Bước tới nội dung

Kanagawa

35°26′51,9″B 139°38′33,1″Đ / 35,43333°B 139,63333°Đ / 35.43333; 139.63333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh Kanagawa
神奈川県
—  Tỉnh  —
Chuyển tự Nhật văn
 • Kanji神奈川県
 • RōmajiKanagawa-ken
Khu thương mại Minato Mirai 21 nằm giữa quận Nishi và quận Naka, thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa buổi hoàng hôn. Núi Phú Sĩ hiện lên nơi đường chân trời.
Cờ hiệu của tỉnh Kanagawa
Hiệu kỳ
Biểu hiệu của tỉnh Kanagawa
Biểu hiệu
Vị trí tỉnh Kanagawa trên bản đồ Nhật Bản.
Vị trí tỉnh Kanagawa trên bản đồ Nhật Bản.
Tỉnh Kanagawa trên bản đồ Thế giới
Tỉnh Kanagawa
Tỉnh Kanagawa
Tọa độ: 35°26′51,9″B 139°38′33,1″Đ / 35,43333°B 139,63333°Đ / 35.43333; 139.63333
Quốc gia Nhật Bản
VùngKantō
ĐảoHonshu
Lập tỉnh5 tháng 11 năm 1868 (đổi tên)
Đặt tên theoKanagawa-fu
Thủ phủYokohama
Phân chia hành chính6 huyện
33 hạt
Chính quyền
 • Thống đốcKuroiwa Yūji
 • Phó Thống đốcFuruoya Mitsuo, Kurokawa Masao
 • Văn phòng tỉnh1, đường Nihon-ōdōri, phường Nihonodori, quận Naka, thành phố Yokohama 231-8588
Điện thoại: (+81) 045-210-1111
Diện tích
 • Tổng cộng2.415,83 km2 (932,76 mi2)
 • Mặt nước2,3%
 • Rừng38,8%
Thứ hạng diện tích43
Dân số (1 tháng 10 năm 2018)
 • Tổng cộng9.179.835
 • Thứ hạng2
 • Mật độ3,800/km2 (9,800/mi2)
GDP (danh nghĩa, 2014)
 • Tổng sốJP¥ 30.322 tỉ
 • Theo đầu ngườiJP¥ 2,929 triệu
 • Tăng trưởngGiữ nguyên 0,0%
Múi giờUTC+9, Giờ UTC+9
Mã ISO 3166JP-14
Mã địa phương140007
Thành phố kết nghĩaMaryland, Liêu Ninh, Odessa, Baden-Württemberg, Gyeonggi, Gold Coast, Pulau Pinang, hạt Västra Götaland, Toyama
Tỉnh lân cậnTokyo, Shizuoka, Yamanashi

Sơ đồ hành chính tỉnh Kanagawa

Đô thị quốc gia / Thành phố /
Thị trấn / Làng

Websitewww.pref.kanagawa.jp
Biểu trưng
Hymn"Hikari Aratani" (光あらたに?)
Loài chimMòng biển thông thường (Larus canus)
HoaLily sọc vàng (Lilium auratum)
CâyBạch quả (Ginkgo biloba)
Màu sắc Kanagawa Blue 

Kanagawa (神奈川県 (かながわけん) (Thần Nại Xuyên huyện) Kanagawa-ken?) là một tỉnh thuộc vùng Kanto của Nhật Bản. Tỉnh lỵ là thành phố Yokohama.

Kanagawa là tỉnh có dân số đông thứ 2 Nhật Bản chỉ sau Tokyo và là một phần của Vùng thủ đô Tokyo.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ của Kanagawa

Kanagawa là một đơn vị cấp tỉnh có diện tích khá nhỏ nằm giữa Tokyophía Bắc, chân núi Phú Sĩ về phía Tây BắcThái Bình Dươngvịnh Tokyo về phía Namphía Đông. Phía Đông là đồng bằng khá bằng phẳng và được đô thị hóa cao độ, bao gồm các thành phố cảng lớn là YokohamaKawasaki, về phía Đông Nam thì mức độ đô thị hóa thấp hơn, gần bán đảo Miura nơi có thành phố cổ Kamakura- một địa danh du lịch nổi tiếng. Phía Tây thì nhiều núi đồi, có các khu nghỉ mát như OdawaraHakone.

Sông Tama là ranh giới tự nhiên giữa Kanagawa và Tokyo. Sông Sagami chảy qua giữa tỉnh này.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Nhật Bản trung cổ, Kanagawa là một phần của các tỉnh SagamiMusashi. Kamakura ở trung tâm của Sagami là thủ đô của Nhật Bản trong thời kỳ Kamakura (1185-1333). Trong thời kỳ Edo, phần phía Tây của tỉnh Sagami đã nằm dưới quyền cai trị của daimyo Lâu đài Odawara, trong khi phần phía Đông nằm trực tiếp dưới quyền cai trị của Tướng quân TokugawaEdo (Tokyo).

Phó đề đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry cập bờ Kanagawa năm 18531854, và ký Hiệp định Kanagawa buộc mở cửa các cảng Nhật Bản cho Hoa Kỳ. Yokohama, cảng nước sâu lớn nhất ở vịnh Tokyo đã được mở cửa cho các nhà buôn nước ngoài năm 1859 sau nhiều năm bị nước ngoài gây sức ép và dần dần phát triển thành thương cảng lớn nhất Nhật Bản. Yokosuka gần đó, gần cửa vịnh Tokyo hơn, đã phát triển thành một quân cảng và ngày nay là đại bản doanh của Hạm đội 7 Hoa Kỳ và các hoạt động hạm đội của hải quân Đế quốc NhậtLực lượng phòng vệ biển Nhật.

Yokohama, Kawasaki và các thành phố lớn khác bị phá hủy nặng trong Trận động đất lớn Kantō năm 1923 và bom Mỹ năm 1945.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Kanagawa có 19 thành phố:

Các thị trấn và làng mạc

[sửa | sửa mã nguồn]

* Sắp bị giải tán.

Giao thông vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giao thông của Kanagawa giao cắt dày đặc với hệ thống giao thông của Tokyo (xem Giao thông ở Vùng thủ đô Tokyo). Đi lại bằng đường hàng không thông qua Sân bay quốc tế Tokyo hoặc Sân bay quốc tế Narita. Tàu cao tốc Tōkaidō Shinkansen có các chuyến tàu cao tốc đi Tokyo, Nagoya, Osaka và nhiều thành phố lớn khác.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]