Danh sách hồ chứa nước ở Hồng Kông
Địa lý Hồng Kông |
Các chủ đề Hồng Kông khác |
Kể từ khi Hồng Kông mở cửa như một khu hải cảng buôn bán sầm uất, do sự bùng nổ dân số và mức tiêu thụ nước tăng nhanh của người dân, việc xây dựng nhiều ao và hồ chứa là cần thiết để lấy nước mưa. Các hồ chứa nước ở Hồng Kông được trải đều trên toàn bộ 1.104 km² của khu vực. Có rất nhiều không gian cho các hồ chứa nước nhỏ ở Hồng Kông, vì các khu vực đồi núi cung cấp các thung lũng phù hợp cho việc lưu trữ nước. Tuy nhiên, các hồ chứa nước lớn hơn, tức hồ chứa Vạn Nghi và Thuyền Loan Đạm, có cách xây dựng khác với những hồ chứa nước còn lại. Các con đập được xây dựng ở cạnh hồ chứa, trong khi nước mặn từ biển được rút ra và được thay thế bằng nước ngọt. Hiện tại, toàn đặc khu có 18 hồ chứa nước uống với tổng dung tích khoảng 586 triệu m³. Theo thống kê, mỗi người Hồng Kông tiêu thụ 220 lít nước mỗi ngày, do đó các hồ chứa nước uống có thể cung cấp 150 ngày nước cho người dân, trong đó 85% nước đến từ hồ chứa Vạn Nghi và hồ chứa Thuyền Loan Đạm. Ngoài ra, vùng lãnh thổ còn có một số hồ chứa thủy lợi, hồ chứa nước mặn và hồ chứa phục vụ mục đích giải trí.
Tổng lưu trữ nước trong các hồ chứa
[sửa | sửa mã nguồn]- Vào tháng 3 năm 2012, tổng lượng nước trong các hồ chứa của Hồng Kông đạt 371 triệu mét khối.
- Tại thời điểm 9 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2013, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa ở Hồng Kông đạt 368,5 triệu mét khối, chiếm gần 63% tổng dung tích.[1]
- Tại thời điểm 9 giờ ngày 31 tháng 3 năm 2014, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa ở Hồng Kông đạt 374,242 triệu mét khối, chiếm 63,86% tổng dung tích.
- Vào ngày 1 tháng 5 năm 2016, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa của Hồng Kông là 414.822.000 mét khối, chiếm 70,78% tổng dung tích.
- Vào ngày 1 tháng 5 năm 2017, tổng dung tích chứa nước của các hồ chứa của Hồng Kông là 396.228.000 mét khối, chiếm 67,61% tổng dung tích.
Hồ chứa nước uống
[sửa | sửa mã nguồn]Hồ chứa thủy lợi
[sửa | sửa mã nguồn]Hồ chứa giải trí
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi | Năm hoàn thành | Dung tích (triệu m³) | Chiều dài/chiều cao đập chính (m) | Tọa độ | Thuộc công viên | Thuộc hành chính | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Hồ chứa nước Hoàng Nê Dũng (黃泥涌水塘) |
1899 | 0,012 | 110,0 / 20,0 | 22°15′24″B 114°11′43″Đ / 22,256586°B 114,195186°Đ | Công viên giao dã Đại Đàm | Quận Nam | Chuyển thành Công viên hồ chứa Hoàng Nê Dũng sau khi ngừng hoạt động năm 1978 |
Hồ chứa cũ
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi | Năm hoàn thành | Năm ngừng hoạt động | Dung tích (triệu m³) | Chiều dài/chiều cao đập chính (m) | Thuộc công viên | Thuộc hành chính | Nguyên nhân |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Hồ chứa nước Thất Tỉ Muội (七姊妹水塘) |
1883 | 1977 | Không | Quận Đông | Được hoàn thành như nhà ở tư nhân và Công viên Trại Tây | ||
Hồ chứa nước Thái Cổ (太古水塘) |
1884 | 0,68 | Có bốn hồ chứa nhỏ, cung cấp tổng cộng 680.000 mét khối nước ngọt. Chúng được lấp đầy vào năm 1987 và địa điểm hiện tại là Mt. Parker Lodge[3] | ||||
Hồ chứa nước Lam Đường (藍塘水塘) |
Loan Tể | ||||||
Hồ chứa nước Jordan Valley (佐敦谷水塘) |
1960 | 1980 | 0,2364 | Quan Đường | Được xây dựng để trữ nước biển phục vụ cho việc xả nước bồn cầu. Sau khi bị đóng cửa, nơi đây được sử dụng làm bãi rác ở Jordan Valley. Hiện tại, bãi rác đã ngừng hoạt động và được phục hồi để trở thành Công viên Jordan Valley. | ||
Hồ chứa nước Mã Du Đường (馬游塘水塘) |
Tây Cống | Con đập chính đối diện với đường Tướng Quân Áo và được xây dựng để trữ nước biển phục vụ cho việc xả nước bồn cầu. Sau khi ngừng hoạt động vào đầu thập niên 1980, nó đã được sử dụng làm bãi rác tại Mã Du Đường Tây. Bãi rác đã ngừng hoạt động và đang được sửa chữa. |
Di tích lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 9 tháng 9 năm 2009, Cục trưởng Cục Phát triển, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đã tuyên bố công nhận 41 công trình cấp nước trong sáu hồ chứa nước trước chiến tranh, đó là nhóm hồ chứa Đại Đàm, hồ chứa nước Bạc Phù Lâm, Hoàng Nê Dũng, Cửu Long, Thành Môn và Aberdeen, là di tích pháp định để ghi nhận giá trị lịch sử cao của các công trình công cộng này.[4] Ngoài ra, vào ngày 22 tháng 5 năm 2020, thêm một công trình tại thủy đường Bạc Phù Lâm được xếp loại là di tích theo luật định.[5][6]
Đảo Hồng Kông
[sửa | sửa mã nguồn]#ID | Tên | Hình ảnh | Ngày công nhận | Vị trí | Năm xây dựng | Ghi chú | Toạ độ | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
M0087 | 6 công trình lịch sử của Hồ chứa Bạc Phù Lâm | 18 tháng 9 năm 2009 | Bạc Phù Lâm, Nam khu | 1860 – 1871 | 22°15′54″B 114°08′14″Đ / 22,26498°B 114,13727°Đ | [7][8] | ||
M0088 | 22 công trình lịch sử của Nhóm hồ chứa Đại Đàm | 18 tháng 9 năm 2009 | Đại Đàm, Nam khu | 1883 – 1936 | 22°16′B 114°13′Đ / 22,26°B 114,21°Đ | [7][9] | ||
M0089 | 3 công trình lịch sử của Hồ chứa Hoàng Nê Dũng | 18 tháng 9 năm 2009 | Hoàng Nê Dũng, Loan Tể khu | 1899 | 22°15′24″B 114°11′43″Đ / 22,256572°B 114,195326°Đ | [7][10] | ||
M0090 | 4 công trình lịch sử của Hồ chứa Aberdeen | 18 tháng 9 năm 2009 | Aberdeen, Nam khu | 1932 | 22°15′25″B 114°09′48″Đ / 22,256902°B 114,163247°Đ | [7][11] | ||
M0124 | Cây cầu đá trong Hồ chứa Bạc Phù Lâm | 22 tháng 5 năm 2020 | Bạc Phù Lâm, Nam khu | Thế kỉ 19 | Cây cầu đá này không phải là một phần của 4 cây cầu khác được xác định trong 6 cấu trúc lịch sử của hồ chứa Bạc Phù Lâm (M0087). | 22°15′59″B 114°08′21″Đ / 22,266525°B 114,139296°Đ | [12][13] |
Tân Giới
[sửa | sửa mã nguồn]#ID | Tên | Hình ảnh | Ngày công nhận | Vị trí | Năm xây dựng | Ghi chú | Toạ độ | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
M0091 | 5 công trình lịch sử của hồ chứa Cửu Long | 18 tháng 9 năm 2009 | Đường Kim Sơn, Công viên giao dã Kim Sơn, Sa Điền khu | 1901 – 1911 | 22°21′15″B 114°09′16″Đ / 22,354167°B 114,154444°Đ | [14][15] | ||
M0092 | Bia kỉ niệm Hồ chứa Thành Môn | 18 tháng 9 năm 2009 | Thành Môn, Quỳ Thanh khu | 1937 | 22°23′10″B 114°08′50″Đ / 22,38611111°B 114,14722222°Đ | [14][16] |
Bản đồ vị trí các hồ chứa nước
[sửa | sửa mã nguồn]Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Hồ chứa nước Bạc Phù Lâm là hồ chứa lâu đời nhất của Hồng Kông
-
Nhóm hồ chứa nước Đại Đàm có đến 22 trong tổng số 41 công trình cấp nước của 6 hồ chứa là di tích pháp định trong đợt công nhận vào tháng 9 năm 2009
-
Hồ chứa nước Thuyền Loan Đạm là hồ chứa lớn nhất về diện tích mặt nước ở đặc khu
-
Hồ chứa nước Vạn Nghi cùng với hồ chứa Thuyền Loan Đạm là nguồn cung cấp nước chính của Hồng Kông
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 水塘現總存水量逾3億6850立方米
- ^ Hong Kong. New Territories Administration,1962,Annual departmental report by the District Commissioner, New Territories,
- ^ “香港地方 - 香港水塘(一)香港九龍”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
- ^ “41 waterworks structures declared monuments (with photos)”. Công báo Chính phủ Hồng Kông (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. 9 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
- ^ “The Masonry Bridge of Pok Fu Lam Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích (Antiquities and Monuments Office) (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Three historic items declared as monuments (with photos)”. Công báo Chính phủ Hồng Kông (bằng tiếng Anh). Chính phủ Hồng Kông. 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
- ^ a b c d “41 waterworks structures declared monuments (with photos)”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. ngày 18 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
- ^ “6 Historic Structures of Pok Fu Lam Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
- ^ “22 Historic Structures of Tai Tam Group of Reservoirs”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
- ^ “3 Historic Structures of Wong Nai Chung Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
- ^ “4 Historic Structures of Aberdeen Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Three historic items declared as monuments (with photos)”. Công báo Chính phủ Hồng Kông. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.
- ^ “The masonry bridge of Pok Fu Lam Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b “"41 waterworks structures declared monuments"”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
- ^ “5 Historic Structures of Kowloon Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Memorial Stone of Shing Mun Reservoir”. Văn phòng Cổ vật và Di tích. Chính phủ Hồng Kông. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
Nguồn chính
[sửa | sửa mã nguồn]- 2007 Hong Kong Map [Bản đồ Hồng Kông 2007]. Easy Finder. 2007. ISBN 962-8751-15-8.
- 水務署 - 資料及刊物 - 本港水塘資料 - 存水量
- 地政總署測繪處:香港地理資料
- 21st Century Dam Design — Advances and Adaptations
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Công trình nước của một thế kỷ
- Hồ chứa nước của Hồng Kông - bằng tiếng Trung