Stone”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ "Badge" search results. http://www.everyhit.com. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ “allmusic (((Rush > Overview)))”. Allmusic. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
  12. ^ "Cream: inducted in 1993". The Rock and Roll Hall of Fame and Museum. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012
  13. ^ "The Greatest Artists of All Time". VH1/Stereogum. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  14. ^ Waters, Roger. "Cream: 100 Greatest Artists of All Time". Rolling Stone. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012
  15. ^ “VH1's 100 Greatest Artists of Hard Rock (20–1)”. VH1. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2008.
Ghi chú

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]