Lê Đức Tiến
Lê Đức Tiến | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 20 tháng 7, 1949 |
Nơi sinh | Phúc Yên, Vĩnh Phúc |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Đạo diễn điện ảnh |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Vai trò |
|
Năm hoạt động | 1972 – nay |
Đào tạo | VGIK |
Quản lý | Hãng phim Giải Phóng (2003 – 2007) Hãng phim truyện Việt Nam (2007 – 2009) |
Giải thưởng | Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2017) |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 (1988) Đạo diễn xuất sắc | |
Website | |
Lê Đức Tiến trên IMDb | |
Lê Đức Tiến (sinh năm 1949)[1] là nhà sản xuất, quay phim, đạo diễn điện ảnh người Việt Nam, ông là đạo diễn của một số phim được nhiều thế hệ khán giả yêu thích như phim điện ảnh Thằng Bờm, phim truyền hình Sóng ở đáy sông. Năm 2017, ông được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuât với hai bộ phim Thằng Bờm và Thị trấn yên tĩnh.[2][1]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Đức Tiến bắt đầu sự nghiệp từ đầu thập niên 1970, với vai trò quay phim tài liệu tại Xưởng phim Quân đội.[3] Năm 1975, ông được cử sang Liên Xô học khóa đạo diễn tại Học viện VGIK và tốt nghiệp năm 1980.[4]
Năm 1985, Lê Đức Tiến thực hiện bộ phim điện ảnh đầu tay có tựa đề Tiếng bom hòa bình, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lương Hiền, phim mở đầu với những hình ảnh bom Mỹ trút xuống vịnh Hạ Long mà ông cùng đồng nghiệp đã ghi lại khi thực hiện phim tài liệu những năm 1972-1973.[3] Năm 1986 và 1987, ông lần lượt thực hiện hai bộ phim điện ảnh là Thị trấn yên tĩnh và Thằng Bờm. Thị trấn yên tĩnh sau đó giành được Giải A của Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức năm 1986; còn bộ phim Thằng Bờm giành được 4 giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 tổ chức năm 1988, trong đó phim giành Giải Đặc biệt còn ông giành được giải Đạo diễn xuất sắc với cả hai bộ phim trên.[5][6]
Năm 1998, Lê Đức Tiến thực hiện bộ phim truyền hình Sóng ở đáy sông được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên bởi chính tác giả, nhà văn Lê Lựu.[7][8] Sau khi được lên sóng, bộ phim trở thành hiện tượng nhờ nội dung câu chuyện, tên tuổi của các diễn viên trẻ như Xuân Bắc, Kim Oanh cũng được biết đến. Sau 20 năm, bộ phim lại lần nữa gây ấn tượng với thế hện khán giả trẻ.[9] Ngay sau thành công của Sóng ở đáy sông, Lê Đức Tiến tiếp tục thực hiện bộ phim truyền hình ngắn tập Chuyện ở một công ty (có tựa đề khác là Chuyện công ty Thu Vào) với dàn diễn viễn của Sóng ở đáy sông.[10] Bộ phim giành được Giải B hạng mục Phim video tại Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001.[11]
Năm 2003, khi đang làm Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, Lê Đức Tiến được bổ nhiệm làm Giám đốc Hãng phim Giải Phóng.
Tháng 1 năm 2007, ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam xin từ chức. Hãng đã mở cuộc bỏ phiếu bầu Giám đốc mới nhưng không có kết quả, ông Lê Đức Tiến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều về làm đảm nhận vị trí này. Từ tháng 3 năm 2007, ông nhậm chức và bước đầu cải thiện được tình hình nhân sự khi đảm bảo các cán bộ, nhân viễn được lĩnh 100% lương thay vì 70% như trước.[12] Năm 2008, ông thực hiện bộ phim dài 15 tập tựa đề Vận may, đây lần đầu tiên ông đạo diễn một bộ phim sau 7 năm kể từ Sóng ở đáy sông và Chuyện tình biển xa.[13] Vận may được chuyển thể tù truyện ngắn của chính tác giả, nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương, dự án phim này được Lê Đức Tiến và Hồng Phương chuẩn bị từ năm 2006.[14] Năm 2009, Lê Đức Tiến nghỉ hưu hưu, đồng thời thôi giữ chức vụ Giám đốc, kế nhiệm ông là đạo diễn Vương Đức.[15]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Phim tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim tài liệu | Vai trò | Chú thích |
---|---|---|---|
1970 | Chiến thắng cao điểm 935 | Quay phim | |
1972 | Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua Trị Thiên – Huế | ||
1973 | Xiêng Khoảng chiến thắng | ||
1997 | Tây Nguyên cội nguồn | Đạo diễn | |
2002 | Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên kỳ thú | ||
2009 | 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ | ||
2022 | Hoa Lan Đệ nhất sắc hương |
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Vai trò | Chú thích |
---|---|---|---|
1985 | Tiếng bom hòa bình | Đạo diễn | |
1986 | Thị trần yên tĩnh | ||
1987 | Thằng Bờm | ||
1990 | Vợ người tình | [16] | |
1991 | Ai chết cho người đẹp | ||
1995 | Đất nước dứng lên | ||
2001 | Chuyện tình biển xa | ||
Hai Bình làm thủy điện | Biên tập | ||
2002 | Tết này ai đến xông nhà | ||
2004 | Mùa len trâu | Nhà sản xuất | |
Thời xa vắng | |||
2007 | Trái tim bé bỏng | ||
2007 | Chuông reo là bắn |
Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Dạng phim | Cùng vai trò (đạo diễn) |
---|---|---|---|
1996 | Đông Ki ra thành phố | Điện ảnh truyền hình | |
Quá khứ không dịu êm | |||
Nàng Kiều trúng số | |||
Trăng tỏ thềm lan | Dài tập | ||
Sống mãi với Thủ đô | |||
1998 | Nọc độc | Điện ảnh truyền hình | |
1999 | Nhịp tim lầm lạc | ||
Dấu chân thầm lặng | |||
2000 | Ước muốn cao sang | ||
2001 | Sóng ở đáy sông | Dài tập | |
Không phải trò đùa | Điện ảnh truyền hình | ||
Những kẻ giấu mặt | |||
Chuyện công ty Thu vào | |||
2008 | Vận may | Dài tập | Trần Chí Thành |
2011 | Cuộc vượt ngục thần kỳ | ||
2011 | Hãy nói anh yêu em | ||
2013 | Cây trầu không |
Giải thường
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Giải thưởng | Hạng mục | Đề cử | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
1986 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam | Phim truyện điện ảnh | Thị trần yên tĩnh | Giải A | [17] |
1988 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 | Phim truyện điện ảnh | Thằng Bờm | Giải đặc biệt | [5] |
Đạo diễn xuất sắc | Lê Đức Tiến | Đoạt giải | [6] | ||
2002 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001 | Phim video | Chuyện ở công ty thu vào | [11] |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Lê Đức Tiến (27 tháng 10 năm 2023). “Xem phim 'Đất rừng phương Nam'”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ Quốc. 21 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b Phạm Ngọc (12 tháng 8 năm 2018). “Đạo diễn Lê Đức Tiến: "Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long làm tôi mê mẩn"”. Báo Quảng Ninh. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ “Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917-7.11.2007):Mối tình điện ảnh không biên giới”. Bác Tổ Quốc. 3 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. 31 tháng 3 năm 1988. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Hà Thanh Vân (14 tháng 11 năm 2022). “Nhà văn Lê Lựu - Đại thụ không còn trổ lá”. Hội Nhà Văn Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Trần Nhượng (tháng 4 năm 2012). “Nhà văn Lê Lựu với "Sóng ở đáy sông" - Chuyện còn ít người biết. - trang tin tức”. trannhuong.net. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
- ^ Chi Phạm (29 tháng 6 năm 2021). “Bộ phim được netizen ca ngợi là hay nhất Việt Nam, phát sóng từ hơn 20 năm trước những vẫn có lượt xem khủng”. Báo GIa đình và Xã hội. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2024.
- ^ “"Bê" cả ê-kíp "Sóng ở đáy sông" sang "Chuyện ở một công ty"”. VnExpress. 9 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b “Tối nay, trao giải Hội Điện ảnh Việt Nam”. VnExpress. 29 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2024.
- ^ Lan Dung (24 tháng 3 năm 2007). “Nghệ sĩ ưu tú Lê Đức Tiến: "Hỏi gì mà khiêu khích thế?"”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ L.Vọng (27 tháng 8 năm 2008). “Đạo diễn Lê Đức Tiến 'tái xuất' với Vận may”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Nguyên Xuân Thủy (21 tháng 5 năm 2008). “Gã thợ hàn viết văn trên laptop”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ T.Sơn (22 tháng 9 năm 2009). “Tân giám đốc Hãng phim Truyện VN không có ngày nghỉ”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Nguyễn Đức; Thi Phong (25 tháng 11 năm 2019). “Mang bản sắc Việt, điện ảnh mới phát triển bền vững”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
- ^ Phạm Ngọc (12 tháng 8 năm 2018). “Đạo diễn Lê Đức Tiến: "Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long làm tôi mê mẩn"”. Báo Quảng Ninh. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.