Bước tới nội dung

Lăng Trường Thái

16°22′30″B 107°34′44″Đ / 16,375°B 107,57889°Đ / 16.37500; 107.57889
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lăng Trường Thái
Map
Vị trí địa lý
Quốc giaViệt Nam
Vị trílàng La Khê, phường Long Hồ, quận Phú Xuân, Huế.
Kiến trúc
Kiểu dáng kiến trúcLăng tẩm
Lịch sử và sự quản lý
Ngày xây dựng1808
Người xây dựngGia Long

Lăng Trường Thái (tên Hán 長泰陵), tức lăng Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế - Nguyễn Phúc Khoát (sinh ngày 26 tháng 9 năm 1714, mất ngày 7 tháng 7 năm 1765, là vị Chúa thứ 8 của 9 đời Chúa Nguyễn, còn gọi là chúa Võ hay Nguyễn Thế Tông).

Lăng ở núi La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng nằm ở tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông khoảng 800m, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10,5 km đường chim bay về hướng tây-nam.[1] Lăng nằm trong quần thể lăng chúa Nguyễn Hoàng (gồm lăng Trường Cơ, Trường Thái, Trường Thiệulăng Hải Đông Quận vương Nguyễn Phúc Đồng), được công nhận di tích cấp quốc gia QĐ số 2009/1998-QĐ/ BVHTT ngày 26/9/1998.

Bố cục kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng cũng nằm trên một quả đồi cao, xoay về hướng chính bắc, trước mặt là đồng ruộng, có một hệ thống bậc cấp dẫn lên lăng, giờ đã hư hại khá nhiều.

Mô thức xây dựng lăng không khác gì các lăng Chúa Nguyễn khác. Lăng gồm 2 vòng thành. Vòng thành bao bọc bên ngoài có chu vi 126,8m, thành cao 2,53m. Vòng trong chu vi 61,2m, thành cao 1,45m. Bình phong sau cổng trang trí hai mặt, phía trước là hình kỳ lân, hiện chỉ còn dấu vết mờ nhạt, phía sau trang trí rồng, hiện còn khá nguyên vẹn và rất đẹp.

Mộ gồm 2 tầng. Tầng trên rộng 250 cm, dài 325 cm, cao 28 cm. Tầng dưới rộng 510 cm, dài 610 cm, cao 20 cm. Hương án trước mộ còn khá nguyên vẹn.[1][2]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây cũng là một trong những lăng chúa Nguyễn nằm ở vị trí hẻo lánh và khó tiếp cận nhất.[2] Lăng bị xuống cấp theo thời gian với một số đoạn tường bên trong và bên ngoài hư hỏng, phần mũ thành không còn hoặc phần còn nhưng gạch đã lung lay.[3]

Tại Festival Huế 2020, nơi đây đã từng diễn ra lễ hành hương tri ân người khai sinh ra áo dài Việt Nam - chúa Nguyễn Phúc Khoát.[4][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Lăng mộ Hoàng gia thời Nguyễn tại Huế”. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b “Lăng mộ ít biết của 9 chúa Nguyễn: Lăng Trường Thái”. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Sự xuống cấp theo thời gian của hai lăng chúa Nguyễn”. Tạp chí Người Hà Nội. 6 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
  4. ^ “Một xã ở Thừa Thiên Huế có 9 lăng chúa Nguyễn”. Báo điện tử Dân Trí. 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
  5. ^ “Tưởng nhớ tiền nhân, tri ân áo dài”. Báo Văn Hóa Online. 10 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.