Kiều Mộng Thu
Kiều Mộng Thu | |
---|---|
Dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa pháp nhiệm II | |
Nhiệm kỳ 31 tháng 10 năm 1971 – 30 tháng 4 năm 1975 Phục vụ cùng Hà Thúc Ký | |
Tiền nhiệm | Nguyễn Đại Bảng |
Kế nhiệm | Chức vụ bãi bỏ |
Khu vực bầu cử | Huế |
Dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa pháp nhiệm I | |
Nhiệm kỳ 31 tháng 10 năm 1967 – 31 tháng 10 năm 1971 Phục vụ cùng | |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | |
Khu vực bầu cử | Thừa Thiên |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Trương Ngọc Thu 1941 Long Xuyên, An Giang, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Quốc tịch | Việt Nam Việt Nam Cộng hòa |
Đảng chính trị | Khối Đối lập (1967–1975) |
Phối ngẫu | Nguyễn Chức Sắc (không rõ ngày tháng) |
Nghề nghiệp | Chính khách, giáo viên, nhà báo, nhà thơ |
Tôn giáo | Phật giáo |
Kiều Mộng Thu[1] (1941[2] – ?) là giáo viên, nhà báo, nhà thơ và nữ chính khách đối lập Việt Nam Cộng hòa,[3] từng là Dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa qua hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1967 cho đến năm 1975. Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, bà là một trong những nhân vật đối lập chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nổi tiếng một thời.[4]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thân thế và học vấn
[sửa | sửa mã nguồn]Kiều Mộng Thu tên thật là Trương Ngọc Thu, sinh năm 1941 (có thuyết nói bà sinh năm 1934[5] hoặc 1936[2]) tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[6]
Sự nghiệp chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Bà đậu tú tài rồi ra trường dạy học, viết báo và làm thơ nhiều năm liền trước khi được bầu làm dân biểu Hạ nghị viện đơn vị Thừa Thiên trong cuộc tuyển cử năm 1967.[7][8] Sau khi hết nhiệm kỳ thứ nhất, bà được bầu lại trong cuộc bầu cử năm 1971, lần này là dân biểu Hạ nghị viện đơn vị Huế.[9] Ngoài ra, bà còn là cộng sự thân thiết của dân biểu Trần Ngọc Châu, khi ông Châu bị chế độ Thiệu cáo buộc tội danh ngầm liên lạc với cộng sản nên bị bắt giữ trong vụ án đầy tai tiếng năm 1970, đích thân bà đã phản đối lệnh bắt giữ này.[10][11]
Thời còn làm dân biểu tại Hạ nghị viện, bà là một người chống đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam và ủng hộ việc quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.[12] Ngày 19 tháng 10 năm 1970, bà tham dự một hội thảo chỉ trích và lên án chế độ Thiệu; các thành viên bao gồm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm về cách họ xử lý nền kinh tế và nhượng bộ trước các yêu cầu của Mỹ về luật đổi tiền mới. Liên quan đến luật đổi tiền này, bà tuyên bố hùng hồn như sau: "Chúng ta không thể ngồi yên và để cuộc sống khốn khổ của người dân tiếp tục được nữa.[13]
Cuối đời
[sửa | sửa mã nguồn]Không rõ số phận của bà ra sao kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975; tuy có thông tin cho rằng bà đã gia nhập chế độ mới của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và giữ chức vụ đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.[14]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Chồng của Kiều Mộng Thu tên là Nguyễn Chức Sắc (có chỗ ghi tên đệm hơi khác)[a] từng giữ chức phó tỉnh trưởng hành chính.[15]
Thi phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hai Khung Trời
- Màu Hoa Phượng
- Mùa Thu Cuối Cùng
- Dưới Rặng Bằng Lăng
- Khung Trời Quê Hương
- Cảnh Mimosa Ngày Cũ
- Lá Đổ Trên Mười Đầu Ngón Tay[16]
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Huỳnh Bá Thành, Ký ức nhân vật, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tài liệu của Hoàng Hải Thủy ghi là Nguyễn Chánh Sắc.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “西贡妇女举行集会” [Phụ nữ Sài Gòn tổ chức biểu tình]. Tham khảo tiêu tức (bằng tiếng Trung). 8 tháng 8 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
Bà Kiều Mộng Thu, nghị sĩ quốc hội nói rằng phụ nữ Việt Nam phản đối đưa chồng con ra mặt trận và chết trong cuộc chiến "vô ích" này.
- ^ a b Who's who in Vietnam 1972. Vietnam Press Agency. 1972. tr. 407. (tiếng Anh)
- ^ Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 775. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.(tiếng Anh)
- ^ Lý Quí Chung (2012), Hồi ký không tên, Nxb. Thời Đại, TP. Hồ Chí Minh, tr. 138–293.
- ^ World Free Peoples: Biographical, Monographical. Liviu Mireanu. 1969. tr. 139. (tiếng Anh)
- ^ “Niên-Giám Hạ-Nghị-Viện Việt-Nam Cộng-Hòa, Pháp-Nhiệm I (1967–1971)”. 1968.
- ^ Hoàng Hải Thủy (23 tháng 1 năm 2014). “Sài Gòn vang bóng”. hoanghaithuy.wordpress.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Vietnam Public Administration Bulletin nr. 41 (Nov. 1967)” (PDF). US Agency for International Development. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Public Administration Bulletin, Vietnam” (PDF). 1 tháng 12 năm 1971. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2024.
- ^ Phạm Quang Trình (18 tháng 1 năm 2014). “Thân phận tứ quý 2”. www.vietnamdaily.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Vietnam Tran”. AP Images. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Daily Report, Foreign Radio Broadcasts Issues 201-210”.
- ^ “Daily Report, Foreign Radio Broadcasts Issues 201-210”.
- ^ “Two Hamlets in Nam Bo: Memoirs of Life in Vietnam Through Japanese Occupation, the French and American Wars, and Communist Rule, 1940-1986”. 15 tháng 5 năm 2008.
- ^ Nguyễn Văn Lục. “Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức: Một chọn lựa bất hạnh (I)”. sites.google.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Women Writers of South Vietnam --1954-1975”. www.second-sites.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.