Lại Kim Bảng
Giao diện
Lại Kim Bảng | |
---|---|
Giám sát ngự sử | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1502 |
Giới tính | Nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Lại Kim Quế |
Thân mẫu | Đàm Thị Vượng |
Học vấn | Hoàng giáp |
Chức quan | Giám sát ngự sử |
Quốc gia | Đại Việt |
Thời kỳ | Lê sơ, Mạc |
Lại Kim Bảng (sinh 1502) là giám sát ngự sử thời Lê sơ, đỗ hoàng giáp năm 1518.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Lai Kim Bảng sinh năm 1502,[1] là người làng Kim Lan[2] (có nguồn cho là Kim Quan),[1][3] huyện Cẩm Giàng,[2][4] nay thuộc thôn Kim Quan, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, Việt Nam.[5]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đậu hoàng giáp[5][6][7][8] khoa Mậu Dần[9] năm Quang Thiệu thứ 3 (1518). Ông làm quan đến chức giám sát ngự sử.[1][2][10] Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông phẫn uất và xuống sông Tức Mặc (Nam Định) tự tử.[2]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Đến thời Lê trung hưng, ông được khen là có tiết nghĩa và được phong phúc thần.[2]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[2]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Đỗ Văn Ninh, Tạ Ngọc Liễn & Chương Thâu 2008, tr. 679
- ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 418
- ^ Trần Công Hiến & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 2009, tr. 269.
- ^ Đào Duy Anh và đồng nghiệp 1992, tr. 447
- ^ a b Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. 243
- ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa 2006, tr. 110.
- ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa 2004, tr. 254.
- ^ Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Thị Hồng Hà 2007, tr. 237.
- ^ Viện Sử học (Việt Nam) 2004, tr. 4.
- ^ Trần Công Hiến & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 2009, tr. 142.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2004), Danh nhân Thanh Hóa, tập 2, Nhà xuất bản Thanh Hóa
- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2006), Làng Hội Triều, Nhà xuất bản Thanh Hóa
- Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002). Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
- Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Đỗ Văn Ninh; Tạ Ngọc Liễn; Chương Thâu (2008), Almanach lịch sử - văn hóa truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên
- Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin & Viện văn hóa
- Trần Công Hiến; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2009), Hải Dương phong vật chí, tập 1, Nhà xuất bản Lao động
- Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
- Viện Sử học (Việt Nam) (2004), Nghiên cứu lịch sử, số 338-343, Viện Sử học