Hải quân Hoàng gia Nam Tư
Hải quân Hoàng gia Nam Tư Кpaљeвcкa Југословенска Pатна Морнарица Kraljevska Jugoslovenska Ratna Mornarica | |
---|---|
Hoạt động | 1918–1941 |
Giải tán | 17 tháng 4 năm 1941 |
Quốc gia | Nam Tư |
Phân loại | Hải quân |
Chức năng | Tuần duyên |
Quy mô | 32 tàu 150 thủy phi cơ |
Bộ phận của | Quân đội Hoàng gia Nam Tư |
H/Q | Split |
Tham chiến | Cuộc xâm lược Nam Tư |
Thành tích | Xem mục |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | Kiril Metod Koch,[1] Dragutin Prica[1] |
Huy hiệu | |
Cờ hiệu Hải quân (1922–1941) | |
Cờ hiệu Hải quân (1918–1922) |
Hải quân Hoàng gia Nam Tư (Serbi-Croatia: Кpaљeвcкa Југословенска Pатна Морнарица; Kraljevska Jugoslovenska Ratna Mornarica), là hải quân của Vương quốc Nam Tư. Quân chủng này đã tồn tại kể từ khi thành lập Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia vào năm 1918 rồi sau đổi thành Vương quốc Nam Tư vào năm 1929. Hải quân Hoàng gia Nam Tư chính thức bị giải tán sau cuộc xâm lược của phe Trục vào tháng 4 năm 1941.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Nam Tư được hồi phục từ đống tro tàn của Đế quốc Áo-Hung bị hủy diệt trong Thế chiến I. Nhà nước non trẻ này chính thức gọi là Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 1918, trước cái ngày đã có một mức độ của sự hỗn loạn trong khu vực sau khi đình chiến, khi nhiều "hội đồng thủy thủ đoàn" và các phe phái ly khai đã thực hiện trên rất nhiều tàu chiến Áo-Hung cũ. Nam Tư đã yêu cầu một tỷ lệ lớn các hạm đội trước đây của Đế chế.[2] Tuy nhiên, người Ý cực kỳ khó chịu về sự trỗi dậy của một cường quốc hải quân mới ở vùng Adriatic và hối thúc các nước Đồng minh phân phát các hạm đội Áo-Hung cho phe chiến thắng. Điều này đã được thực hiện và chỉ những đồ phế thải của hải quân trước đây mới giao lại cho Nam Tư. Số tàu mà nước này nhận được gồm 12 tàu phóng lôi hiện đại, bốn trục lôi hạm lỗi thời, bốn tuần giang hạm bọc thép và một số thiết bị phụ trợ. Hạm đội còn được tăng cường hơn nữa trong những năm 1920, khi Nam Tư mua lại sáu tàu dò mìn lớp "M" của Đức và một tàu tuần dương cũ kỹ SMS Niobe.[3]
Trước cuộc xâm lược Nam Tư
[sửa | sửa mã nguồn]Hải quân Hoàng gia Nam Tư được trang bị 1 tuần dương hạm hạng nhẹ cũ kỹ từng là của Đức (chỉ thích hợp cho công tác huấn luyện), 1 khu trục hạm hiện đại lớn chỉ huy đội tàu do Anh thiết kế, 3 khu trục hạm hiện đại do Pháp thiết kế (2 chiếc đóng tại Nam Tư cộng với một chiếc khác vẫn đang sản xuất), 1 tàu tiếp liệu thủy phi cơ, 4 tàu ngầm hiện đại (2 chiếc cũ hơn do Pháp đóng, 2 chiếc do Anh đóng) và 10 tàu cao tốc phóng lôi hiện đại (MTB), trong số các tàu thuyền cũ có 6 tàu phóng lôi hạng trung từng là của hải quân Áo, 6 tàu rải mìn, 4 tàu chiến thiết giáp lớn trên sông và nhiều tàu phụ khác.[4]
Hoạt động trong Thế chiến II
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời điểm Đức và Ý tấn công Nam Tư ngày 6 tháng 4 năm 1941, Hải quân Hoàng gia Nam Tư hiện đang có 3 khu trục hạm, 2 tàu ngầm và 10 tàu cao tốc phóng lôi, đây là những đơn vị hiệu quả nhất của hạm đội. Một khu trục hạm khác, chiếc Ljubljana đang được sửa chữa trong thời gian cuộc chiến và đã được sử dụng cùng với những khẩu pháo phòng không của nó để phòng thủ căn cứ hạm đội tại Kotor. Phần còn lại của hạm đội chỉ được sử dụng trong việc phòng thủ bờ biển, hoạt động hộ tống tại địa phương và công tác tuần tra.
Kotor nằm gần biên giới Albania và mặt trận Hy Lạp-Ý tại đó, nhưng Zara (Zadar), một lãnh thổ biệt lập của Ý, nằm ở phía tây bắc bờ biển đã gây khó khăn cho việc thiết lập một đầu cầu. Khu trục hạm Beograd, cùng với 4 tàu phóng ngư lôi cũ và 6 tàu phóng ngư lôi có động cơ đã được điều đến Šibenik, cách Zadar 80 km về phía nam, để chuẩn bị một cuộc tấn công. Cuộc tấn công này được phối hợp với sư đoàn bộ binh số 12 Jadranska và 2 odred của Lục quân Hoàng gia Nam Tư tiến đánh từ khu vực Benkovac, với sự hỗ trợ của không quân thuộc Cụm Ném bom số 81 thuộc Không quân Hoàng gia Nam Tư. Quân đội Nam Tư mở màn cuộc tấn công ngày 9 tháng 4, nhưng đến 13 tháng 4 quân Ý đã tiến hành phản công và tiến vào Benkovac ngày 14 tháng 4.[5] Mũi nhọn tấn công của hải quân trong chiến dịch này đã bị bẻ gãy khi tàu Beograd bị máy bay Ý đánh trọng thương ngoài khơi Šibenik làm động cơ bên phải của nó ngừng hoạt động, sau đó nó ỳ ạch chạy về Kotor để sửa chữa với sự hộ tống của các lực lượng còn lại.[6]
Các tàu bay có phao phụ trách công tác tuần tra hàng hải của Không quân Hoàng gia Nam Tư đã thực hiện các chuyến bay trinh sát và cả nhiệm vụ tấn công trong chiến dịch này, đồng thời yểm trợ trên không cho các hoạt động thả mìn ngoài khơi Zadar. Họ thu được một vài thành công với một tàu chở dầu của Ý bị thương nặng trên bờ biển Ý gần Bari, các cuộc tấn công vào cảng Durrës của Albania, cũng như đánh vào các đoàn vận tải tái cung cấp của Ý đến Albania. Ngày 9 tháng 4, đáng chú ý có một chiếc Dornier Do 22K đã làm rối loạn một đoàn vận tải 12 tàu hơi nước của Ý và đội hộ tống gồm 8 khu trục hạm đang vượt biển Adriatic trong ngày hôm đó, khi một mình đơn độc tấn công trước hỏa lực phòng không dữ dội của địch.[7]
Hải quân Hoàng gia Nam Tư còn có 4 tuần giang hạm bọc thép cỡ lớn được trang bị vũ khí hạng nặng trong lực lượng đường sông của mình. Chúng được sử dụng để tuần tra các sông Donau, Drava và Sava ở miền bắc Nam Tư và biên giới với Hungary. Các tuần giang hạm này gồm Drava, Sava, Morava và Vardar được chuyển giao từ Hải quân Áo-Hung khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. Tất cả đều có tải trọng khoảng 400-500 tấn với trang bị chủ yếu là 2 khẩu pháo 120 li, 2 đến 3 khẩu 66 li, súng cối 120 li, pháo phòng không 40 li và súng máy. Vào lúc bắt đầu chiến dịch họ đã tiến hành các hoạt động tấn công bằng cách pháo kích sân bay tại Mohács thuộc Hungary ngày 6 tháng 4 và 8 tháng 4, nhưng đã phải bắt đầu rút lui về Novi Sad ngày 11 tháng 4 sau khi gặp phải đòn tấn công liên tiếp của máy bay ném bom bổ nhào Đức.
Sáng sớm ngày 12 tháng 4, một phi đội ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 của Đức đã tấn công các tuần giang hạm Nam Tư trên sông Donau. Chiếc Drava do Aleksandar Berić chỉ huy đã bị đánh trúng nhiều lần nhưng vẫn trụ vững nhờ lớp giáp sàn dày 300 li của tàu, cho đến khi một quả bom tình cờ rơi thẳng vào ống khói, giết chết 54 người trong số 67 thành viên thủy thủ đoàn. Trong cuộc tấn công này các pháo thủ phòng không trên tàu tuyên bố rằng có 3 máy bay ném bom bổ nhào bị bắn hạ. 3 tuần giang hạm còn lại sau đó đã bị các thủy thủ cho tự đánh đắm ngày 12 tháng 4 khi các lực lượng Đức và Hungary kiểm soát được các căn cứ và hệ thống sông ngòi nơi chúng hoạt động.[8]
Thiệt hại
[sửa | sửa mã nguồn]Quân Ý đã chiếm giữ phần lớn Hải quân Nam Tư (1 trong 4 khu trục hạm, chiếc Ljubljana, được sử dụng trong chiến dịch khi còn đang sửa chữa).[6] Tuy nhiên, có 1 khu trục hạm khác, chiếc Zagreb, đã bị 2 sĩ quan của nó tự đánh chìm tại Kotor để ngăn không cho tàu rơi vào tay địch, và 1 tàu ngầm do Anh sản xuất cùng 2 tàu cao tốc phóng lôi đã trốn thoát được sang Alexandria thuộc Ai Cập để tiếp tục phục vụ phe Đồng Minh.[4] Cũng cần chú ý rằng chiếc khu trục hạm thứ tư bị chiếm khi còn đang trong quá trình sản xuất tại xưởng tàu Kotor là chiếc Split, nhưng Regia Marina đã không thể đóng xong nó trước hiệp định đình chiến năm 1943. Rốt cục nó cũng được trả lại cho Nam Tư sau chiến tranh và được hoàn tất với cái tên ban đầu của mình.[9] Có 10 tàu bay tuần tra hàng hải của hải quân Nam Tư đã trốn thoát sang Hy Lạp, và 9 chiếc được đưa sang Ai Cập, tại đó chúng lập thành một phi đội dưới sự chỉ huy của RAF.
Một số tàu chiến Nam Tư còn sống sót, đặc biệt là các tàu khu trục Dubrovnik, Beograd và Ljubljana vừa mới sửa chữa đã được Regia Marina sử dụng cho đến khi Ý đình chiến vào tháng 9 năm 1943, sau đó Kriegsmarine và ở một mức độ thấp hơn, Hải quân Nhà nước Độc lập Croatia của quân đội Croatia đã chiếm đoạt một số tàu thuyền sống sót làm hạm đội của riêng mình. Khu trục hạm Ljubljana bị đắm trên một bãi cát ngầm gần vịnh Tunis trong khi phục vụ Ý vào tháng 4 năm 1943, nhưng Dubrovnik và Beograd vẫn chưa bị quân Đồng Minh đánh chìm cho đến tận tháng 4 và tháng 5 năm 1945. Tàu tuần dương hạng nhẹ Dalmacija được đưa vào phục vụ trong Hải quân Đức với tên gọi cũ Niobe. Mắc cạn trên Silba rồi bị MTB 276 và MTB 298 của Anh tiêu diệt vào tháng 12 năm 1943. Một số tàu sống sót qua cuộc chiến vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải quân Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.[4]
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]- Hải đội
- Soái hạm Dalmacija (tiền thân là Niobe của Đức) - Vịnh Kotor
- Sư đoàn phóng lôi số 1 - Vịnh Kotor
- Sư đoàn phóng lôi số 2 - Šibenik
- Sư đoàn phóng lôi số 3 - Šibenik
- Hạm đội tàu ngầm - Vịnh Kotor
- Tàu sửa chữa thủy phi cơ Zmaj - Šibenik
- Bộ Tư lệnh Hải quân tuần duyên
- Tuần giang hạm
- Soái hạm Cer - Novi Sad
- Liên đoàn Giang chiến hạm số 1 - Dubovac
- Liên đoàn Phòng ngự thủy lôi số 1 - Bezdan
- Liên đoàn Phòng ngự thủy lôi số 2 - Stara Kanjiza và Senta
- Liên đoàn Phòng ngự thủy lôi số 3 - Sremski Karlovci
- Liên đoàn Phòng ngự thủy lôi số 4 - Smederevo
- Bộ Tư lệnh khu vực Đerdap - Tekija và Donji Milanovac
Hàng không hải quân
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ Tư lệnh Thủy phi cơ số 1
- Liên đoàn Thủy phi cơ số 1
- Phi đội Thủy phi cơ số 1 (5 SIM-XIV) - Vịnh Kotor
- Phi đội Thủy phi cơ số 11 (10 chiếc) - Rose
- Liên đoàn Thủy phi cơ số 2
- Phi đội Thủy phi cơ số 20 (6 Dornier Do 22) - Orahovac
- Phi đội Thủy phi cơ số 21 (6 Dornier Wal) - Dobrota
- Liên đoàn Thủy phi cơ số 1
- Bộ Tư lệnh Thủy phi cơ số 2
- Phi đội Thủy phi cơ huấn luyện (20 chiếc) - Trogir
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Admiralty JKRM” (bằng tiếng Croatia). Paluba info. Truy cập 03. 01. 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Whitely, 2001, p. 311.
- ^ Conways, 1980, p. 355.
- ^ a b c Conways, 1980.
- ^ Fatutta, et al., 1975.
- ^ a b Whitely, 2001, p. 312.
- ^ Shores, et al., 1987, p. 218.
- ^ Shores, et al., 1987, p. 224.
- ^ Whitely, 2001, p. 313.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Conways All The World's Fighting Ships 1922-1946, - Conway Maritime Press, London,1980. ISBN 0-85177-146-7
- Fatutta, F. and Covelli, L. 1941: Attack on Yugoslavia, in The International Magazine of Armies & Weapons, Year IV - Nos. 15 and 17, January and May 1975, Lugano, Switzerland.
- Shores, C., Cull, B. and Malizia, N., Air War for Yugoslavia, Greece & Crete – 1940-41, Grub Street, London, 1987. ISBN 0-948817-07-0
- Whitely, M.J., Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia, US Naval Institute Press, 2001. ISBN 978-0-87021-326-7