Bước tới nội dung

Final Fantasy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Final Fantasy
Thể loạiTrò chơi nhập vai
Phát triểnSquare
Square Enix
Phát hànhSquare
Square Enix
Tác giảSakaguchi Hironobu
Họa sĩNaora Yusuke
Nomura Tetsuya
Murase Shūkō
Minagawa Hiroshi
Yoshida Akihiko
Roberto Ferrari
Soạn nhạcUematsu Nobuo
Hamauzu Masashi
Nakano Junya
Sakimoto Hitoshi
Mizuta Naoshi
Suzuki Mitsuto
Soken Masayoshi
Shimomura Yoko
Iwata Masaharu
Iwasaki Hidenori
Yamazaki Ryo
Nền tảng
Phiên bản đầu tiênFinal Fantasy
18 tháng 12 năm 1987
Phiên bản cuối cùngFinal Fantasy XIV: Dawntrail
2 tháng 7 năm 2024

Final Fantasy[a] là một dòng trò chơi điện tử nhập vai khoa học kỳ ảothương hiệu truyền thông của Nhật Bản do Sakaguchi Hironobu tạo ra. Loạt trò chơi được phát triển và thuộc sở hữu của Square Enix (trước đây là Square). Thể loại chính của dòng game Final Fantasy là trò chơi nhập vai (RPG Role Playing Game). Trò chơi đầu tiên của dòng này được ra mắt vào năm 1987 và tính đến thời điểm hiện tại có tổng cộng 15 bản chính được phát hành. Series Final Fantasy đã chuyển hướng sang nhiều thể loại khác nhau như chiến thuật, hành động nhập vai, nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG), đua xe, bắn súng góc nhìn người thứ ba, đối kháng, trò chơi âm nhạc và cũng rẽ nhánh sang nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác bao gồm phim CGI, anime, manga và cả tiểu thuyết. Final Fantasy là một trong những thương hiệu truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, thu về tổng cộng 11,5 tỷ đô la Mỹ tính đến năm 2020.

Mỗi phần của Final Fantasy là một cốt truyện độc lập, không có mối liên hệ gì giữa các phần với nhau. Bối cảnh, cốt truyện và nhân vật trong từng phần là khác nhau nhưng vẫn có sự liên kết bởi các yếu tố lặp đi lặp lại như game mechanic[b] và tên nhân vật. Yếu tố cốt truyện của Final Fantasy không chỉ tập trung xoay quanh một nhóm anh hùng chiến đấu với cái ác mà còn khám phá khía cạnh nội tâm và mối quan hệ giữa các nhân vật. Tên của nhân vật thường bắt nguồn từ lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa đại chúngthần thoại của nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới. Hệ thống chiến đấu và bản đồ của mỗi phần game đều có những sự tương đồng nhất định.

Series Final Fantasy thành công cả về mặt phê bình lẫn thương mại, bán được hơn 154,5 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành một trong những loạt trò chơi điện tử bán chạy nhất mọi thời đại. Loạt trò chơi cũng được biết đến nhiều bởi sự đổi mới, hình ảnh và âm nhạc, chẳng hạn như video chuyển động đầy đủ (Full-motion Videos FMV), thiết kế tạo hình nhân vật photorealistic[c] và âm nhạc của Uematsu Nobuo. Dòng trò chơi đã phổ biến nhiều tính năng của trò chơi nhập vai hiện tại cũng như truyền bá rộng rãi thể loại này ra các thị trường ngoài Nhật Bản.

Phương tiện truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm đầu tiên của dòng trò chơi Final Fantasy phát hành tại Nhật Bản vào ngày 18 tháng 12 năm 1987. Các phần game tiếp theo đều đánh số và có cốt truyện không liên quan gì tới phần trước nên số của tác phẩm đề cập tới số tập hơn là ám chỉ đến phần tiếp theo. Nhiều phần Final Fantasy đã được bản địa hóa ở những thị trường như Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm máy chơi game console, máy tính cá nhân (PC) và điện thoại di động. Các phần sau này của loạt cũng xuất hiện trên các hệ máy console thế hệ thứ bảythế hệ thứ tám. Tính đến tháng 11 năm 2016, series bao gồm các phần chính từ Final Fantasy I đến Final Fantasy XV cũng như các phần tiếp theo và spin-off từ game chính. Cả phần kế và spin-off đều được phát hành và xác nhận là đang trong quá trình phát triển. Các game cũ hầu hết đều được làm lại hoặc tái phát hành trên nhiều nền tảng khác.[1]

Loạt trò chơi chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Dòng thời gian phát hành
1987Final Fantasy
1988Final Fantasy II
1989
1990Final Fantasy III
1991Final Fantasy IV
1992Final Fantasy V
1993
1994Final Fantasy VI
1995
1996
1997Final Fantasy VII
1998
1999Final Fantasy VIII
2000Final Fantasy IX
2001Final Fantasy X
2002Final Fantasy XI
2003
2004
2005
2006Final Fantasy XII
2007
2008
2009Final Fantasy XIII
2010
2011
2012
2013Final Fantasy XIV
2014
2015
2016Final Fantasy XV
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023Final Fantasy XVI

Ba phần Final Fantasy đầu tiên phát hành trên nền tảng Nintendo Entertainment System (NES). Final Fantasy I phát hành ở Nhật Bản vào năm 1987 và tại Bắc Mỹ vào năm 1990.[2][3] Nó giới thiệu đến thể loại game nhập vai console nhiều khái niệm và đã được làm lại trên một số nền tảng.[3] Final Fantasy II phát hành vào năm 1988 ở Nhật Bản và có gộp chung với Final Fantasy I trong nhiều phiên bản tái phát hành.[3][4][5] Trò chơi NES cuối cùng Final Fantasy III phát hành tại Nhật Bản vào năm 1990.[6] Tuy nhiên, trò chơi đã không được phát hành bên ngoài Nhật Bản cho tới khi bản làm lại Nintendo DS ra đời vào năm 2006.[5]

Hệ máy Super Nintendo Entertainment System (SNES) cũng có ba phần của series chính, tất cả các phần đều đã được phát hành lại trên một số nền tảng. Final Fantasy IV phát hành lần đầu vào năm 1991. Phiên bản Bắc Mỹ của trò chơi có tiêu đề là Final Fantasy II.[7][8] Nó đã giới thiệu hệ thống "Active Time Battle".[d][9] Final Fantasy V phát hành vào năm 1992 ở Nhật Bản là tác phẩm đầu tiên của series có phần tiếp theo: một chương trình anime ngắn tập với tên gọi Final Fantasy: Legend of the Crystals.[3][10][11] Final Fantasy VI phát hành tại Nhật Bản vào năm 1994 và có tiêu đề là Final Fantasy III ở Bắc Mỹ.[12]

Hệ máy chơi game console PlayStation chứng kiến sự phát hành của ba game Final Fantasy chính. Final Fantasy VII (1997) chuyển từ đồ họa máy tính 2D sử dụng trong sáu tác phẩm đầu tiên thành đồ họa máy tính 3D. Trò chơi có các nhân vật thiết kế theo kiểu đa giác (polygonal) trên nền kết xuất trước (pre-rendering). Nó cũng giới thiệu bối cảnh hiện đại hơn, một phong cách vẫn còn ảnh hưởng đến phần tiếp theo.[3] Nó cũng là game thứ hai của series được phát hành ở châu Âu khi sản phẩm đầu tiên là Final Fantasy Mystic Quest. Final Fantasy VIII phát hành vào năm 1999 và là phần đầu tiên thiết kế nhân vật có ngoại hình cân đối một cách đồng nhất và có đoạn hát lời làm nhạc chủ đề.[3][13] Final Fantasy IX phát hành năm 2000 đã trở về chủ điểm gốc của loạt trò chơi khi tái thiết lập bối cảnh Final Fantasy truyền thống thay vì bối cảnh hiện đại trong Final Fantasy VIIVIII.[3][14]

Ba phần chính cũng như trò chơi trực tuyến đã phát hành cho hệ máy PlayStation 2 (PS2).[15][16][17] Final Fantasy X (2001) giới thiệu khu vực 3D đầy đủ và là tác phẩm đầu tiên của loạt có lồng tiếng và cũng là game đầu tiên có phần phụ tiếp nối (Final Fantasy X-2, xuất bản năm 2003).[18][19] Final Fantasy XItrò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đầu tiên (MMORPG) của series phát hành cho hệ máy PS2 và máy tính cá nhân vào năm 2002, và sau này là Xbox 360.[20][21] Nó đưa vào cơ chế trận chiến thời gian thực[e] thay vì đụng độ ngẫu nhiên.[21] Final Fantasy XII phát hành vào năm 2006 cũng tích hợp yếu tố trận chiến thời gian thực trong các khu vực lớn có liên kết với nhau.[22][23] Tác phẩm cũng là phần đầu tiên trong loạt chính tận dụng thế giới của các game trước kia, cụ thể là vùng đất giả tưởng Ivalice từng xuất hiện trong Final Fantasy TacticsVagrant Story.[24]

Vào năm 2009, Final Fantasy XIII phát hành ở Nhật Bản và ở Bắc Mỹ lẫn châu Âu vào năm sau cho hệ máy PlayStation 3Xbox 360.[25][26] Nó là lá cờ đầu của loạt trò chơi Fabula Nova Crystallis Final Fantasy[27] và trở thành game chính đầu tiên ra mắt hai phần phụ nối tiếp (XIII-2Lightning Returns).[28] Nó cũng là phần đầu tiên phát hành bằng tiếng Trung và có độ nét cao cùng với việc được phát hành trên hai hệ máy chơi game console cùng một lúc. Game nhập vai trực tuyến Final Fantasy XIV phát hành cho nền tảng Microsoft Windows trên toàn thế giới vào năm 2010 nhưng bị chỉ trích nặng nề, buộc Square Enix phải phát hành trò chơi với tiêu đề Final Fantasy XIV: A Realm Reborn cho hệ máy PlayStation 3 vào năm 2013.[29] Final Fantasy XV là trò chơi nhập vai hành động phát hành cho hệ máy PlayStation 4Xbox 360 vào năm 2016.[30][31] Xuất phát điểm là spin-off của phần XIII dưới tên gọi Versus XIII, Final Fantasy XV sử dụng mythos[f] của series Fabula Nova Crystallis. Dù vậy, theo các nhà phát triển thì trò chơi xét về nhiều khía cạnh khác vẫn có vị thế riêng của nó và khác biệt nhiều so với phần còn lại của loạt trò chơi.[32][33][34][35][36][37] Sản phẩm thứ mười sáu của dòng chính, Final Fantasy XVI,[38] đã được phát hành vào năm 2023 cho hệ máy PlayStation 5.[39]

Phiên bản làm lại, phần tiếp theo và spin-off

[sửa | sửa mã nguồn]

Final Fantasy đã sản xuất nhiều spin-offmetaseries. Một trong số đó thật ra không phải là trò chơi Final Fantasy nhưng thay đổi thương hiệu để phát hành ở Bắc Mỹ. Chẳng hạn như loạt trò chơi SaGa đổi tên thành The Final Fantasy Legend với hai phần kế tiếp là Final Fantasy Legend IIFinal Fantasy Legend III.[40] Final Fantasy Mystic Quest được phát triển đặc biệt cho công chúng Hoa Kỳ và Final Fantasy Tacticsgame nhập vai chiến lược có nhiều mối liên hệ và chủ đề có thể tìm thấy trong series.[41][42] Loạt spin-off Chocobo, chuỗi Final Fantasy Crystal Chronicles và dòng trò chơi Kingdom Hearts cũng bao gồm nhiều yếu tố của Final Fantasy.[40][43] Vào năm 2003, phần phụ nối tiếp đầu tiên của series Final FantasyFinal Fantasy X-2 được phát hành.[44] Final Fantasy XIII dự định ban đầu là giữ nguyên hiện trạng nhưng nhóm phát triển muốn khai thác nhiều hơn nữa thế giới, nhân vật và mythos của game. Kết quả là trò chơi đã lần lượt phát triển và phát hành hai phần tiếp theo vào năm 2011 và 2013, tạo ra bộ ba chính thức đầu tiên của dòng trò chơi.[28] Dissidia Final Fantasy phát hành vào năm 2009 là trò chơi đối kháng có sự hiện diện của anh hùng và kẻ ác đến từ mười phần đầu tiên của loạt chính.[45] Sản phẩm nối tiếp là phần tiền truyện ra mắt vào năm 2011.[46] Các spin-off khác đã phát hành dưới dạng series phụ — Tổng hợp trò chơi Final Fantasy VII, Ivalice Alliance, và Fabula Nova Crystallis Final Fantasy. Bản làm lại nâng cao của Final Fantasy IIIFinal Fantasy IV cũng lần lượt phát hành vào năm 2006 và 2007.[47][48] Final Fantasy VII Remake phát hành trên PlayStation 4 vào năm 2020.[49] Final Fantasy VII Rebirth được trình làng trên PlayStation 5 vào năm 2024.[50]

Phương tiện truyền thông khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim và truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Phim Final Fantasy
1994Final Fantasy: Legend of the Crystals
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001Final Fantasy: The Spirits Within
Final Fantasy: Unlimited
2002
2003
2004
2005Final Fantasy VII: Advent Children
Last Order: Final Fantasy VII
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016Kingsglaive: Final Fantasy XV
Brotherhood: Final Fantasy XV
2017Final Fantasy XIV: Dad of Light
2018
2019Final Fantasy XV: Episode Ardyn – Prologue

Square Enix đã mở rộng series Final Fantasy sang nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau. Nhiều anime và phim CGI đã được sản xuất dựa trên từng game Final Fantasy riêng lẻ hoặc toàn bộ series. Tác phẩm đầu tiên là OVA Final Fantasy: Legend of the Crystals, phần tiếp theo của Final Fantasy V. Cốt truyện lấy bối cảnh ở một thế giới tương tự trong trò chơi với mốc thời gian là tương lai 200 năm. Nó phát hành thành bốn tập 30 phút, lần đầu ở Nhật Bản vào năm 1994 và sau này ở Hoa Kỳ bởi Urban Vision vào năm 1998. Năm 2001, Square Pictures đã phát hành phim dài đầu tiên với tựa đề Final Fantasy: The Spirits Within. Bộ phim lấy bối cảnh Trái Đất tương lai bị xâm chiếm bởi các dạng sự sống ngoài hành tinh.[51] Spirit Withins là phim hoạt hình đầu tiên có nỗ lực khắc họa con người CGI theo phong cách photorealistic nhưng bị coi là bom xịt phòng vé và nhận nhiều ý kiến trái chiều.[51][52][53]

Chương trình truyền hình dài 25 tập Final Fantasy Unlimited phát hành vào năm 2001 dựa trên các yếu tố thường gặp của dòng trò chơi Final Fantasy. Nó phát sóng ở Nhật Bản trên đài TV Tokyo và phát hành tới Bắc Mỹ bởi ADV Films.[54]

Năm 2005, bộ phim CGI băng đĩa thời lượng dài Final Fantasy VII: Advent Children và OVA non-canon[g][55] Last Order: Final Fantasy VII đã phát hành như một phần của Tổng hợp trò chơi Final Fantasy VII. Advent Children được diễn hoạt bởi Visual Works, một xưởng phim hoạt hình từng giúp cho công ty tạo ra các đoạn CG cho game.[56] Trái ngược với thất bại của Spirit Within, Advent Children là bộ phim thành công về mặt thương mại.[57][58][59][60] Mặt khác, Last Order phát hành tại Nhật Bản trong một gói DVD đặc biệt kèm với Advent Children. Last Order bán rất chạy[61] và các nhà phê bình phương Tây đón nhận nó một cách tích cực,[62][63] mặc dù phản ứng của người hâm mộ thì lại mang tính trái chiều vì những cảnh phim bị thay đổi khác với cốt truyện vốn được xác lập ngay từ đầu.[64]

Hai phim hoạt hình có liên kết với Final Fantasy XV được công bố tại sự kiện dành cho người hâm mộ và thông cáo báo chí Uncovered Final Fantasy XV. Chúng là một phần của dự án đa phương tiện lớn hơn có tên là Final Fantasy XV Universe.[h] Brotherhood: Final Fantasy XV là một loạt phim gồm năm tập dài từ 10 đến 20 phút do A-1 Pictures và Square Enix phát triển, kể chi tiết về backstory[i] của dàn nhân vật chính. Kingsglaive: Final Fantasy XV là một bộ phim điện ảnh CGI được chuẩn bị để phát hành trước trò chơi vào mùa hè 2016, xuất hiện trong phần mở màn của game và theo chân dàn nhân vật phụ mới.[65][66][67][68] Vào ngày 26 tháng 2 năm 2019, Square Enix phát hành bộ anime ngắn do Satelight Inc sản xuất với tựa đề Final Fantasy XV: Episode Ardyn – Prologue trên kênh Youtube của họ. Bộ phim đóng vai trò là backstory cho phần DLC (nội dung tải về) cuối cùng của Final Fantasy XV cung cấp thông tin chi tiết về quá khứ của Ardyn.[69]

Square Enix cũng phát hành Final Fantasy XIV: Dad of Light, một bộ opera xà phòng Nhật Bản dài tám tập. Nó có sự kết hợp giữa các cảnh phim người đóng và footage[j] lối chơi của Final Fantasy XIV. Phim công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2017 và phát hành trên toàn thế giới thông qua Netflix vào tháng 9 cùng năm.[70]

Có một thông báo vào tháng 6 năm 2019 rằng Sony Pictures Television đang thực hiện chuyển thể phim người đóng đầu tiên của series cùng với Square Enix và Hivermind. Jason F. Brown, Sean Daniel và Dinesh Shamdasani bên phía Hivermind sẽ là nhà sản xuất trong khi Ben Lustig và Jake Thornton sẽ viết kịch bản cho loạt phim và đóng vai trò là người điều hành sản xuất.[71]

Phương tiện khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số phần đã được chuyển thể hoặc có spin-off dưới dạng manga và tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên được tiểu thuyết hóa là Final Fantasy II vào năm 1989, và theo sau là một manga chuyển thể của Final Fantasy III vào năm 1992.[72][73] Thập kỉ vừa qua chứng kiến sự tăng lên về số lượng của những chuyển thể không phải video game và spin-off. Final Fantasy: The Spirits Within được chuyển thể thành tiểu thuyết. Trò chơi spin-off Final Fantasy Crystal Chronicles cũng được chuyển thể thành manga và Final Fantasy XI đã có một tiểu thuyết và manga lấy bối cảnh nối tiếp chính nó.[74][75][76][77] Chuỗi bảy tiểu thuyết ngắn On the Way to a Smile dựa trên vũ trụ Final Fantasy VII cũng được phát hành. Cốt truyện Final Fantasy: Unlimited đã tiếp tục thêm một chút dưới dạng tiểu thuyết và manga sau khi loạt anime kết thúc.[78] Series Final Fantasy XFinal Fantasy XIII cũng phát hành tiểu thuyết ngắn và audio drama.[k][79] Hai phần Final Fantasy Tactics AdvanceFinal Fantasy: Unlimited đã được chuyển thể thành audio drama.[80][81]

Trò chơi sưu tập thẻ bài có tên Final Fantasy trading card game do Square Enix và Hobby Japan phát triển, phát hành lần đầu tại Nhật Bản vào năm 2012 cùng với phiên bản tiếng Anh vào năm 2016.[82] Sản phẩm được so sánh với Magic: the Gathering và các giải đấu cho trò chơi cũng được tổ chức.[83][84]

Các yếu tố thường gặp

[sửa | sửa mã nguồn]
Logo của series Final Fantasy

Mặc dù hầu hết các phần Final Fantasy đều độc lập nhưng nhiều yếu tố lối chơi vẫn tái diễn xuyên suốt loạt trò chơi.[85][86] Hầu hết các phần đều hàm chứa yếu tố kỳ ảokhoa học viễn tưởng với tên gọi lấy cảm hứng từ lịch sử, ngôn ngữ và thần thoại của các nền văn hóa khác nhau, bao gồm châu Á, châu ÂuTrung Đông.[87] Vũ khí có tên như ExcaliburMasamune lần lượt bắt nguồn từ truyền thuyết vua Arthur và thợ rèn kiếm nổi tiếng người Nhật Bản thời cổ đại Masamune. Thần chú như Holy, Meteor và Ultima[l] cũng khơi nguồn từ những cảm hứng đó.[86][87] Kể từ Final Fantasy IV, dòng chính đã áp dụng phong cách logo hiện tại có cùng kiểu chữ và biểu tượng do nghệ sĩ Nhật Bản Amano Yoshitaka thiết kế. Biểu tượng của logo có liên quan đến cốt truyện game và thường thể hiện một nhân vật hoặc đối tượng trong cốt truyện đó. Các bản làm lại tiếp theo của ba phần đầu tiên đều thay thế biểu tượng trước đó bằng biểu tượng tương tự như phần còn lại của series.[86]

Cốt truyện và chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột cần phải giải quyết trong nhiều game Final Fantasy tập trung vào một nhóm nhân vật chiến đấu chống lại cái ác. Nhân vật phản diện thỉnh thoảng là quái vật có nguồn gốc từ thời cổ đại thống trị thế giới trong trò chơi. Cốt truyện của game thường xoay quanh quốc gia có chủ quyền giữa cuộc khởi nghĩa. Nhân vật chính là người tham gia vào cuộc khởi nghĩa đó. Anh hùng thường là chiến binh được chọn để đánh bại cái ác và đôi khi tập hợp lại dưới sự sắp đặt của kẻ phản diện.[3][87] Một yếu tố quan trọng khác của loạt trò chơi là sự tồn tại của hai nhân vật phản diện. Kẻ thủ ác không phải lúc nào cũng là chính hắn vì hắn có thể chỉ là nạn nhân của một nhân vật hoặc thực thể nào đó.[3] Kẻ phản diện chính có giới thiệu ở đầu game không phải lúc nào cũng là kẻ thù cuối cùng và nhóm nhân vật buộc phải tiếp tục nhiệm vụ của họ ngoài những gì có vẻ là trận chiến cuối cùng.[87]

Cốt truyện của series thường nhấn mạnh vào yếu tố đấu tranh nội tâm, động lực để chiến đấu và bi kịch cuộc đời của nhân vật. Một số phần thỉnh thoảng cung cấp đoạn hồi tưởng quá khứ để giúp người chơi hiểu rõ hơn về họ.[23][88] Game cũng thường đề cập đến mối quan hệ từ tình yêu đến đối địch giữa các nhân vật.[3] Yếu tố thường gặp khác có vai trò thúc đẩy cốt truyện bao gồm nhân vật bị mất trí nhớ, anh hùng trở nên lạc lối vì bị thế lực xấu chi phối, nhầm lẫn danh tính và sự hy sinh quên mình vì đồng đội.[3][89] Quả cầu ma thuật và tinh thể là món đồ xuất hiện thường xuyên trong nhiều phần và có mối liên quan đến chủ đề của cốt truyện.[87] Tinh thể thường đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra thế giới và phần lớn game Final Fantasy đều gán tinh thể với quả cầu như nguồn sinh lực của hành tinh. Do đó, việc tranh chấp quyền kiểm soát những viên tinh thể này thường là nguyên nhân xảy ra xung đột.[87][90] Các chủ đề bối cảnh và cốt truyện thường gặp khác bao gồm giả thuyết Gaia, ngày tận thế và mâu thuẫn giữa công nghệ hiện đại với môi trường tự nhiên.[87][91][92]

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Loạt trò chơi có một số khuôn mẫu nhân vật lặp đi lặp lại. Nhân vật tái diễn nổi tiếng nhất trong mọi phần kể từ Final Fantasy II (tính cả các phiên bản làm lại của Final Fantasy I) là Cid. Ngoại hình, tính cách, mục tiêu và vai trò của Cid trong suốt series (nhân vật đồng minh NPC, thành viên trong nhóm, nhân vật phản diện) có sự đa dạng đáng kể. Tuy nhiên, mọi Cid đều có hai đặc điểm chung: là nhà khoa học hoặc kỹ sư và có mối liên hệ với tàu bay mà nhóm nhân vật có được trong game. Mỗi Cid đều có ít nhất một trong hai đặc điểm này.[93]

Nhân vật Biggs và Wedge lấy cảm hứng từ hai nhân vật cùng tên trong Chiến tranh giữa các vì sao. Họ xuất hiện trong nhiều game với tư cách là các nhân vật phụ và đôi khi có mục đích khôi hài.[23][86] Những tác phẩm về sau của series đều có một số nhân vật nam với tính cách mềm yếu. Sinh vật xuất hiện trong nhiều phần bao gồm ChocoboMoogle.[23] Chocobo là loài chim lớn có hình thể giống một con đà điểu, thường không biết bay, đóng vai trò như một phương tiện di chuyển đường dài cho các nhân vật. Còn Moogle là những sinh vật màu trắng, mập mạp giống như gấu bông có đôi cánh và một chiếc ăng-ten trên đầu. Chúng thực hiện nhiều vai trò khác nhau bao gồm chuyển phát thư, thợ rèn vũ khí, nhân vật người chơi trong nhóm và lưu trò chơi. Sự xuất hiện của Chocobo và Moogle thường đi kèm với các bài nhạc chủ đề cụ thể được chuyển soạn soạn khác nhau cho từng game.[3][23][86] Final Fantasy cũng nổi tiếng với những con quái vật và sinh vật đặc trưng của nó.[94]

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong game Final Fantasy, người chơi điều khiển một nhóm nhân vật thực hiện các nhiệm vụ chính, phụ, du hành khắp thế giới và đánh bại nhiều kẻ thù khác nhau để có thể khám phá cốt truyện, bản chất của thế giới trong trò chơi.[3][87] Kẻ thù thường xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong lúc di chuyển trên bản đồ thế giới hoặc trong các dungeon, cơ chế đụng độ kẻ thù này đã đã thay đổi kể từ Final Fantasy XIFinal Fantasy XII. Người chơi đưa ra các mệnh lệnh chiến đấu — như "Chiến đấu", "Phép thuật" và "Món đồ" — cho từng nhân vật thông qua giao diện điều khiển bằng menu khi tham gia vào các trận chiến. Mỗi game trong loạt trò chơi sử dụng hệ thống chiến đấu khác nhau. Trước Final Fantasy XI, trận chiến diễn ra theo lượt với nhân vật chính và phản diện ở các hướng khác nhau của chiến trường. Final Fantasy IV đã ra mắt hệ thống "Active Time Battle" (ATB) củng cố tính chất đánh theo lượt với hệ thống thời gian chạy liên tục trong trận chiến. Ito Hiroyuki là người thiết kế hệ thống này, nó mang đến sự khẩn trương và hào hứng khi chiến đấu bằng cách yêu cầu người chơi hành động trước khi kẻ thù tấn công. Hệ thống được sử dụng cho đến Final Fantasy X thì chuyển đổi thành "Conditional Turn-Based" (CTB).[3][23][95] Hệ thống mới này quay trở lại hệ thống đánh theo lượt trước đó nhưng đã bổ sung một số thay đổi để mang đến cho người chơi nhiều thử thách hơn.[19][96] Final Fantasy XI áp dụng hệ thống chiến đấu thời gian thực, nơi nhân vật liên tục hành động tùy theo mệnh lệnh được ban hành.[97] Final Fantasy XII tiếp tục phát triển lối chơi này với hệ thống "Active Dimension Battle".[98] Hệ thống chiến đấu của Final Fantasy XIII được thiết kế bởi cùng một người đã thiết kế cho Final Fantasy X,[99] nhằm mang lại cảm giác hành động, mô phỏng các trận chiến như phim điện ảnh trong Final Fantasy VII: Advent Children. Phần mới nhất của loạt trò chơi điện tử, Final Fantasy XV, giới thiệu hệ thống "Open Combat" mới. Không giống như các hệ thống chiến đấu trước đó của dòng trò chơi, hệ thống "Open Combat" (OCS) cho phép người chơi thực hiện một chuỗi chiến đấu hoàn toàn chủ động, cho phép tấn công và di chuyển trong phạm vi tự do, mang lại cảm giác chiến đấu trôi chảy hơn nhiều. Hệ thống này cũng tích hợp Tùy chọn "Chiến thuật" trong trận chiến, cho phép tạm dừng trận chiến đang hoạt động để có thể sử dụng món đồ.[100]

Giống như hầu hết trò chơi nhập vai, các phần Final Fantasy sử dụng hệ thống cấp độ kinh nghiệm để thăng cấp nhân vật, trong đó điểm kinh nghiệm được tích lũy bằng cách tiêu diệt kẻ thù.[101][102][103][104] Lớp nhân vật với nghề nghiệp cụ thể cho phép nhân vật có những khả năng độc đáo cũng là một yếu tố thường gặp khác. Kể từ khi được giới thiệu trong game đầu tiên thì mỗi phần sau này đều có cách sử dụng hệ thống lớp nhân vật khác nhau. Một số game thì cố định nhân vật vào một nghề nghiệp duy nhất để phù hợp với tính chất của cốt truyện. Một số khác thì có hệ thống nghề nghiệp linh động cho phép người chơi chọn nhiều lớp nhân vật và chuyển đổi liên tục trong suốt trò chơi. Hệ thống nghề nghiệp dù được sử dụng nhiều trong nhiều phần nhưng dần trở nên ít phổ biến vì nhân vật có sự linh hoạt hơn. Nhiều nhân vật còn theo một khuôn mẫu nhưng vẫn có thể học kỹ năng bên ngoài lớp của họ.[23][86][87]

Phép thuật là một yếu tố game nhập vai phổ biến khác trong loạt trò chơi. Cách mà nhân vật học được phép thuật là khác nhau trong từng phần nhưng phép thuật nhìn chung đều phân loại theo màu sắc: "Phép thuật trắng" là loại phép thuật hỗ trợ đồng đội, "Phép thuật đen" thiên về gây thiệt hại cho kẻ thù hoặc đồng đội, "Phép thuật đỏ" là sự kết hợp của phép thuật trắng và đen, "Phép thuật xanh lam" bắt chước các đòn tấn công của kẻ thù và "Phép thuật xanh lục" tập trung vào việc áp dụng các hiệu ứng trạng thái cho đồng minh hoặc kẻ thù.[3][86][95] Các loại ma thuật thường gặp khác bao gồm "Phép thuật thời gian" tập trung vào các chủ đề về thời gian, không gian, lực hấp dẫn và "Phép thuật triệu hồi" có thể gọi lên những sinh vật huyền thoại để hỗ trợ trong trận chiến và là một tính năng đã tồn tại kể từ Final Fantasy III. Sinh vật được triệu hồi thường được gọi bằng những cái tên như "Esper" hoặc "Eidolon" và lấy cảm hứng từ thần thoại từ văn hóa Ả Rập, Hindu, Bắc ÂuHy Lạp.[86][87]

Các phương tiện giao thông khác nhau đã xuất hiện trong loạt trò chơi. Phổ biến nhất là tàu bay để di chuyển đường dài cùng với chocobo để di chuyển quãng đường ngắn. Những loại khác bao gồm thuyền ​​biển và thuyền cạn. Kể từ sau Final Fantasy VII, các thiết kế phương tiện hiện đại và tương lai hơn cũng đưa vào.[87]

Lịch sử và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Người đàn ông ngồi trên ghế và cầm micro
Sakaguchi Hironobu, nhà sáng tạo của loạt trò chơi Final Fantasy

Vào giữa thập niên 80, Square bước chân vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử Nhật Bản với các game RPG đơn giản, game đua xe, và game platform cho thiết bị ngoại vi Famicom Disk System của Nintendo. Vào năm 1987, nhà thiết kế của Square Sakaguchi Hironobu muốn tạo ra một trò chơi nhập vai kỳ ảo mới cho hệ máy NES băng catridge và lấy cảm hứng từ các trò chơi kỳ ảo nổi tiếng: Dragon Quest của Enix, The Legend of Zelda của Nintendo, và loạt trò chơi Ultima của Origin Systems. Sakaguchi đã giải thích rằng trò chơi này là nỗ lực cuối cùng của bản thân trong ngành công nghiệp game và tựa đề Final Fantasy bắt nguồn từ nỗi niềm của ông vào thời điểm đó; nếu tác phẩm bán không chạy, ông sẽ từ bỏ sự nghiệp và quay trở lại trường đại học.[105][106][107] Mặc dù vậy, các tạp chí mạng về game vẫn cho rằng cái tên đó tượng trưng cho niềm hy vọng có thể giải quyết vấn đề tài chính của công ty.[106][108] Năm 2015, Sakaguchi giải thích nguồn gốc tên gọi: đội ngũ sản xuất muốn tên của tác phẩm có thể rút gọn thành "FF", nghe có vẻ hay trong tiếng Nhật. Tiêu đề trò chơi ban đầu dự tính là Fighting Fantasy nhưng phải thay đổi để tránh trùng tên với một series trò chơi nhập vai gamebook[m]. Vì từ "Final" là từ được nhiều người biết đến ở Nhật Bản nên ông đã chọn từ đó. Theo Sakaguchi, bất kỳ tiêu đề nào tạo ra từ viết tắt "FF" sẽ đạt.[109]

Trò chơi thực sự đã thay đổi số phận của Square và trở thành thương hiệu game hàng đầu của công ty.[52][106] Nối gót thành công, Square ngay lập tức phát triển phần hai. Bởi vì Sakaguchi dự định rằng Final Fantasy sẽ là trò chơi độc lập nên cốt truyện của nó không được thiết kế để có phần tiếp theo. Thay vào đó, các nhà phát triển thiết kế phần kế tiếp chỉ mang những nét tương đồng về chủ đề kỳ ảo từ phần trước, trong khi một vài yếu tố lối chơi chẳng hạn như hệ thống nâng cấp nhân vật sẽ được đại tu. Phương pháp thiết kế game này vẫn tiếp tục xuyên suốt series Final Fantasy; mỗi game Final Fantasy phần chính có một bối cảnh mới, dàn nhân vật mới, và nâng cấp hệ thống trận chiến.[5] Chuyên gia video game John Harris cho rằng khái niệm làm lại hệ thống trò chơi cho mỗi phần tiếp theo đến từ loạt game Dragon Slayer của Nihon Falcom[110] mà Square đã phát hành trước đó.[111] Công ty thường xuyên phát hành game mới trong series chính. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa các ngày phát hành của Final Fantasy XI (2002), Final Fantasy XII (2006) và Final Fantasy XIII (2009) lại dài hơn nhiều so với các phần trước đó. Sau Final Fantasy XIV, Square Enix tuyên bố là họ dự định phát hành các phần Final Fantasy hàng năm hoặc hai năm một lần. Sự chuyển đổi này bắt chước chu kỳ phát triển của các game phương Tây như loạt game Call of Duty, Assasin's CreedBattlefield để duy trì sự quan tâm của người hâm mộ.[112]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Final Fantasy I đời đầu tiên, Sakaguchi đã yêu cầu một đội ngũ sản xuất nhiều nhân lực hơn so với những sản phẩm trước đó của Square. Ông khởi đầu bằng việc xây dựng cốt truyện của game đồng thời thử nghiệm các ý tưởng về lối chơi. Sau khi hệ thống lối chơi và quy mô thế giới trong trò chơi được kiến lập, Sakaguchi hợp nhất các ý tưởng cốt truyện với công nghệ hiện có. Những phần tiếp theo thực hiện cách tiếp cận khác; cốt truyện hoàn thành trước và trò chơi sẽ xây dựng xoay quanh nó.[113] Các nhà thiết kế chưa bao giờ bị gò bó bởi sự đồng nhất mặc dù hầu hết đều cảm thấy mỗi game nên có một số yếu tố chung tối thiểu. Nhóm phát triển luôn cố gắng tạo ra những thế giới hoàn toàn mới cho mỗi phần và tránh trùng quá nhiều với phần trước. Địa điểm trong game được khái niệm hóa từ sớm trong quá trình phát triển và chi tiết thiết kế như các bộ phận của tòa nhà được lấy làm nền tảng cho toàn bộ cấu trúc.[85]

Năm phần đầu tiên đều do Sakaguchi chỉ đạo, ông cũng là người nghĩ ra các khái niệm mới cho trò chơi này.[87][114] Ông lấy cảm hứng cho các yếu tố của trò chơi từ phim anime của Miyazaki Hayao; phương tiện chủ yếu của series như tàu bay và chocobo dựa trên các yếu tố từ hai bộ phim tương ứng Laputa: Lâu đài trên khôngNàng công chúa ở Thung lũng gió.[115] Sakaguchi đóng vai trò là nhà sản xuất cho các phần game tiếp theo cho tới khi ông rời Square vào năm 2001.[87][114] Kitase Yoshinori đảm nhận làm đạo diễn game cho đến Final Fantasy VIII,[116][117][118] mỗi phần sau này đều do một đạo diễn mới chỉ đạo. Ito Hiroyuki thiết kế một số hệ thống lối chơi bao gồm "Hệ thống nghề nghiệp" (Job System) của Final Fantasy V, "Hệ thống Junction" (Junction System) của Final Fantasy VIII và khái niệm Active Time Battle đều sử dụng từ Final Fantasy IV đến Final Fantasy IX.[87][116] Khi thiết kế hệ thống Active Time Battle, Ito đã lấy cảm hứng từ giải đua xe Công thức Một, ông nghĩ rằng sẽ thật thú vị nếu mỗi loại nhân vật có tốc độ khác nhau sau khi chứng kiến các xe đua vượt qua nhau.[119] Ito cũng là người đồng đạo diễn game của Final Fantasy VI với Kitase.[87][116] Terada Kenji là người viết kịch bản cho ba phần đầu tiên; Kitase đảm nhiệm vai trò viết kịch bản từ phần V đến phần VII. Nojima Kazushige trở thành nhà biên kịch chính của series từ Final Fantasy VII cho đến lúc ông thôi việc vào tháng 10 năm 2003; ông đã thành lập công ty riêng Stellavista. Nojima đã viết một phần hoặc toàn bộ cốt truyện cho Final Fantasy VII, Final Fantasy VIII, Final Fantasy X, và Final Fantasy X-2. Ông cũng biên kịch cho loạt spin-off Kingdom Hearts.[120] Watanabe Daisuke là đồng biên kịch cho phần X và phần XII đồng thời đóng vai trò viết chính cho các game phần XIII.[121][122][123]

Amano Yoshitaka là người thiết kế toàn bộ logo cho loạt trò chơi

Amano Yoshitaka là người thiết kế nghệ thuật cho nhân vật và quái vật từ Final Fantasy I đến Final Fantasy VI. Ông cũng xử lý thiết kế logo tựa game cho cả loạt chính và hình ảnh minh họa từ phần VII trở đi.[114] Nomura Tetsuya được chọn để thay thế Amano vì thiết kế của Nomura thích ứng với đồ họa 3D hơn. Ông thiết kế cho series từ Final Fantasy VII đến Final Fantasy X;[87][114] tuy nhiên khâu đồ họa của phần IX lại do Murase Shukō, Itahana Toshiyuki và Nagasawa Shin thực hiện.[124] Nomura cũng là người thiết kế nhân vật của dòng trò chơi Kingdom Hearts, Tổng hợp trò chơi Final Fantasy VIIFabula Nova Crystallis: Final Fantasy.[125] Các nhà thiết kế khác bao gồm Mihara Nobuyoshi và Yoshida Akihiko. Mihara là nhà thiết kế nhân vật cho Final Fantasy XI, còn Yoshida thì thiết kế nhân vật cho Final Fantasy Tactics, Vagrant Story do Square sản xuất và Final Fantasy XII.[42][126]

Đồ họa và kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì sự hạn chế về mặt đồ họa, trò chơi NES đầu tiên chỉ có biểu tượng sprite nhỏ của các thành viên trong nhóm trên màn hình thế giới chính. Màn hình trận chiến sử dụng nhiều chi tiết hơn với phiên bản đầy đủ của các nhân vật trong góc nhìn từ mặt bên. Áp dụng này được dùng cho đến Final Fantasy VI khi cả hai màn hình đều là phiên bản chi tiết. Sprite của NES có độ phân giải 26 pixel và sử dụng bảng màu gồm 4 màu. 6 khung hoạt hình đợc dùng để mô tả những tình trạng khác nhau của nhân vật như "khỏe mạnh" hoặc "kiệt sức". Các phần của SNES tận dụng cập nhật đồ họa và hiệu ứng cũng như âm thanh chất lượng cao hơn so với phần trước nhưng mặt khác cũng tương tự như những tác phẩm tiền nhiệm ở thiết kế cơ bản. Sprite của SNES phân giải thấp hơn vài pixel nhưng có bảng màu lớn hơn và nhiều khung hoạt hình hơn: 11 màu và 40 khung hình. Sự nâng cấp cho phép các nhà thiết kế cho phép nhân vật có vẻ ngoài chi tiết hơn và thể hiện nhiều cảm xúc hơn. Phần đầu tiên bao gồm các nhân vật không phải người chơi (NPC non-playable character) mà người chơi có thể tương tác nhưng họ thường là đối tượng tĩnh trong game. Kể từ phần thứ hai, Square đã lập trình sẵn cho NPC để tạo ra các cảnh hài kịch và bi kịch sống động hơn.[127]

Vào năm 1995, Square đã ra mắt demo trò chơi của Final Fantasy VI sử dụng kỹ thuật SGI tương tác cho thế hệ console tiếp theo. Bản demo dùng workstation Nintendo 64 nguyên mẫu của Silicon Graphics để tạo đồ họa 3D.[127][128] Người hâm mộ tin bản demo là của trò chơi Final Fantasy mới cho console Nintendo 64. Tuy nhiên, 1997 lại là năm Final Fantasy VII phát hành cho hệ máy PlayStation của Sony.[128][129] Square bất đồng với Nintendo về việc sử dụng hộp ROM nhanh hơn nhưng đắt hơn nên chuyển sang sử dụng đĩa CD chậm hơn và rẻ hơn nhưng dung lượng cao hơn của PlayStation.[130][131] Final Fantasy VII giới thiệu đồ họa 3D với nền kết xuất trước đầy đủ.[130][132] Vì series trò chơi chuyển sang đồ họa 3D nên định dạng CD-ROM được chọn để thay thế cho định dạng hộp ROM.[130][133] Việc chuyển đổi này dẫn đến sự gia tăng chi phí sản xuất, số lượng phần game 3D tiếp theo và chia đội ngũ sáng tạo Final Fantasy VII thành nhiều bộ phận hơn.[85]

Final Fantasy IX sử dụng nền kết xuất trước

Kể từ Final Fantasy VIII, loạt trò chơi đã bắt đầu sử dụng hiệu ứng photo-realistic.[134][135] Giống như Final Fantasy VII, đoạn video chuyển động đầy đủ (FMV) sẽ phát ở chế độ nền với các nhân vật đa giác được chồng lên trên lớp trên cùng. Final Fantasy IX mặc dù đã trở lại với phong cách thiết kế của những game đầu tiên trong series nhưng nó vẫn duy trì hầu hết công nghệ đồ họa của hai phần đầu tiên và thậm chí còn cải thiện ở một số khía cạnh.[135] Final Fantasy X phát hành cho hệ máy PlayStation 2 sử dụng phần cứng mạnh hơn để kết xuất đồ họa trong thời gian thực làm cho hình ảnh sống động hơn so với kết xuất trước. Trò chơi sử dụng môi trường 3D hoàn chỉnh thay vì mô hình nhân vật 3D di chuyển trên nền kết xuất trước. Nó cũng là game đầu tiên đưa vào lồng tiếng diễn ra trong suốt trò chơi, kể cả với nhiều nhân vật phụ.[19] Khía cạnh này đã thêm vào cho nhân vật một chiều sâu hoàn toàn mới về phản ứng, cảm xúc và sự chuyển biến.[19][136]

Final Fantasy XI đã tận dụng tính năng online của PlayStation để tạo dựng nên MMORPG như một sự khác biệt tạm thời.[137] Nó phát hành lần đầu cho nền tảng PlayStation 2 cùng với bản port PC vào 6 tháng sau. Trò chơi cũng phát hành cho hệ máy Xbox 360 gần bốn năm sau khi bản gốc phát hành ở Nhật Bản.[138] Nó cũng là game Final Fantasy đầu tiên sử dụng camera xoay tự do. Final Fantasy XII phát hành cho PlayStation 2 vào năm 2006 chỉ sử dụng một nửa đa giác như Final Fantasy X để cải thiện họa tiết và độ sáng thay vào đó.[139][140] Trò chơi cũng giữ lại camera xoay tự do từ phần XI. Final Fantasy XIIIFinal Fantasy XIV đều sử dụng game engine Crystal Tools do Square Enix phát triển.[141][142]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Uematsu Nobuo là nhà soạn nhạc chính của series

Dòng trò chơi Final Fantasy có nhiều loại nhạc và thường xuyên sử dụng lại nhạc chủ đề. Hầu hết các phần đều bắt đầu bằng đoạn nhạc gọi là "Prelude". Nó đã phát triển từ một bản arpeggio hai nốt giáng đơn giản trong game đầu tiên thành bản chuyển soạn du dương, phức tạp trong các phần tiếp theo.[23][86][107] Nhạc hiệu chiến thắng phát mỗi khi thắng trận đã trở thành một trong những bản nhạc chủ đề nổi tiếng nhất series. Nhạc chủ đề liên quan đến Chocobo đều được chuyển soạn lại trong mỗi phần với một phong cách khác nhau. Đoạn nhạc có tựa đề "Prologue" (thỉnh thoảng được gọi là "Final Fantasy") đưa ra trong phần đầu tiên thường phát trong suốt đoạn credit kết thúc.[86] Mặc dù leitmotif thường sử dụng trong các phần hướng về nhân vật nhưng vẫn có nhạc chủ đề dùng riêng cho nhân vật chính và yếu tố cốt truyện lặp đi lặp lại.[52]

Uematsu Nobuo là nhà soạn nhạc chính của series Final Fantasy cho đến khi rời khỏi Square Enix vào tháng 11 năm 2004. Những nhà soạn nhạc đáng chú ý khác như Hamauzu Masashi, Sakimoto Hitoshi và Shimomura Yoko cũng từng đóng vai trò soạn nhạc chính cho loạt trò chơi.[143][144] Uematsu được phép tạo ra nhiều bản nhạc với sự chỉ đạo của dàn nhân viên sản xuất. Tuy nhiên, Sakaguchi vẫn yêu cầu đoạn nhạc phải phù hợp với các cảnh trò chơi cụ thể như cảnh chiến đấu và khám phá các khu vực khác nhau của thế giới trò chơi.[145] Khi kịch bản chính của game được hoàn thành, Uematsu sẽ bắt đầu viết nhạc dựa trên cốt truyện, nhân vật, và tác phẩm nghệ thuật. Ông bắt đầu bằng nhạc chủ đề của trò chơi và phát triển các đoạn khác sao cho phù hợp với phong cách của nó. Khi sáng tạo nhạc chủ đề, Uematsu đọc kịch bản của game để quyết định tính cách của nhân vật. Ông sẽ hỏi người biên kịch về cảnh mà ông không chắc chắn.[146] Các phần đầu tiên có sự hạn chế về mặt kỹ thuật nên Sakaguchi thỉnh thoảng hướng dẫn Uematsu chỉ sử dụng các nốt nhạc đặc trưng.[145] Mãi cho đến game hệ máy SNES Final Fantasy IV, Uematsu mới có thể thêm vào âm nhạc một cách tinh tế hơn.[127]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Loạt trò chơi Final Fantasy nhìn chung được giới phê bình đánh giá cao và là thành công về mặt thương mại, mặc dù mỗi phần lại có một thành công ở mức độ khác nhau. Series có chứng kiến sự gia tăng ổn định về tổng doanh thu. Hơn 10 triệu bản phần mềm đã được bán trên toàn thế giới vào đầu năm 1996,[147] 45 triệu vào tháng 8 năm 2003, 63 triệu vào tháng 12 năm 2005 và 85 triệu vào tháng 7 năm 2008.[148][149][150] Vào tháng 6 năm 2011, Square Enix thông báo rằng dòng trò chơi đã bán được hơn 100 triệu bản[151] và đến tháng 3 năm 2014, nó đã bán hơn 110 triệu bản.[152] Doanh số bán hàng cao đã khiến nó trở thành một trong những loạt trò chơi điện tử bán chạy nhất trong ngành công nghiệp. Vào tháng 1 năm 2007, loạt trò chơi đã xếp vị trí thứ ba, sau đó là thứ tư vào tháng 7.[52][153] Tính đến năm 2019, series đã bán được hơn 149 triệu bản trên toàn cầu[154] và cho đến năm 2020, nó đã bán được hơn 154.5 triệu bản.[155]

Một số sản phẩm của series đã trở thành trò chơi bán chạy nhất. Vào cuối năm 2007, Final Fantasy VII, VIIIX lần lượt xếp thứ bảy, thứ tám, thứ chín trong danh sách những trò chơi nhập vai bán chạy nhất.[156] Final Fantasy VII đã xuất xưởng hơn 12.3 triệu bản trên toàn thế giới[157] và trở thành game Final Fantasy bán chạy nhất.[158] Chỉ trong vòng hai ngày kể từ khi Final Fantasy VIII phát hành ở Bắc Mỹ vào ngày 9 tháng 9 năm 1999, nó đã trở thành trò chơi điện tử bán chạy nhất tại Hoa Kỳ trong hơn 3 tuần.[159] Final Fantasy X đã bán được hơn 1,4 triệu bản tại Nhật Bản chỉ trong đơn đặt hàng trước, lập kỷ lục là game nhập vai console bán chạy nhanh nhất.[156][160] MMORPG Final Fantasy XI đạt con số hơn 200 nghìn người chơi hoạt động thường xuyên vào tháng 3 năm 2006[161] và đã đạt hơn nửa triệu người đăng ký vào tháng 7 năm 2007.[52] Final Fantasy XII đã bán được hơn 1,7 triệu bản trong tuần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản.[162] Một tuần sau khi phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2006, Final Fantasy XII đã xuất xưởng khoảng 1.5 triệu bản ở Bắc Mỹ.[163] Final Fantasy XIII trở thành trò chơi bán chạy nhanh nhất trong loạt[164] và bán được một triệu bản trong ngày đầu tiên phát hành tại Nhật Bản.[165] Final Fantasy XIV: A Realm Reborn là một thành công rực rỡ so với phần trước. Trò chơi ban đầu bị quá tải do số lượng người truy cập quá đông[166] và cuối cùng đã đạt hơn một triệu người đăng ký sau khi ra mắt được hai tháng.[167]

Series đã được giới phê bình ca ngợi về chất lượng hình ảnh và soundtrack.[52] Vào năm 1996, tạp chí Next Generation đã xếp hạng chung cho series ở vị trí thứ 17 trong số những trò chơi hay nhất mọi thời đại và đánh giá rất cao đồ họa, âm nhạc và cốt truyện.[168] Tạp chí cũng xếp hạng loạt trò chơi Final Fantasy ở vị trí thứ 16 trong số "50 Trò chơi hay nhất mọi thời đại" và bình luận rằng "Nhờ kết hợp công nghệ tiên tiến với cốt truyện khó quên, [mặc dù] thỉnh thoảng có phần khoa trương [mà] series đã thành công trong việc vượt mặt các đối thủ cạnh tranh [...] và phát triển theo từng phần mới."[169] Loạt trò chơi đã được trao một ngôi sao trên Walk of Game vào năm 2006 khiến nó trở thành thương hiệu đầu tiên giành được một ngôi sao trong sự kiện này (những đối tượng được trao giải khác là trò chơi đơn, không phải series). WalkOfGame.com nhận xét rằng dòng game đã tìm kiếm sự hoàn hảo và chấp nhận rủi ro khi đổi mới.[170] Vào năm 2006, GameFAQs tổ chức một cuộc thi để tìm kiếm series trò chơi điện tử hay nhất, kết quả là Final Fantasy về nhì chỉ sau The Legend of Zelda.[171] The Game Group plc đã tổ chức một cuộc thăm dò công khai vào năm 2008 và Final Fantasy được bình chọn là loạt trò chơi hay nhất với 5 tác phẩm xuất hiện trong danh sách "Game hay nhất mọi thời đại".[172]

Nhiều game Final Fantasy được đưa vào những danh sách những trò chơi hay nhất khác nhau. Một số tác phẩm được trang web IGN liệt kê trong nhiều danh sách "Trò chơi hàng đầu".[173][174][175][176][177][178] Vào năm 2006, 12 trò chơi đã được Famitsu liệt kê vào danh sách "Top 100 trò chơi được yêu thích nhất mọi thời đại" với 4 trong số đó lọt vào top 10. Final Fantasy XFinal Fantasy VII lần lượt xếp ở vị trí thứ nhất và thứ nhì.[179] Loạt game nắm giữ một số kỷ lục Guinness thế giới theo Guinness World Records Gamer's Edition năm 2008. Những kỷ lục đó bao gồm "Nhiều game nhập vai trong một series nhất" (12 game chính, 7 game nâng cấp và 32 spin-off), "Thời gian phát triển dài nhất" (Sản xuất Final Fantasy XII mất 5 năm) và "Game nhập vai trên Console bán chạy nhất trong một ngày" (Final Fantasy X).[156][180] Ấn bản năm 2009 đã liệt kê hai trò chơi của series vào top 50 trò chơi dành cho hệ máy console: Final Fantasy XII ở vị trí thứ 8 và Final Fantasy VII ở vị trí thứ 20.[181] Vào năm 2018, Final Fantasy VII trở thành một phần của World Video Game Hall of Fame.[n][182]

Tuy nhiên, loạt trò chơi cũng nhận một số chỉ trích. IGN bình luận rằng hệ thống menu dùng trong game bị nhiều người phê phán và là "lý do rõ rệt khiến họ không đụng đến series."[23] Trang web cũng chỉ trích nặng nề việc loạt trò chơi sử dụng đụng độ ngẫu nhiên trong hệ thống trận chiến.[183][184] IGN còn chỉ ra thêm rằng những nỗ lực để chuyển thể dòng game thành phim hay hoạt hình đều không thành công, không có gì nổi bật hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của trò chơi.[11] Vào năm 2007, tạp chí Edge phê bình series vì một số game liên quan có cụm từ "Final Fantasy" trong tựa đề của chúng lại có chất lượng kém hơn so với game trước. Tạp chí cũng nhận xét rằng việc Sakaguchi rời công ty đã khiến cho loạt trò chơi có nguy cơ trở nên nhạt nhẽo.[52]

Một số phần Final Fantasy riêng lẻ đã thu hút nhiều sự chú ý hơn. Vài tác phẩm nhận được phản hồi tích cực trong khi một số khác thu về ý kiến trái chiều. Final Fantasy VII đứng đầu danh sách "26 game nhập vai hay nhất mọi thời đại" theo tạp chí GamePro[185] cũng như theo bình chọn "Game hay nhất từ ​​trước đến nay" của độc giả vào năm 2004 và năm 2005.[186][187] Final Fantasy VII mặc dù là một thành công nhưng đôi lúc bị chỉ trích vì overrated.[o] Vào năm 2003, GameSpy liệt nó vào danh sách 7 trò chơi overrated nhất mọi thời đại trong khi IGN đưa ra nhìn nhận hai chiều.[188][189] Dirge of Cerberus: Final Fantasy VII xuất xưởng 392 nghìn bản trong tuần đầu tiên phát hành nhưng nhận điểm đánh giá thấp hơn nhiều so với những sản phẩm Final Fantasy khác.[190][191][192] Sau khi phát hành tại Nhật, Dirge of Ceberus bị tạp chí Famitsu đánh giá một cách tiêu cực và khá muộn màng. Điều này cho thấy giữa tạp chí này và nhà sản xuất Square Enix có xảy ra tranh cãi.[193] The Spirits Within được khen ngợi về mặt hình ảnh nhưng bị chỉ trích về cốt truyện và trở thành bom xịt phòng vé.[51][52][53][194] Final Fantasy Crystal Chronicles cho hệ máy GameCube nhìn chung được đánh giá tích cực nhưng cũng có nhận định rằng việc sử dụng Game Boy Advance làm bộ điều khiển thật sự rất khó chịu.[129][195] Phiên bản gốc của Final Fantasy XIV đã bị chỉ trích nhiều đến mức chủ tịch Wada Yoichi phải đưa ra lời xin lỗi chính thức trong một cuộc họp báo tại Tokyo. Ông cho rằng thương hiệu đã bị "tổn hại nhiều" vì những đánh giá tiêu cực.[196]

Xếp hạng và tổng gộp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều xuất bản phẩm trò chơi điện tử khác nhau đã tạo ra bảng xếp hạng cho các game Final Fantasy chính. Trong bảng dưới đây, con số đưa ra càng thấp thì phần game càng tốt theo quan điểm của xuất bản phẩm tương ứng. Với cách so sánh này, xếp loại do Metacritic cung cấp cũng được đưa ra. Trong hàng đánh giá của Metacritic, con số cao hơn chứng tỏ đánh giá tốt hơn.

Xuất bản phẩm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV
Retro Gamer (2004)[197] 2 1
GamePro (2008)[185] 1 2
Stuff (2008)[198] 2 1
Empire (2009)[199] 1 2
Jeuxvideo (2011)[200] 3 2 1
Kotaku (2013)[201] 10 11 8 3 5 1 4 6 2 7 9 12
Popular Mechanics (2014)[202] 2 1 3
Slant Magazine (2014)[203] 3 1 4 2
Den of Geek (2016)[204] 14 17 6 5 9 1 3 10 4 2 8 7 15 11
VentureBeat (2016)[205] 12 14 13 10 3 2 5 9 1 7 15 4 11 8 6
Famitsu (2017)[206] 9 8 7 1 11 5 3 2 6 4
GamesRadar+ (2022)[207] 17 7 13 2 1 10 8 14 18 3 21 4 15
Game Informer (2018)[208] 4 3 1 2 5
IGN (2018)[209] 7 12 8 4 5 1 6 11 3 9 2 10
Polygon (2018)[210] 14 15 12 4 3 1 8 5 6 10 11 2 13 7 9
Rock, Paper, Shotgun (2018)[211] 7 8 3 1 4 2 6 5
VG247 (2018)[212] 9 4 3 2 5 1 8 6 10 7
Digital Spy (2019)[213] 12 13 10 6 7 4 3 11 2 1 5 8 9
Digital Trends (2019)[214] 13 15 11 6 9 1 7 2 5 3 10 4 12 8 14
NHK (2020)[215][216] 24 18 12 8 6 3 2 7 4 1 9 15 14 5 10
TV Asahi (2021)[217] 8 7 4 3 1 10 5 2 9 6
Điểm đánh giá trên Famitsu (trên thang điểm 40)[218] 34[219] 35 36 36 34[220] 37 38 37 38 39 38 40 39 39[221] 38[222]
Điểm đánh giá trên Metacritic (trên thang điểm 100)[223] 79 79 77 85 83 92 92 90 94 92 85 92 83 83[224] 85[225]

Final Fantasy có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của game mechanic. Final Fantasy IV được xem là cột mốc quan trọng khi giới thiệu đến thể loại cốt truyện gây ấn tượng mạnh với trọng tâm là sự tiến triển của nhân vật và mối quan hệ cá nhân.[226] Final Fantasy VII được ghi nhận là sản phẩm có tác động mạnh nhất đến ngành công nghiệp video game của series[130] và giúp cho thể loại game nhập vai console thu hút thị trường đại chúng.[227] Tác phẩm cũng được xem là một trong những trò chơi điện tử quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.[228][229][230][231]

Loạt trò chơi ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Square ở nhiều mức độ khác nhau. Thất bại thương mại của Final Fantasy: The Spirits Within đã dẫn đến việc Enix chần chừ và trì hoãn trong thảo luận sáp nhập với Square.[53][107] Square quyết định sản xuất game dành riêng cho Sony PlayStation — một động thái theo sau quyết định của Enix với loạt Dragon Quest — cắt đứt mối quan hệ của họ với Nintendo.[3][129] Game Final Fantasy đã xa rời console Nintendo, cụ thể là Nintendo 64 tới 7 năm.[113][130] Giới phê bình cho rằng việc chuyển đổi của trò chơi bên thứ ba có tiếng tăm như Final FantasyDragon Quests đến PlayStation của Sony cũng như tránh xa Nintendo 64 là một trong những lý do đằng sau khiến PlayStation thành công hơn cả.[3][129][133] Phát hành Nintendo GameCube sử dụng phương tiện đĩa quang vào năm 2001 đã thu hút sự chú ý của Square. Để sản xuất game cho hệ máy này, Square đã tạo ra công ty ma The Game Designers Studio và phát hành Final Fantasy Crystal Chronicles, sản sinh ra metaseries riêng cùng với loạt game chính.[40] Việc Final Fantasy XI không có phương thức hủy đăng ký trực tuyến đã thúc đẩy bang Illinois tạo ra luật yêu cầu dịch vụ trò chơi Internet cung cấp phương thức như vậy cho cư dân bang.[232]

Sự phổ biến của series đã khiến nó xuất hiện và được nhắc đến nhiều trong văn hóa đại chúng như anime, chương trình truyền hình và truyện tranh web.[233][234][235] Âm nhạc của loạt trò chơi cũng có sự lan tỏa rộng khắp nhiều vùng miền văn hóa. Bản nhạc "Theme of Love" của Final Fantasy IV đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh Nhật Bản và trình diễn trực tiếp bởi dàn nhạc giao hưởng và ban nhạc metal.[236] Vào năm 2003, Uematsu đồng sáng lập ra nhóm nhạc hard rock The Black Mages — một nhóm độc lập của Square phát hành album nhạc chuyển soạn của Square.[237][238] Vận động viên huy chương đồng Alison BartosikAnna Kozlov đã thực hiện tiết mục bơi nghệ thuật của họ tại Thế vận hội mùa hè 2004 từ nhạc của Final Fantasy VIII.[156] Nhiều soundtrack cũng được phát hành để bán. Nhiều cuốn sách hướng dẫn cung cấp thông tin chuyên sâu về game đã được xuất bản. Tại Nhật Bản, Square là đơn vị xuất bản và gọi chúng là sách Ultimania.[239][240]

Series đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà sản xuất game. Người sáng tạo ra FablePeter Molyneux coi Final Fantasy VII là trò chơi "tượng trưng cho thể loại" game nhập vai đối với ông.[241] Người sáng lập công ty BioWare, Greg Zeschuk chỉ ra rằng Final Fantasy VII "thật sự là game đầu tiên lay động ông" và nói nó có "tác động lớn" đến tác phẩm của BioWare.[242] Họa sĩ xử lý môi trường game cao cấp Jonas Mattsson của The Witcher 3 đã ghi nhận Final Fantasy có "tầm ảnh hưởng lớn" và nói rằng nó là "game nhập vai đầu tiên" mà ông chơi.[243] Chỉ đạo nghệ thuật Derek Watts của game Mass Effect đề cập Final Fantasy: The Spirits Within là ảnh hưởng lớn đến thiết kế hình ảnh và định hướng nghệ thuật của loạt trò chơi.[244] Giám đốc sản xuất cấp cao David Silverman của Bioware tuyên dương hệ thống gambit của Final Fantasy XII ảnh hưởng đến lối chơi của Dragon Ace: Origins.[245] Giám đốc sáng tạo Maxime Beland của Ubisoft Toronto cho rằng Final Fantasy gốc ảnh hưởng lớn đến ông.[246] Constantin Jupp của Molecule Media ghi nhận Final Fantasy VII đã khiến ông muốn thiết kế game.[247] Tim Schafer cũng thừa nhận rằng Final Fantasy VII là một trong những trò chơi mà ông luôn yêu thích.[248]

Chú giải

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ tiếng Nhật: ファイナルファンタジー, Hepburn: Fainaru Fantajī
  2. ^ Game mechanic là các quy tắc hướng dẫn các bước di chuyển hoặc hành động của người chơi, cũng như cách mà trò chơi phản hồi lại lệnh mà người chơi yêu cầu.
  3. ^ Một loại hình hội họa, mà ở đó, người nghệ sĩ nghiên cứu bức ảnh mẫu và tái tạo hình ảnh giống thật nhất có thể bằng các kĩ thuật sơn vẽ.
  4. ^ Tạm dịch là "Trận chiến thời gian động".
  5. ^ Còn có cách gọi khác là "Real-time battle".
  6. ^ Một câu chuyện hoặc tập hợp các câu chuyện có liên quan hoặc có chân lý hoặc ý nghĩa quan trọng đối với một nền văn hóa, tôn giáo, xã hội cụ thể hoặc tổ chức khác.
  7. ^ Non-canon đề cập đến một ý tưởng, câu chuyện, hoặc ghép nối,... mà không hề có trong tác phẩm gốc.
  8. ^ Vũ trụ Final Fantasy XV.
  9. ^ Có thể hiểu là câu chuyện xảy ra với ai đó trước khi bạn chứng kiến hoặc đọc về người đó trong một bộ phim hoặc câu chuyện.
  10. ^ Là những cảnh quay chưa qua chỉnh sửa trong khi quay một bộ phim hay một video quảng cáo, giải trí,…
  11. ^ Một vở kịch hoàn toàn bằng âm thanh, phát trên đài phát thanh hoặc xuất bản trên phương tiện âm thanh, chẳng hạn như băng đĩa hoặc CD.
  12. ^ Tạm dịch là Thánh thuật, Thiên thạch và Đòn phán quyết.
  13. ^ Gamebook là dạng tác phẩm hư cấu cho phép người chơi tác động đến cốt chuyện bằng cách đưa ra lựa chọn.
  14. ^ World Video Game Hall of Fame là một hiệp hội danh tiếng chuẩn quốc tế thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 2015, có trụ sở đặt tại Rochester, New York. Mục đích là để vinh danh các video game có sức ảnh hưởng lên toàn thế giới.
  15. ^ Overrated chỉ một tác phẩm được đánh giá cao một cách thái quá, không xứng đáng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jason Schreier (8 tháng 7 năm 2012). “What In The World Is Final Fantasy? A Beginner's Guide To The Biggest RPG Series On The Planet”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ “Final Fantasy - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Vestal, Andrew. “The Main Final Fantasies”. The History of Final Fantasy. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Final Fantasy II - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ a b c “Final Fantasy Retrospective Part II”. GameTrailers. 23 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ “Final Fantasy III - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “Final Fantasy II (SNES) - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ Square Co biên tập (1991). Final Fantasy II instruction manual. Square Co. tr. 74. SFS-F4-USA-1.
  9. ^ “Final Fantasy Chronicles”. IGN. 18 tháng 7 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ “Final Fantasy V - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ a b Isler, Ramsey (17 tháng 12 năm 2007). “Gaming to Anime: Final Fantasy VI”. IGN. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  12. ^ “Final Fantasy III (SNES) - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  13. ^ “Final Fantasy VIII - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  14. ^ “Final Fantasy IX - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  15. ^ “Final Fantasy X - PlayStation 2 - IGN”. IGN. Lưu trữ bản gốc 25 tháng 1 năm 2013. Truy cập 18 tháng 10 năm 2012.
  16. ^ “Final Fantasy XI - PlayStation 2 - IGN”. IGN. Truy cập 18 tháng 10 năm 2012.
  17. ^ “Final Fantasy XII - PlayStation 2 - IGN”. IGN. Truy cập 18 tháng 10 năm 2012.
  18. ^ “Final Fantasy X - Release Summary”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  19. ^ a b c d “Final Fantasy Retrospective Part VII”. GameTrailers. 28 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ “Final Fantasy XI - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 5 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  21. ^ a b “Final Fantasy Retrospective Part VIII”. GameTrailers. 4 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  22. ^ “Final Fantasy XII - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ a b c d e f g h i Kolan, Patrick (18 tháng 1 năm 2007). “The Evolution of Final Fantasy”. IGN. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  24. ^ “Interview”. FFWorld.com (bằng tiếng Pháp). 2004. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập 25 tháng 5 năm 2007.
  25. ^ Thang, Jimmy (14 tháng 7 năm 2008). “E3 2008: Final Fantasy XIII Coming to Xbox 360”. IGN. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  26. ^ Magrino, Tom (5 tháng 5 năm 2009). “Square Enix fast-tracking FFXIII localization - Report”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 12 năm 2012. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  27. ^ Gantayat, Anoop (17 tháng 5 năm 2006). “Famitsu with More on Fabula Nova”. IGN. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  28. ^ a b Yoon, Andrew (24 tháng 10 năm 2013). “Fabula Nova Crystallis & a decade of Final Fantasy XIII: an interview with producer Yoshinori Kitase”. Shacknews. Lưu trữ bản gốc 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập 26 tháng 10 năm 2013.
  29. ^ “Final Fantasy XIV Online Release”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  30. ^ Andrew Webster (10 tháng 6 năm 2013). “Sony reveals new PlayStation 4 games at E3, including 'Final Fantasy XV,' 'The Order: 1886' and 'Transistor'. TheVerge. Lưu trữ bản gốc 14 tháng 6 năm 2013. Truy cập 10 tháng 6 năm 2013.
  31. ^ Brown, Peter (6 tháng 8 năm 2015). “Final Fantasy 15 Release Date Confirmed for 2016”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc 6 tháng 8 năm 2015. Truy cập 6 tháng 8 năm 2015.
  32. ^ “Interview: Tetsuya Nomura”. Edge Online. 25 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập 27 tháng 8 năm 2011.
  33. ^ Schammell, David (13 tháng 2 năm 2014). “Final Fantasy 15 'quite far into development, given high priority' by Square”. VideoGamer.com. Lưu trữ bản gốc 13 tháng 2 năm 2014. Truy cập 13 tháng 2 năm 2014.
  34. ^ “【PS4クリエイターインタビュー】『ファイナルファンタジーXV』新世代機で描かれる『FF』を野村哲也氏が語る”. Famitsu. 20 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc 28 tháng 1 năm 2014. Truy cập 28 tháng 1 năm 2014.
  35. ^ Juba, Joe (tháng 5 năm 2016). “Final Fantasy XV - The Clearing Storm”. Game Informer. GameStop (277): 38–64.
  36. ^ 『ファイナルファンタジーXV』発売時期を示唆、『Just Cause 3』との技術協力も決定【gamescom 2015】. Famitsu (bằng tiếng Nhật). 7 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc 7 tháng 8 năm 2015. Truy cập 7 tháng 8 năm 2015.
  37. ^ “Gamescom 2015: Hajime Tabata Interview (English)”. Finaland. 11 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 8 năm 2015. Truy cập 15 tháng 8 năm 2015.
  38. ^ Final Fantasy 16 Announced for PS5 [Update: Square Retracts PC Announcement] - IGN (bằng tiếng Anh), 16 tháng 9 năm 2020, lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020
  39. ^ “Final Fantasy XVI launches June 22, 2023”. Gematsu (bằng tiếng Anh). 9 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  40. ^ a b c “Final Fantasy Retrospective Part XI”. GameTrailers. 10 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  41. ^ “Final Fantasy Retrospective Part X”. GameTrailers. 25 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  42. ^ a b “Final Fantasy Retrospective Part IX”. GameTrailers. 15 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  43. ^ “Tetsuya Nomura Interview”. Edge (177). Future Publishing. Tháng 7 năm 2007. tr. 80–81. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 11 năm 2013.
  44. ^ “Final Fantasy X-2 - Release Summary”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  45. ^ Clements, Ryan (14 tháng 8 năm 2009). “Dissidia Final Fantasy Review”. IGN. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  46. ^ Clements, Ryan (22 tháng 2 năm 2011). “Heroes of Dissidia 012 Final Fantasy”. IGN. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  47. ^ “Final Fantasy III”. GameSpot (bằng tiếng Anh). Truy cập 2 tháng 7 năm 2020.
  48. ^ Final Fantasy IV [2007] - IGN (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020, truy cập 2 tháng 7 năm 2020
  49. ^ Final Fantasy VII Remake - IGN (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020, truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020
  50. ^ Final Fantasy VII Rebirth - IGN (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 2 năm 2024, truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024
  51. ^ a b c “Overview over Final Fantasy: The Spirits Within reviews”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 8 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  52. ^ a b c d e f g h “Final Frontiers”. Edge. Future Publishing (177): 72–79. 25 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  53. ^ a b c Long, Andrew (2003). “Square-Enix Gives Chrono Break Trademark Some Playmates”. RPGamer. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 8 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  54. ^ Ryan, Ball (1 tháng 5 năm 2003). “ADV Films Acquires Three Anime Series”. Animation Magazine. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 11 năm 2019.
  55. ^ Studio BentStuff biên tập (2008). Final Fantasy 20th Anniversary Ultimania File 2: Scenario (bằng tiếng Nhật). Square Enix. tr. 226. ISBN 978-4-7575-2251-0.
  56. ^ McLaughlin, Rus (30 tháng 4 năm 2008). “IGN Presents: The History of Final Fantasy VII”. IGN. Lưu trữ bản gốc 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập 14 tháng 9 năm 2008.
  57. ^ Santos, Carlo (28 tháng 4 năm 2006). “Anime News Network: Final Fantasy VII Advent Children review”. Anime News Network. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 8 năm 2009. Truy cập 2 tháng 8 năm 2009.
  58. ^ Mielke, James (16 tháng 9 năm 2005). “Final Fantasy VII Advent Children review”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 3 năm 2006. Truy cập 25 tháng 2 năm 2008.
  59. ^ Beckett, Michael. “Final Fantasy VII Advent Children – Staff Review”. RPGamer. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 11 năm 2010. Truy cập 3 tháng 8 năm 2010.
  60. ^ “Final Fantasy VII Advent Children Complete”. Square Enix. 12 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập 19 tháng 2 năm 2011.
  61. ^ Crocker, Janet; Smith, Lesley; Henderson, Tim; Arnold, Adam. “The Legacy of Final Fantasy VII”. AnimeFringe. Lưu trữ bản gốc 29 tháng 5 năm 2008. Truy cập 5 tháng 8 năm 2008.
  62. ^ Douglass Jr., Todd (7 tháng 3 năm 2007). “Final Fantasy VII - Advent Children: Limited Edition”. DVD Talk. Lưu trữ bản gốc 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập 11 tháng 8 năm 2010.
  63. ^ Carle, Chris (16 tháng 2 năm 2007). “Double Dip Digest: Final Fantasy VII: Advent Children (Limited Edition Collector's Set)”. IGN. Lưu trữ bản gốc 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập 5 tháng 8 năm 2008.
  64. ^ McCarthy, Dave (28 tháng 4 năm 2008). “Crisis Core: Final Fantasy VII UK Interview”. IGN. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập 8 tháng 3 năm 2009.
  65. ^ Sato (30 tháng 3 năm 2016). “Kingsglaive: Final Fantasy XV Revealed As An Advent Children-Style CGI Film”. Siliconera. Lưu trữ bản gốc 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập 31 tháng 3 năm 2016.
  66. ^ Sato (31 tháng 3 năm 2016). “Kingsglaive: Final Fantasy XV Is Being Directed By Advent Children Director”. Siliconera. Lưu trữ bản gốc 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập 31 tháng 3 năm 2016.
  67. ^ Lada, Jenni (30 tháng 3 năm 2016). “Brotherhood: Final Fantasy XV Follows Noctis From Childhood To Adulthood”. Siliconera. Lưu trữ bản gốc 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập 31 tháng 3 năm 2016.
  68. ^ 『FFXV』の期待値を最大限に高めるプロジェクト"FINAL FANTASY XV UNIVERSE"――"UNCOVERED FINAL FANTASY XV"詳細リポ. Famitsu. 1 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc 1 tháng 4 năm 2016. Truy cập 1 tháng 4 năm 2016.
  69. ^ Rafael Antonio, Pineda (11 tháng 1 năm 2019). “Final Fantasy XV Episode Ardyn Prologue Anime Short's Teaser Reveals February Launch”. Anime News Network. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập 13 tháng 10 năm 2020.
  70. ^ Scott, Meslow (4 tháng 9 năm 2017). “I Can't Stop Watching Netflix's Goofy New Final Fantasy Soap Opera Dad of Light”. GQ. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập 13 tháng 8 năm 2019.
  71. ^ Thorne, Will (27 tháng 6 năm 2019). 'Final Fantasy' Live-Action Series in the Works at Sony Pictures Television”. Variety. Lưu trữ bản gốc 27 tháng 6 năm 2019. Truy cập 27 tháng 6 năm 2019.
  72. ^ ファイナルファンタジー2 夢魔の迷宮. Yahoo! Japan: Books (bằng tiếng Nhật). Yahoo!. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  73. ^ 悠久の風伝説 ファイナルファンタジー3より 3. Yahoo! Japan: Books (bằng tiếng Nhật). Yahoo!. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  74. ^ Smith, Dean Wesley (2001). Final Fantasy: The Spirits Within (Mass Market Paperback). ISBN 0743424190.
  75. ^ “FF Crystal Chronicles Goes Comic”. IGN. 18 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  76. ^ ファイナルファンタジー11 星の誓い. Yahoo! Japan: Books (bằng tiếng Nhật). Yahoo!. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  77. ^ “Final Fantasy XI T-1” (bằng tiếng Pháp). Fleuve Noir. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  78. ^ “Final Fantasy: Unlimited To End at 26”. Anime News Network. 20 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập 3 tháng 8 năm 2011.
  79. ^ Toshi Nakamura (19 tháng 6 năm 2014). “Square Enix Cannot Quit Final Fantasy XIII”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập 17 tháng 10 năm 2020.
  80. ^ Chris, Winkler (20 tháng 12 năm 2002). “Final Fantasy Tactics Advance Goes Radio”. RPGFan. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 10 năm 2007.
  81. ^ “ドラマCD「FF:U After 2 -リサ たちきられたくさ り-」” (bằng tiếng Nhật). JBook. Lưu trữ bản gốc 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập 20 tháng 6 năm 2012.
  82. ^ Fahey, Mike. “Oh No, The Final Fantasy Trading Card Game Launches in English Next Month”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập 3 tháng 10 năm 2017.
  83. ^ Duffy, Owen (7 tháng 5 năm 2017). “The 'Final Fantasy Trading Card Game' Unpicks a Very Particular Secret of Mana”. Lưu trữ bản gốc 8 tháng 2 năm 2018. Truy cập 3 tháng 10 năm 2017.
  84. ^ Vincent, Brittany (13 tháng 7 năm 2017). “Final Fantasy's Trading Card Game is Getting Its Own Tournament”. Lưu trữ bản gốc 8 tháng 2 năm 2018. Truy cập 3 tháng 10 năm 2017.
  85. ^ a b c Morris, Dave (2004). “Insider Secrets: Final Fantasy X-2”. The Art of Game Worlds. HarperCollins. tr. 98–102. ISBN 0-06-072430-7.
  86. ^ a b c d e f g h i j Vestal, Andrew. “Final Fantasy Series”. The History of Final Fantasy. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 7 năm 2006. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  87. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Final Fantasy Retrospective Part XIII”. GameTrailers. 2 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 9 năm 2013. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  88. ^ Craig, Timothy J. (2000). Japan Pop!: Inside the World of Japanese Popular Culture. M.E. Sharpe. ISBN 0-7656-0561-9.
  89. ^ “Interivew with Yoshinori Kitase and Tetsuya Nomura”. Electronic Gaming Monthly (196). tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  90. ^ Smith, Luke (ngày 7 tháng 6 năm 2006). “FFXIII Interview: Nomura, Kitase, Hashimoto and Toriyama”. 1up.com. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  91. ^ Clarke, Andy; Mitchell, Grethe (2007). Videogames and art. Intellect. ISBN 978-1-84150-954-9.
  92. ^ Fahey, Rob (31 tháng 10 năm 2006). “This Great Fantasy Interview”. Eurogamer. tr. 2. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 1 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  93. ^ Farokhmanesh, Megan (20 tháng 3 năm 2015). “The Changing Looks of Final Fantasy's Cid: Fashion Experts Weigh In”. Polygon. Lưu trữ bản gốc 19 tháng 4 năm 2016. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
  94. ^ Limon, Nicholas (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “10 Most Iconic Final Fantasy Monsters of All Time - Page: 2”. Twinfinite. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2019.
  95. ^ a b Jenkins, David (ngày 28 tháng 2 năm 2007). “(Never the) Final Fantasy”. Virgin Media. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  96. ^ “Final Fantasy X (PS2) Reviews”. 1UP.com. ngày 1 tháng 1 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  97. ^ Bramwell, Tom (ngày 2 tháng 1 năm 2002). “Final Fantasy XI”. Eurogamer. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  98. ^ BradyGAMES biên tập (2006). Final Fantasy XII Official Strategy Guide. DKPublishing. tr. 35–36. ISBN 0-7440-0837-9.
  99. ^ Gantayat, Anoop (ngày 9 tháng 5 năm 2006). “E3 2006: FFXIII Staff Check”. IGN. News Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  100. ^ Bramwell, Tom (ngày 7 tháng 6 năm 2006). “FF to look like Advent Children?”. Eurogamer. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2008.
  101. ^ Loguidice, Bill; Barton, Matt (2009). Vintage Games. Focal Press/Elsevier. ISBN 978-0-240-81146-8.
  102. ^ David Cassady. (1999). Final Fantasy Anthology Official Strategy Guide. BradyGames. ISBN 1-56686-925-0.
  103. ^ Sutajio bento sutaffu. (2004). Final Fantasy VIII Ultimania (bằng tiếng Nhật). Studio BentStuff. ISBN 4-7575-1243-0.
  104. ^ Sutajio bento sutaffu. (2004). Final Fantasy X-2 Ultimania Omega (bằng tiếng Nhật). Square-Enix. ISBN 4-7575-1161-2.
  105. ^ Fear, Ed (13 tháng 12 năm 2007). “Sakaguchi discusses the development of Final Fantasy”. Develop. Intent Media. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  106. ^ a b c Berardini, César A. (26 tháng 4 năm 2006). “An Introduction to Square-Enix”. TeamXbox. IGN. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  107. ^ a b c “Final Fantasy Retrospective Part I”. GameTrailers. 15 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc 8 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  108. ^ Vestal, Andrew. “The History of Final Fantasy: Introduction”. The History of Final Fantasy. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  109. ^ “『FF』はどのように世界に広がっていったのか? 坂口博信氏と浜村弘一ファミ通グループ代表が"国際日本ゲーム研究カンファレンス"にて語る”. Famitsu. 24 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc 26 tháng 5 năm 2015. Truy cập 29 tháng 5 năm 2015.
  110. ^ John Harris (2 tháng 7 năm 2009). “Game Design Essentials: 20 RPGs - Dragon Slayer”. Gamasutra. tr. 13. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 10 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  111. ^ Kurt Kalata. “Dragon Slayer”. Hardcore Gaming 101. Bản gốc lưu trữ 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  112. ^ Yin-Poole, Wesley (21 tháng 11 năm 2011). “SE wants to release a Final Fantasy every year or two”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập 22 tháng 11 năm 2011.
  113. ^ a b Kent, Steven (2001). “The Mainstream and All Its Perils”. Ultimate History of Video Games. Three Rivers Press. tr. 541–542. ISBN 0-7615-3643-4.
  114. ^ a b c d Vestal, Andrew. “Staff Spotlight”. The History of Final Fantasy. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 7 năm 2006. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  115. ^ Rogers, Tim (27 tháng 3 năm 2006). “In Defense of Final Fantasy XII”. Edge. Next Generation. Bản gốc lưu trữ 31 tháng 8 năm 2013. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  116. ^ a b c “Final Fantasy III (SNES) - Tech Info”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  117. ^ “Final Fantasy VII - Tech Info”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 26 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  118. ^ “Final Fantasy VIII - Tech Info”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 4 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  119. ^ Jeremy Parish. “30 Things You (Probably) Didn't Know About Final Fantasy”. 1UP.com. tr. 6. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 11 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  120. ^ McWhertor, Michael (25 tháng 1 năm 2008). “Super Smash Bros. Brawl Storyline Penned By Final Fantasy VII Writer”. Kotaku. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  121. ^ Studio BentStuff. Final Fantasy X Ultimania Omega (bằng tiếng Nhật). Square Enix. tr. 191–193, 476.
  122. ^ “Video interview with FINAL FANTASY XII Directors”. FINAL FANTASY XII Collector's Edition Bonus DVD. Square Enix Co., Ltd. 31 tháng 10 năm 2006. Lưu trữ bản gốc 6 tháng 12 năm 2013. Truy cập 8 tháng 4 năm 2011. Hiroshi Minagawa: In the course of development, Jun Akiyama and Daisuke Watanabe came up with many ideas but ultimately we had to abandon many of them. I'd heard their original ideas and I wish we could have included them all. Once we began development and many of the systems were in place, the team had many progressive ideas. It was the most enjoyable part of the project. But as we approached the project's end, I had to point out features we had to drop in order for the game to be finished. Which is unfortunate, since I'm sure people would have enjoyed the game that much more if we could have left all our original ideas in.
  123. ^ “『ファイナルファンタジーXIII REMINISCENCE -tracer of memories-』著者、渡辺大祐氏にインタビュー” [Final Fantasy XIII: Reminiscence -tracer of memories-: Interview with author Daisuke Watanabe]. Famitsu. 11 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 7 năm 2014. Truy cập 11 tháng 7 năm 2014.
  124. ^ “Final Fantasy IX - Tech Info”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 4 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  125. ^ “The Hot 100 Game Developers of 2007”. Edge. Next Generation. 3 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  126. ^ “Final Fantasy XI Tech Info”. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 12 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  127. ^ a b c “Final Fantasy Retrospective Part IV”. GameTrailers. 5 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  128. ^ a b c d Casamassina, Matt (19 tháng 7 năm 2005). “State of the RPG: GameCube”. IGN. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  129. ^ a b c d e “Final Fantasy Retrospective Part V”. GameTrailers. 13 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  130. ^ “10 Years of PlayStation Through the Eyes of PSM”. PlayStation: The Official Magazine. Future Publishing (127): 34–43. Tháng 9 năm 2007.
  131. ^ “Final Fantasy VII (PS1) - Review”. 1UP.com. 9 tháng 5 năm 2004. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 11 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  132. ^ a b Buchanan, Levi (30 tháng 9 năm 2008). “Nintendo 64 Week: Day Two”. IGN. Bản gốc lưu trữ 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  133. ^ “Interview with Final Fantasy VIII developers”. Famitsu Weekly (bằng tiếng Nhật). 5 tháng 6 năm 1998. Bản gốc (Translation by Coxon, Sachi) lưu trữ 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  134. ^ a b “Final Fantasy Retrospective Part VI”. GameTrailers. 20 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  135. ^ “Behind The Game The Creators”. Square Enix. 2001. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  136. ^ “Final Fantasy XI – Big Plans, Big Money”. IGN. 10 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  137. ^ Thorsen, Tor (17 tháng 4 năm 2006). “Shippin' Out 4/17-4/21: Final Fantasy XI Online, Brain Age”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 2 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  138. ^ “Final Fantasy XII (PS2) Previews”. 1UP.com. 9 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  139. ^ Winkler, Chris (4 tháng 12 năm 2003). “Final Fantasy XII - Preview First Look”. RPGFan. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  140. ^ Shoemaker, Brad; Tochen, Dan (8 tháng 5 năm 2006). “E3 06: Square Enix announces trio of Final Fantasy XIII games”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 11 năm 2006. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  141. ^ Yoon, Andrew (22 tháng 2 năm 2008). “GDC08: Square Enix unveils Crystal Tools engine”. Joystiq. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  142. ^ “Artist: 浜渦正志”. MusicBrainz. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 5 năm 2012. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  143. ^ “Artist: 崎元仁”. MusicBrainz. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 5 năm 2012. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  144. ^ a b Mielke, James (15 tháng 2 năm 2008). “A Day in the Life of Final Fantasy's Nobuo Uematsu”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  145. ^ VanBurkleo, Meagan (25 tháng 5 năm 2009). “Nobuo Uematsu: The Man Behind The Music”. Game Informer. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập 4 tháng 8 năm 2011.
  146. ^ “Final Fantasy VII”, Computer and Video Games, số 174, tr. 106–11, Tháng 5 năm 1996
  147. ^ “Square Enix announces Song Summoner: The Unsung Heroes” (Thông cáo báo chí). Square Enix. 7 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  148. ^ “Square Enix U.S.A. announces details for Final Fantasy XI”. Square Enix. 11 tháng 8 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  149. ^ “(Official Xbox Magazine press release) Playable Beta Disc for Xbox 360 Console to be included with February 2006 Issue” (PDF). Square Enix. 19 tháng 12 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  150. ^ Rose, Mike (7 tháng 6 năm 2011). “Final Fantasy Series Hits 100M Units Shipped”. Gamasutra. Bản gốc lưu trữ 19 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  151. ^ “Businesses - SQUARE ENIX HOLDINGS CO., LTD”. Square Enix. 31 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc 22 tháng 9 năm 2014. Truy cập 15 tháng 8 năm 2014.
  152. ^ Ransom-Wiley, James (10 tháng 1 năm 2007). “Nintendo holds key to franchise longevity, profitability”. Joystiq. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  153. ^ “SQUARE ENIX SPREADS HOLIDAY CHEER WITH MERRY OFFERINGS ON FINAL FANTASY MOBILE TITLES”. Gamasutra. 20 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập 7 tháng 1 năm 2020.
  154. ^ “『FF7 リメイク』発売3日で世界販売本数350万本突破! 日本国内でも100万本以上を売り上げ”. Famitsu (bằng tiếng Nhật). 21 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập 24 tháng 4 năm 2020.
  155. ^ a b c d Craig Glenday biên tập (11 tháng 3 năm 2008). “Record Breaking Games: Role-Playing Games”. Guinness World Records Gamer's Edition 2008. Guinness World Records. Guinness. tr. 156–167. ISBN 978-1-904994-21-3.
  156. ^ “FINAL FANTASY VII REMAKE 地上波史上最長となる7分間のテレビCM放送決定!”. Square Enix. 1 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 11 năm 2019. Truy cập 6 tháng 12 năm 2019.
  157. ^ “Square Enix Announces Release Date of Final Fantasy VII Advent Children”. Square Enix. 15 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  158. ^ “Final Fantasy VIII Tops Videogame Charts”. IGN. 5 tháng 10 năm 1999. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  159. ^ “Final Fantasy X Sells Like Crazy; World Not Shocked”. IGN. 19 tháng 7 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  160. ^ Woodard, Christopher (24 tháng 3 năm 2006). “GDC: Creating a Global MMO: Balancing Cultures and Platforms in Final Fantasy XI”. Gamasutra. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 12 năm 2010. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  161. ^ Jenkins, David (24 tháng 3 năm 2006). “Japanese Sales Charts, Week Ending March 19”. Media Create. Gamasutra. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  162. ^ “Square Enix Announces Record Shipment With Final Fantasy XII”. Square Enix. 6 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  163. ^ Sharkey, Mike (19 tháng 3 năm 2010). “Final Fantasy XIII: Biggest First Week in Franchise History”. GameSpy. Lưu trữ bản gốc 7 tháng 5 năm 2011. Truy cập 19 tháng 3 năm 2010.
  164. ^ Alexander, Leigh (18 tháng 12 năm 2009). “FFXIII Tops 1 Million Units Day One”. Gamasutra. Lưu trữ bản gốc 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập 18 tháng 12 năm 2009.
  165. ^ Plunkett, Luke (25 tháng 8 năm 2013). “Early Final Fantasy XIV Launch Goes (Surprise!) Badly”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập 25 tháng 8 năm 2013.
  166. ^ Ligman, Kris (30 tháng 10 năm 2013). “Final Fantasy XIV hits 1.5M registrations after relaunch woes”. Gamasutra. Think Services. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 8 năm 2016. Truy cập 31 tháng 10 năm 2013.
  167. ^ “Top 100 Games of All Time”. Next Generation. United States: Imagine Media (21): 64. Tháng 9 năm 1996.
  168. ^ “Top 50 Games of All Time”. Next Generation. Imagine Media (50): 79. Tháng 2 năm 1999.
  169. ^ “2006 Walk of Game Inductees”. Walk of Game. Bản gốc lưu trữ 2 tháng 7 năm 2008. Truy cập 2 tháng 8 năm 2011.
  170. ^ “Summer 2006: Best. Series. Ever”. GameFAQs. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  171. ^ “Greatest Games Results”. The Game Group plc. 2008. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  172. ^ “IGN's Top 100 Games”. IGN. 2003. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  173. ^ “IGN's Top 100 Games”. IGN. 2005. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  174. ^ “Top 99 Games of All Time: Readers' Pick”. IGN. 2005. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  175. ^ IGN PlayStation Team (16 tháng 3 năm 2007). “The Top 25 PS2 Games of All Time”. IGN. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  176. ^ “Top 100 PlayStation 2 Games”. IGN. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 6 năm 2013. Truy cập 17 tháng 11 năm 2012.
  177. ^ “Top 100 PlayStation 2 Games”. IGN. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 6 năm 2013. Truy cập 17 tháng 11 năm 2012.
  178. ^ Campbell, Colin (2006). “Japan Votes on All Time Top 100”. Edge. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  179. ^ Parsons, Doug (30 tháng 7 năm 2008). “Record Breaking Final Fantasy Series heads to The Record Breaking Nintendo DS”. Guinness World Records. Bản gốc lưu trữ 2 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  180. ^ “Top 50 Console Games”. Guinness World Records 2009 Gamer's Edition. Guinness World Records. Guinness. 3 tháng 2 năm 2009. tr. 190–191. ISBN 978-1-904994-45-9.
  181. ^ Locklear, Mallory. “Video Game Hall of Fame inducts 'Tomb Raider' and 'Final Fantasy VII'. Engadget. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập 7 tháng 5 năm 2019.
  182. ^ Lundigran, Jeff (10 tháng 9 năm 1999). “IGN: Final Fantasy VIII Review”. IGN. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  183. ^ Smith, David (22 tháng 11 năm 2000). “IGN: Final Fantasy IX Review”. IGN. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  184. ^ a b “The 26 Best RPGs of the All Time”. GamePro. 5 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  185. ^ “Spring 2004: Best. Game. Ever”. GameFAQs. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 2 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  186. ^ “Fall 2005: 10-Year Anniversary Contest—The 10 Best Games Ever”. GameFAQs. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 3 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  187. ^ “25 Most Overrated Games of All Time”. GameSpy. Tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 4 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  188. ^ Buchanan, Levi (3 tháng 3 năm 2009). “Is Final Fantasy VII Overrated?”. IGN. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 3 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  189. ^ “Top 10 Weekly Software Sales”. 23–29 tháng 1 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  190. ^ “Dirge of Cerberus: Final Fantasy VII Reviews”. GameRankings. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  191. ^ “Dirge of Cerberus: Final Fantasy VII Reviews”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  192. ^ Dormer, Dan (8 tháng 2 năm 2006). “Famitsu Digs Into Dirge of Cerberus”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  193. ^ Ebert, Roger (11 tháng 7 năm 2001). “Final Fantasy: The Spirits Within”. RogerEbert.com. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  194. ^ “Reviews: FF: Crystal Chronicles”. 1UP.com. 1 tháng 1 năm 2000. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  195. ^ Gantayat, Anoop (27 tháng 9 năm 2011). “Square Enix CEO: Final Fantasy XIV Damaged FF Brand”. Andriasang.com. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 12 năm 2012. Truy cập 1 tháng 12 năm 2013.
  196. ^ Thorpe, Nick (6 tháng 1 năm 2016). “Flashback: Retro Gamer Readers' Top 100 Games (Circa 2004)”. Retro Gamer. Future Publishing Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  197. ^ “100 Greatest Games”. Stuff: 116–126. tháng 10 năm 2008.
  198. ^ “The 100 Greatest Games Of All Time”. www.empireonline.com. Empire. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
  199. ^ “Les 100 meilleurs jeux de tous les temps”. Jeuxvideo.com. 4 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2019.
  200. ^ Schreier, Jason (29 tháng 1 năm 2013). “Let's Rank The Final Fantasy Games, Best to Worst”. Kotaku. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  201. ^ Moore, Bo (16 tháng 6 năm 2014). “The 100 Greatest Video Games of All Time”. Popular Mechanics. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  202. ^ “The 100 Greatest Video Games of All Time”. slantmagazine.com. 9 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2015.
  203. ^ Hardgrave, Laura (29 tháng 11 năm 2016). “Final Fantasy: Ranking the Main Games”. Den of Geek. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  204. ^ Minotti, Mike (12 tháng 12 năm 2016). “Final Fantasy I to XV: Ranking the series from worst to best”. VentureBeat. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  205. ^ Brian (4 tháng 9 năm 2017). “Famitsu readers choose the top 100 best games of all time”. Nintendo Everything (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  206. ^ Agnello, Anthony John (3 tháng 2 năm 2022). “The 25 best Final Fantasy games”. Gamesradar. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018. Note: To make ranks comparable this list skips the ranks given to non-mainline games.
  207. ^ “The Top 100 RPGs Of All Time”. Gameinformer. 1 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2018. Note: It shows these Final Fantasy games do not only rank higher than the other Final Fantasy games, but are also part of the top 100 RPGs of all time.
  208. ^ “Ranking the Final Fantasy Games”. IGN. 15 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  209. ^ Parish, Jeremy (19 tháng 12 năm 2017). “Ranking the numbered Final Fantasy games”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  210. ^ “The Best of Final Fantasy”. Rock, Paper, Shotgun. 2 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  211. ^ “Final Fantasy is nearly 30, so let's rank the 10 best games in the series - VG247”. VG247. 5 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  212. ^ Reynolds, Matthew (18 tháng 4 năm 2019). “Ranking the Final Fantasy games from worst to best”. Digital Spy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  213. ^ Petite, Steven (15 tháng 7 năm 2018). “Here are the Final Fantasy games, ranked from best to worst”. Digital Trends. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  214. ^ “全ファイナルファンタジー大投票” [All Final Fantasy Big Vote]. NHK (bằng tiếng Nhật). 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2022.
  215. ^ “Japan Votes For Its Favorite Final Fantasy Games And Characters”. NintendoSoup. 1 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  216. ^ “Over 50,000 Japanese users vote for their favorite console games in TV Asahi poll - Top 100 announced”. Gematsu. 27 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  217. ^ “Famitsu Hall of Fame”. Geimin. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2012.
  218. ^ “ファイナルファンタジーV [スーパーファミコン]” [Final Fantasy (Famicom)] (bằng tiếng Nhật). Famitsu. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2015.
  219. ^ “ファイナルファンタジーV [スーパーファミコン]” [Final Fantasy V [Super Famicom]] (bằng tiếng Nhật). Famitsu. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2015.
  220. ^ Gifford, Kevin (25 tháng 9 năm 2013). "I'm glad I'm back home": Famitsu reviews FF14: A Realm Reborn”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  221. ^ Romano, Sal (13 tháng 12 năm 2016). “Famitsu Review Scores: Issue 1463”. Gematsu. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  222. ^ “Data Tracker: How Does "Final Fantasy XIII" Compare?”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  223. ^ “Final Fantasy XIV Online: A Realm Reborn”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  224. ^ “Final Fantasy XV: Windows Edition”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  225. ^ Kasavin, Greg (12 tháng 12 năm 2005). “Final Fantasy IV Advance Review”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  226. ^ Kraus, Alex (30 tháng 8 năm 2006). 'Dirge of Cerberus' defies expectations, for better and worse”. USA Today. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  227. ^ Satterfield, Shane; Fielder, Lauren (2001). “15 Most Influential Games of All Time”. GameSpot. CNET. Lưu trữ bản gốc 20 tháng 5 năm 2007. Truy cập 16 tháng 4 năm 2020.
  228. ^ Boba Fatt; GamePros (25 tháng 4 năm 2007). “Feature: The 52 Most Important Video Games of All Time (page 4 of 8)”. GamePro. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập 25 tháng 4 năm 2007.
  229. ^ “20 Games That Changed Gaming Forever”. GamePro. PC World. 24 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc 14 tháng 3 năm 2017. Truy cập 11 tháng 1 năm 2017.
  230. ^ Loguidice, Bill; Barton, Matt (2012). “Final Fantasy (VII): It's Never Final in the World of Final Fantasy”. Vintage Games: An Insider Look at the History of Grand Theft Auto, Super Mario, and the Most Influential Games of All Time. CRC Press. tr. 77–92. ISBN 978-1-136-13758-7.
  231. ^ “Record Breaking Games: Role-Playing Games”. Guinness World Records 2009 Gamer's Edition. Guinness World Records. Guinness. 3 tháng 2 năm 2009. tr. 174–175. ISBN 978-1-904994-45-9.
  232. ^ Craig, Timothy J. (2000). Japan Pop!: Inside the World of Japanese Popular Culture. M.E. Sharpe. tr. 140. ISBN 0-7656-0561-9.
  233. ^ Kuchera, Ben (23 tháng 5 năm 2006). “Robot Chicken pokes fun at Final Fantasy”. Ars Technica. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  234. ^ “Adventure Log”. VG Cats. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 4 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  235. ^ “Final Fantasy Retrospective Part III”. GameTrailers. 30 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  236. ^ “Nobuo Uematsu's Profile”. Square Enix. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  237. ^ “The Black Mages-Darkness and Starlight” (bằng tiếng Nhật). Dog Ear Records. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  238. ^ “Final Fantasy X Ultimania Guide”. IGN. 20 tháng 8 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  239. ^ “Square Enix Game Books Online” (bằng tiếng Nhật). Square Enix. Bản gốc lưu trữ 31 tháng 8 năm 2011. Truy cập 6 tháng 8 năm 2011.
  240. ^ “Molyneux: Final Fantasy VII Defined the RPG Genre”. Gematsu. 23 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  241. ^ “Gamers Heart Japan (54 minutes)”. YouTube. GameSpot. 3 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  242. ^ Kamen, Matt (29 tháng 1 năm 2015). “How The Witcher III deals with art and sex in games”. Wired. Lưu trữ bản gốc 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  243. ^ “BioWare: Final Fantasy movie influenced Mass Effect”. Gematsu. 28 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  244. ^ Totilo, Stephen (19 tháng 10 năm 2009). “You Can Play Dragon Age: Origins Sort Of Like Four Other Games”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  245. ^ “Gamers Heart Japan (7 minutes)”. YouTube. GameSpot. 3 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  246. ^ “Gamers Heart Japan (30 minutes)”. YouTube. GameSpot. 3 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.
  247. ^ “Gamers Heart Japan (32 minutes)”. YouTube. GameSpot. 3 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập 29 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]