Bước tới nội dung

Họ Mã tiền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Mã tiền
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Loganiaceae
R.Br. ex Mart., 1827
Chi điển hình
Logania
R.Br
Các chi
Danh pháp đồng nghĩa

Antoniaceae Hutch.
Gardneriaceae Perleb
Geniostomataceae Struwe & V.A.Albert
Spigeliaceae Bercht. & J.Presl

Strychnaceae DC. ex Perleb[2]

Họ Mã tiền (danh pháp khoa học: Loganiaceae) là một họ thực vật hai lá mầm, thuộc về bộ Long đởm (Gentianales). Họ này có 13 chi, phân bố ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân loại đầu tiên gắn cho họ này tới 29 chi. Một số sơ đồ phân loại, chẳng hạn của Takhtadjan, đã chia họ Loganiaceae được miêu tả tại đây thành ra nhiều (tới 4) họ là: Strychnaceae, Antoniaceae, Spigeliaceae và Loganiaceae. Các nghiên cứu DNA gần đây về bộ Long đởm đã tìm thấy các chứng cứ ủng hộ mạnh mẽ cho Loganiaceae như là một nhánh đơn nguồn gốc chứa 13 chi và khoảng 420 loài. Các chi đa dạng loài nhất là Strychnos (190 loài), Mitrasacme (55 loài), Geniostoma (55 loài).

Chi tiết cụ thể như dưới đây:

  • Tông Antonieae
  • Tông Loganieae
    • Logania (bao gồm cả Nautophylla): Khoảng 37 loài, gần như đặc hữu Australia và chỉ có 1 loài ở New Caledonia cộng 1 loài ở New Zealand (có lẽ đã tuyệt chủng). Chia làm 2 tổ đơn ngành là LoganiaStomandra nhưng bản thân Logania là không đơn ngành.[3] Năm 2014 Foster et al. đề xuất việc công nhận tổ Stomandra như là một chi mới, gọi là Orianthera với 13 loài.[4]
    • Geniostoma (bao gồm cả Anasser): Khoảng 28 loài. Phân bố trải rộng từ Australasia tới Thái Bình Dương, về phía bắc tới miền nam Nhật Bản, về phía tây tới quần đảo Mascarene.
    • Labordia: Khoảng 17 loài đặc hữu Hawaii. Về hình thái là tương tự Geniostoma, khác ở chỗ ống tràng dài hơn các thùy, cụm hoa đầu cành (ở Geniostoma là ở nách lá) và quả nang 2 hoặc 3 (ít khi 4) mảnh vỏ trong khi ở Geniostoma luôn là 2. Phân tích phát sinh chủng loài của Gibbons et al. năm 2012 cho thấy tốt nhất nên gộp Labordia trong Geniostoma,[3] do việc công nhận Labordia như một chi độc lập làm cho Geniostoma trở thành nhóm cận ngành.
    • Mitreola (bao gồm cả Cynoctonum): Trước đây xếp trong Spigelieae. Khoảng 14 loài, phân bố rộng khắp ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á, New Guinea và miền bắc Australia. Loài M. minima lại phân bố hạn hẹp ở tây nam Australia và phân tích phát sinh chủng loài của Gibbons et al. (2012) cho thấy nó không có quan hệ họ hàng gần với các loài còn lại của chi Mitreola mà có quan hệ chị-em với nhóm Schizacme + Phyllangium + Mitrasacme và tốt nhất là nên coi nó như một chi độc lập.[3] Năm 2013 Gibbons et al. chuyển nó sang chi mới gọi là Adelphacme.[5]
    • Mitrasacme: Trước đây xếp trong Spigelieae. Khoảng 54 loài, chủ yếu ở Australia, nhưng mở rộng tới New Caledonia, Malesia và châu Á.
    • Schizacme: Tách ra từ Mitrasacme năm 1996. Khoảng 3+ loài cây bụi nhỏ lâu năm ở Tasmania, Victoria (nam Australia) và New Zealand.
    • Phyllangium: Tách ra từ Mitrasacme năm 1996. Khoảng 5 loài cây thân thảo đặc hữu vùng ôn đới Australia.
  • Tông Strychneae
    • Gardneria (bao gồm cả Pseudogardneria)
    • Neuburgia (bao gồm cả Couthovia, Crateriphytum)
    • Strychnos (bao gồm cả Atherstonea, Scyphostrychnos)
  • Tông Spigelieae
    • Spigelia (bao gồm cả Coelostylis, Pseudospigelia). Phân tích phát sinh chủng loài của Yang et al. (2016) cho thấy tốt nhất nên gộp Spigelieae trong tông Strychneae.[6]

Các chi bị loại ra

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài vẽ theo kết quả tổng hợp từ Backlund et al. (2000)[7], Gibbons et al. (2012)[3] và Yang et al. (2016)[6]

 Loganiaceae 
 Antonieae 

Usteria

Antonia

Bonyunia

 Loganieae 

Mitreola (trừ M. minima)

Logania sect. Stomandra = Orianthera

Logania sect. Logania = Logania s.s.

Geniostoma (A)

Geniostoma (B)

Labordia

Mitreola minima = Adelphacme minima

Schizacme

Phyllangium

Mitrasacme

 Strychneae s.l. 

Strychnos

Gardneria

Neuburgia

 Spigelieae 

Spigelia

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Loganiaceae tại Wikimedia Commons

  1. ^ “GRIN Genera Records of Loganiaceae. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  2. ^ “Family: Loganiaceae R. Br. ex Mart., nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 17 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ a b c d Kerry L. Gibbons, Murray J. Henwood & Barry J. Conn. 2012. Phylogenetic relationships in Loganieae (Loganiaceae) inferred from nuclear ribosomal and chloroplast DNA sequence data. Australian Systematic Botany 25: 331–340. doi:10.1071/SB12002
  4. ^ Charles SP Foster, Barry J Conn, Murray J Henwood & Simon YW Ho. 2014. Molecular data support Orianthera: a new genus of Australian Loganiaceae. Telopea 16:149-158. doi:10.7751/telopea20147853
  5. ^ Kerry L. Gibbons, Barry J. Conn & Murray J. Henwood. 2013. Adelphacme (Loganiaceae), a new genus from south-western Australia. Telopea 15: 37-43. doi:10.7751/telopea2013005.
  6. ^ a b Yang L. -L., Li H. -L., Wei L., Kuang D. -Y., Li M. -H., Liao Y. -Y., Chen Z. -D., Wu H., & Zhang S. -Z. 2016. A supermatrix approach provides a comprehensive genus-level phylogeny for Gentianales. J. Syst. Evol. 54(4): 400-415. doi:10.1111/jse.12192
  7. ^ a b c d Maria Backlund, Bengt Oxelman & Birgitta Bremer, 2000. Phylogenetic relationships within the Gentianales based on NDHF and RBCL sequences, with particular reference to the Loganiaceae Lưu trữ 2009-01-15 tại Wayback Machine, American Journal of Botany. 87: 1029-1043.
  • Struwe L., V. A. Albert và B. Bremer 1994. Mô tả theo nhánh và sự phân loại theo họ của bộ Long đởm. Cladistics 10: 175–205.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]