Nazareth
Nazareth | |
---|---|
— Thành phố — | |
NAZARET COA.png | |
Tọa độ: 32°42′7″B 35°18′12″Đ / 32,70194°B 35,30333°Đ | |
Trực thuộc | |
Dân số | 72,200[1] vùng đô thị: 210,000 |
Múi giờ | UTC+2, UTC+3 |
Thành phố kết nghĩa | Firenze, Leverkusen, Neubrandenburg, Den Haag, Klagenfurt, Częstochowa, Loreto, Alba Iulia |
Website | www.nazareth.muni.il |
Nazareth (phát âm /ˈnæzərəθ/; tiếng Hebrew: נָצְרַת, Natzrat hoặc Natzeret; tiếng Ả Rập: الناصرة an-Nāṣira or an-Naseriyye) là thủ phủ và thành phố lớn nhất vùng phía bắc Israel, được gọi là thủ đô Ả Rập của Israel vì dân số phần lớn là công dân Israel gốc Ả Rập.[2][3] Trong Tân Ước, thành phố được mô tả là quê hương thời niên thiếu của chúa Giêsu, và như vậy là một trung tâm hành hương của người Kitô giáo, với nhiều nơi thiêng liêng tưởng niệm các biến cố trong Kinh Thánh.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Nazareth không được nói tới trong các văn bản tiền-Kitô giáo, và xuất hiện trong nhiều dạng tiếng Hy Lạp khác nhau ở Tân Ước. Không có sự nhất trí về nguồn gốc của tên này.[4][5]
Các đề cập ở Thánh Kinh
[sửa | sửa mã nguồn]"Nazareth" có nhiều dạng viết (Nazara, Nazaret, Nazareth, Nazarat, Nazarath) trong các bản dịch Tân Ước tiếng Hy Lạp còn tồn tại. Nhiều học giả đã đặt thành vấn đề có sự liên kết giữa "Nazareth" và các từ "Nazarene", "Nazoraean" trên nền tảng ngôn ngữ học,[6] trong khi một số học giả khác khẳng định khả năng quan hệ ngữ nguyên "cho các cách diễn đạt riêng của ngôn ngữ Aram xứ Galilea."[7] Trong 12 lần tên thành phố xuất hiện trong Tân Ước, thì 10 lần dùng dạng Nazaret hoặc Nazareth, còn 2 lần dùng dạng Nazara.[4] Nazara (Ναζαρα) thường được coi như dạng sớm nhất của tên trong tiếng Hy Lạp, và được tìm thấy trong Phúc âm Matthew (Mt. 4:13) và Phúc âm Luke (Lk. 4:16), cũng như tài liệu giả định Q, trong đó nhiều học giả xác nhận trước năm 70 sau CN, và sự hình thành các phúc âm Kitô giáo hợp quy tắc của giáo hội.[4][8] Dạng Nazareth xuất hiện một lần trong Phúc âm Matthew (Mt. 21:11), 4 lần trong chương nơi sinh của Phúc âm Luke (Lk. 1:26), (Lk. 2:4), (Lk. 2:39), (Lk. 2:51), và một lần trong sách Công vụ Tông đồ (Ac 10:38). Trong phúc âm Mark, tên này chỉ xuất hiện một lần (Mk. 1:9) dưới dạng Nazaret.
Các đề cập ngoài Thánh kinh
[sửa | sửa mã nguồn]Dạng Nazara cũng tìm thấy trong đề cập về thành phố này, ngoài Thánh kinh sớm nhất, một trích dẫn của Sextus Julius Africanus vào khoảng năm 200 sau CN. (xem "Middle Roman to Byzantine Periods" bên dưới). Nhà thần học lỗi lạc Origen (c. 185 tới 254 sau CN) biết các dạng từ Nazara và Nazaret.[9] Sau đó, Eusebius trong tác phẩm Onomasticon (do St. Jerome dịch) cũng nhắc tới nơi định cư này như tên Nazara.[10]
Đề cập phi-Kitô giáo đầu tiên tới Nazareth là trong một câu khắc trên mảnh đá cẩm thạch vỡ ở đền thờ Do Thái giáo, được tìm thấy tại Caesarea Maritima năm 1962.[11] Mảnh vỡ này đưa ra tên thành phố theo tíếng Hebrew là nun·tsade·resh·tav. Chữ khắc này đề ngày tháng sớm nhất là khoảng năm 300 sau CN và ghi chép việc phân nhiệm các giáo sĩ tư tế diễn ra ít lâu sau cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba, năm 132-135 sau CN.[12] (xem "Middle Roman to Byzantine Periods" bên dưới.) Một câu khắc tiếng Hebrew ở thế kỷ thứ 8 sau CN - được coi như sự đề cập tới Nazareth sớm nhất bằng tiếng Hebrew trước khi phát hiện câu khắc trên mảnh vỡ đá cẩm thạch nói trên – cũng dùng cùng một dạng.[4]
Nguồn gốc tên
[sửa | sửa mã nguồn]Một thuyết nói rằng "Nazareth" phái sinh từ danh từ tiếng Hebrew ne·tser, נֵ֫צֶר, nghĩa là chi nhánh.[13] Ne·tser không phải là từ ngữ thông thường tiếng Hebrew chỉ "chi nhánh", nhưng người ta hiểu như một danh hiệu của vị cứu tinh dựa trên một đoạn trong sách Isaiah.[14] Các đề cập tiêu cực tới Nazareth trong Phúc âm John gợi ý rằng những người Do Thái xưa không liên hệ tên thành phố với lời tiên tri.[15] Cách khác, tên này có thể phái sinh từ động từ na·tsar, נָצַר" (canh gác, trông nom, gìn giữ).[16]
Một thuyết khác cho rằng dạng tiếng Hy Lạp Nazara, dùng trong Phúc âm Mátthêu và Luke, có thể phái sinh từ dạng ngôn ngữ Aram ban đầu của tên, hoặc từ một dạng ngôn ngữ Semitic khác.[17] Nếu có một từ tsade trong dạng ngôn ngữ Semitic nguyên thủy, như trong các dạng ngôn ngữ Hebrew sau này, thì nó có thể phiên âm cách bình thường sang tiếng Hy Lạp với một sigma thay vì một zeta.[4] Điều này đã khiến một số học giả nghi ngờ liệu từ "Nazareth" và các từ cùng gốc của nó trong Tân Ước có nói đến nơi định cư mà theo truyền thống chúng ta biết là Nazareth ở vùng Hạ Galilee ?.[18] Tuy nhiên, những sự không thống nhất ngôn ngữ như vậy có thể giải thích là "do tính khác thường của phương ngữ Aram của người Palestine trong đó một (ṣ) giữa 2 phụ âm kêu có khuynh hướng đồng hóa từng phần bằng việc đọc theo âm (z)."[4]
Tên tiếng Ả rập của Nazareth là an-Nāṣira, và Jesus (tiếng Ả Rập: يسوع, Yasū` hoặc tiếng Ả Rập: عيسى, `Īsā) cũng gọi là an-Nāṣirī, phản ánh truyền thống Ả rập của người theo một nisba, một tên biểu thị một người đến từ đâu hoặc trong thuật ngữ địa lý hoặc thuật ngữ bộ lạc. Trong kinh Koran, các Kitô hữu được nói đến như nasara, nghĩa là "những người theo an-Nāṣirī," hay "những người theo Jesus."[19]
Địa lý và dân số
[sửa | sửa mã nguồn]Hai vị trí thông thường của Nazareth được chứng thực trong phần lớn văn bản cổ. Vị trí ở Galilea (bắc) là quen thuộc trong các phúc âm Kitô giáo. Tuy nhiên một vị trí truyền thống ở Judea (nam) cũng được chứng thực trong nhiều văn bản cũ không hợp giáo qui.[20]
Nazareth ngày nay nép mình trong một lòng chảo tự nhiên cao từ 1.050 feet (320 m) trên mực nước biển tới đỉnh các đồi cao khoảng 1.600 feet (490 m).[21] Nazareth cách Biển hồ Galilee 25 km (17 km theo đường chim bay) và cách núi Tabor khoảng 9 km về phía tây. Rặng đồi Nazareth, trong đó có thành phố Nazareth, là rặng đồi cực nam trong nhiều dãy đồi song song theo hướng đông-tây tiêu biểu cho cảnh cao của vùng Hạ Galilee.
Nazareth là thành phố Ả rập lớn nhất ở Israel.[22] Cho tới khi bắt đầu việc Ủy trị của Anh ở Palestine (1922–1948), đại đa số dân là Kitô hữu nói tiếng Ả rập (đa số Chính thống giáo Hy Lạp), với một thiểu số người Hồi giáo Ả rập. Nazareth ngày nay vẫn có một dân số Kitô giáo đáng kể, gồm những người phái Maronite, Chính thống giáo Hy Lạp, giáo phái Copt cùng các Kitô hữu khác. Dân số theo đạo Hồi đã tăng, do một số yếu tố lịch sử, trong đó có yếu tố thành phố được dùng như trung tâm hành chính dưới thời cai trị của Anh, và dòng người Ả rập Palestine di chuyển vào trong thành phố từ các thành phố lân cận tiếp theo cuộc chiến tranh Palestine 1948. Cuối năm 2009 dân số gốc Ả rập là 64.800 người.[23]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thời cổ
[sửa | sửa mã nguồn]Nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện một trung tâm tang lễ và thờ cúng ở Kfar HaHoresh, cách Nazareth khoảng 2 dặm (3 km), từ khoảng 9.000 năm trước (từ thời gọi là thời đồ đá B tiền đồ gốm).[24] Các di tích của khoảng 65 cá nhân đã được tìm thấy, được chôn dưới các cấu trúc mộ chí đặt nằm ngang chân trời, trong đó một số mộ có tới 3 tấn vữa trắng sản xuất ở địa phương. Các sọ người trang trí được khám phá ở đây đã khiến các nhà khảo cổ tin rằng Kfar HaHoresh là một trung tâm thờ cúng lớn ở vùng xa xôi này.[25]
Năm 1620 giáo hội Công giáo mua một khu diện tích ở lòng chảo Nazarethhe đo được khoảng 100 m x 150 m (15.000 m²) bên sườn đồi gọi là Nebi Sa'in. "Khu tôn kính" này được khai quật rộng rãi từ năm 1955 tới 1965 bởi tu sĩ dòng Phanxicô Belarmino Bagatti, "Giám đốc Khảo cổ học Kitô giáo". Tu sĩ Bagatti là nhà khảo cổ chính ở Nazareth. Quyển sách Excavations in Nazareth (1969) của ông vẫn là sách tham khảo tiêu chuẩn cho ngành khảo cổ của nơi định cư này, và căn cứ trên các khai quật trong khu vực nói trên.
Bagatti đã khám phá ra đồ sành từ thời đại đồ đồng giữa (2.200 tới 1.500 năm trước Công nguyên) và đồ gốm, các silos và các cối xay từ thời đại đồ sắt (năm 1500 tới 586 trước Công nguyên), chỉ cho thấy nơi định cư này có thật ở lòng chảo Nazareth vào thời đó. Tuy nhiên, do thiếu chứng cứ khảo cổ từ các thời Assyria, Babylon, Ba Tư, Hy Lạp hoặc thời đầu cổ La Mã - ít nhất trong các khai quật chính từ năm 1955 tới 1990 - tỏ ra là nơi định cư này dường như đã chấm dứt đột ngột vào khoảng năm 720 trước Công nguyên, trong khi nhiều thành phố trong khu vực bị những người Assyrian phá hủy.
Kỷ nguyên đầu Kitô giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Theo phúc âm Luke, Nazareth là quê hương của Giuse cùng Maria, và là nơi thiên thần Truyền tin (tổng lãnh thiên thần Gabriel báo tin cho Maria biết bà sẽ thụ thai chúa Giêsu). Trong phúc âm Matthew, Giuse và Maria tái định cư ở Nazareth sau khi trốn sang Ai Cập từ quê nhà ở Bethlehem (Mt.1:18-2:23). Các khác biệt và có thể là mâu thuẫn giữa 2 trình thuật trên về sự giáng sinh của Giêsu là một phần của vấn đề Phúc Âm Nhất Lãm. Nazareth cũng được cho là nơi Giêsu lớn lên từ vài điểm ở thời niên thiếu. Tuy nhiên, một số học giả hiện đại biện luận rằng Nazareth cũng là nơi sinh của chúa Giêsu.[26]
James Strange, một nhà khảo cổ học người Mỹ ghi: "Nazareth không được đề cập tới trong các nguồn Do Thái cổ sớm hơn thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Điều này dường như phản ánh nó thiếu sự nổi bật cả ở vùng Galilee lẫn vùng Judaea."[27] Strange ban đầu suy đoán là dân số của Nazareth vào thời chúa Giêsu phỏng chừng "1.600 tới 2.000 người", nhưng trong lần xuất bản sau, ông đoán "tối đa là 480 người".[28] Năm 2009 nhà khảo cổ người Israel Yardenna Alexandre đã khai quật các di tích khảo cổ ở Nazareth mà bà tuyên bố niên hiệu vào thời chúa Giêsu. Alexandre nói với các phóng viên: "Việc phát hiện này cực kỳ quan trọng vì nó khám phá ra lần đầu một ngôi nhà ở làng Do Thái của Nazareth."[29]
Nazareth thời cổ có thể đã được xây dựng trên sườn đồi, như đã cho biết trong phúc âm Luke: [Và họ dẫn Giêsu] tới sườn lên đỉnh đồi trên đó thành phố của họ được xây dựng lên, nơi đó họ có thể quẳng ông đâm đầu xuống (Lk. 4:29). Tuy nhiên, ngọn đồi được nói đến (Nebi Sa'in) thì quá dốc đối với các nhà ở thời xưa và tính trung bình là 14% độ dốc ở khu vực tôn kính.[30] Nazareth lịch sử được xây dựng chủ yếu ở thung lũng; các đỉnh đồi lộng gió ở vùng lân cận chỉ được cư ngụ từ khi xây dựng khu Nazareth Illit năm 1957. Đáng chú ý là mọi ngôi mộ sau thời đại đồ sắt ở lòng chảo Nazareth (xấp xỉ 2 tá) đều thuộc kiểu kokh (số nhiều:kokhim) hoặc muộn hơn; kiểu này dường như xuất hiện đầu tiên ở Galilee vào giữa thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.[31] Các ngôi mộ Kokh ở vùng Nazareth đã được B. Bagatti, N. Feig, Z. Yavor khai quật, và được Z. Gal ghi chép.[32]
Các khai quật trước năm 1931 ở khu đất Công giáo mua, không phát hiện dấu vết của nơi định cư Hy Lạp hoặc La Mã ở đây,[33] Tu sĩ Bagatti, nhà khảo cổ chính cho các nơi tôn kính ở Nazareth, đã đào lên vô số đồ tạo tác thời cuối đế quốc La Mã và Byzantine,[34] chứng thực sự hiện diện rõ ràng của con người ở đây từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên trở đi. John Dominic Crossan, một nhân vật chủ yếu trong nghiên cứu Tân Ước, đã nhận xét rằng các bản vẽ khảo cổ của Bagatti chỉ cho thấy ngôi làng thực sự nhỏ như thế nào, gợi ý là nó nhỏ hơn một thôn xóm không đáng kể[35].
Phúc âm Mátthêu (Mt.2:19-23) kể:
Sau khi vua Herod băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với Giuse bên Ai Cập, báo mộng cho ông rằng: "Này ông, hãy dậy đem hài nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết hài nhi đã chết rồi." Ông liền trỗi dậy, đưa hài nhi và mẹ Người về đất Israel. Nhưng vì nghe biết Archelaus đã kế vị vua cha là Herod, cai trị miền Judea, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilee, và đến ở tại một thành gọi là Nazareth. Như vậy, ứng nghiệm lời đã phán qua miệng ngôn sứ: "Ngài sẽ được gọi là một người Nazarene."
Trong Phúc âm John, Nathaniel hỏi: "Có cái gì tốt có thể xuất ra từ Nazareth?" (Jn.1:46). Ý nghĩa của câu hỏi khó hiểu này đã được tranh luận. Một số nhà bình luận và học giả đưa ra giả thuyết rằng câu đó muốn nói là Nazareth quá nhỏ bé và không quan trọng, nhưng câu hỏi không đề cập tới kích thước của Nazareth mà nói về cái tốt lành của nó. Thực ra, Nazareth được các tác giả phúc âm mô tả cách tiêu cực; phúc âm Mark biện luận rằng Nazareth đã không tin chúa Giêsu và vì thế ông đã "không thể làm được phép lạ nào ở đó" (Mk.6:5); trong phúc âm Luke, những người Nazareth được mô tả như tìm cách giết chúa Giêsu bằng cách quăng ông xuống vực dưới chân đồi (Lk.4:29); trong phúc âm Thomas, và trong cả bốn phúc âm hợp giáo qui (Matthew, Mark, Luke, John) chúng ta đọc thấy câu nói nổi tiếng này "một ngôn sứ có bị coi thường, thì cũng chỉ ở chính quê hương của mình."[36]
Nhiều học giả, kể từ W. Wrede (năm 1901)[37] đã ghi chú điều gọi là bí mật của vị Cứu tinh trong Phúc âm Máccô, bởi đó bản chất thực của chúa Giêsu và/hoặc sứ mạng (của ông) được mô tả là nhiều người không nhận biết, kể cả những tông đồ thân thuộc (Mk.8:27-33) (so với câu trong phúc âm John: Không ai đến với tôi được, nếu chúa Cha không ban ơn ấy cho).[38] Nazareth, là quê hương của những kẻ gần gũi, thân thuộc với chúa Giêsu, dường như lại có quan hệ tiêu cực với giáo lý của ông. Như vậy, câu hỏi của Nathanael nói trên phù hợp với cái nhìn tiêu cực về Nazareth trong các phúc âm hợp giáo qui, và với lời tuyên bố của John rằng ngay cả anh em Người cũng không tin vào Người (John 7:5).
Một tấm thẻ ở Thư viện quốc gia Pháp tại Paris, có niên đại năm 50 sau Công nguyên, được gửi từ Nazareth tới Paris năm 1878. Thẻ này có chữ khắc gọi là "Ordinance of Caesar" (sắc lệnh của Caesar) thảo ra các nét chính của tội tử hình cho những kẻ xâm phạm mồ mả. Tuy nhiên, có sự nghi ngờ là bản chữ khắc này được gửi tới Nazareth từ một nơi khác (có thể là Sepphoris). Bagatti viết: "chúng tôi không chắc là nó được tìm thấy ở Nazareth, dù là nó từ Nazareth tới Paris. Tại Nazareth có nhiều người bán đồ cổ, họ kiếm được các cổ vật từ nhiều nơi."[39] C. Kopp xác định rõ hơn: "Phải chấp nhận cách chắc chắn là [Ordinance of Caesar]… được đưa tới thị trường Nazareth bởi các nhà buôn bên ngoài."[40] Nhà khảo cổ học Jack Finegan của đại học Princeton mô tả các bằng chứng khảo cổ phụ thêm liên quan tới nơi định cư ở lòng chảo Nazareth trong thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt, và nói rằng "Nazareth là nơi định cư vững chắc của người Do Thái trong thời đế quốc La Mã".[41]
Giữa thập niên 1990, chủ tiệm Elias Shama phát hiện các đường hầm dưới cửa hàng của mình gần Mary's Well (giếng nước Maria) ở Nazareth. Các đường hầm này cuối cùng được công nhận là một hypocaust[42] cho một nhà tắm. Nơi chung quanh đó được khai quật trong 2 năm 1997-1998 bởi Yardena Alexandre, và các di tích khảo cổ lộ ra được biết chắc là từ các thời đế quốc La Mã, Thập tự chinh, Mamluk và đế quốc Ottoman.[43][44][45][46]
Epiphanius viết trong Panarion (khoảng năm 375 sau Công nguyên)[47] về một bá tước sắp già Joseph của Tiberias nào đó, một người Do Thái giàu có thuộc đế quốc La Mã, cải sang Kitô giáo trong thời hoàng đế Constantine I. Bá tước Joseph tự nhận là khi còn trẻ ông đã xây các nhà thờ ở Sepphoris cùng các thành phố khác chỉ có người Do Thái cư ngụ.[48] Nazareth được nói đến, dù ý chính xác không rõ ràng.[49] Trong bất cứ tình huống nào, Joan Taylor viết: "Bây giờ có thể kết luận là ở Nazareth, từ thời đầu của thế kỷ thứ 4, có một nhà thờ nhỏ không theo qui ước có chứa một khu liên hợp hang động."[50] Thành phố là của người Do Thái cho tới thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.[51]
Mặc dù được nói đến trong các phúc âm Tân Ước, không có sự đề cập tới Nazareth ngoài Thánh kinh nào cho tới khoảng năm 200 sau Công nguyên, khi Sextus Julius Africanus - được trích dẫn bởi Eusebius (Church History 1.7.14) – nói về "Nazara" như một làng ở miền "Judea" và ghi vị trí của nó ở gần một nơi gọi là "Cochaba" cho đến nay vẫn chưa biết rõ ở đâu[52] Cũng trong đoạn đó, Africanus viết về desposunoi – những người thân thuộc của Giêsu - những người mà ông ta cho là giữ các ghi chép về dòng dõi của họ rất cẩn thận. Vài tác giả đã biện luận rằng sự thiếu vắng các đề cập tới Nazareth bằng văn bản trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai, gợi ý là thành phố này không có người cư ngụ trong thời chúa Giêsu.[53] Những người đưa ra giả thuyết này đã tìm cách củng cố trường hợp của họ bằng các lý giải ngôn ngữ, văn học và khảo cổ,[54] dù cho các sử gia xu hướng chủ đạo và các nhà khảo cổ đã gạt bỏ các quan điểm như vậy là "không thể chịu nổi về mặt khảo cổ".[55]
Thời giữa La Mã tới đế quốc Đông La Mã
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1960, một bản khắc bằng tiếng Hebrew được tìm thấy ở Caesarea, có niên đại cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 4, đề cập tới Nazareth như một trong các nơi mà gia đình giáo sĩ tế lễ (kohanim) Hapizzez đã cư ngụ sau cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba (132-135).[56] Từ 3 mảnh vỡ được tìm thấy, có thể cho thấy bản chữ khắc là một danh sách đầy đủ của 24 chi giáo sĩ tế lễ (cf. 1 Chronicles 24:7-19; Nehemiah 11;12), trong đó mỗi chi (hoặc gia tộc) được quy định phẩm chức của mình và tên của mỗi thành phố hay làng ở miền Galilee nơi họ định cư. Một điều đáng chú ý của bản khắc là tên của Nazareth không đọc bằng âm "z" (như người ta có thể mong đợi từ các phúc âm tiếng Hy Lạp) nhưng bằng tsade tiếng Do Thái (do đó là "Nasareth" hoặc "Natsareth").[57] Eleazar Kalir (một thi sĩ Do Thái xứ Galilea có các niên đại khác nhau từ thế kỷ thứ 6 tới thứ 10 sau CN) cũng đề cập tới một nơi rõ ràng ở vùng Nazareth mang tên Nazareth נצרת (trong trường hợp này đọc là "Nitzrat"), là quê hương của các hậu duệ thị tộc Kohen hoặc 'chi tộc giáo sĩ tế lễ' ở thế kỷ 18, Happitzetz הפצץ, theo sau cuộc cách mạng Bar Kochva ít nhất cũng từ nhiều thế kỷ.
Trong thế kỷ 6, các tường thuật tôn giáo từ các Kitô hữu địa phương về Trinh nữ Maria bắt đầu tạo ra sự chú ý tới nơi này trong những người hành hương, những người lập ra nhà thờ Truyền tin của Chính thống giáo Hy Lạp ở chỗ giếng nước ngày nay gọi là giếng Maria. Năm 570, các tường thuật nặc danh Piacenza về chuyến đi từ Sepphoris tới Nazareth và nhắc đến sắc đẹp của các phụ nữ Do Thái ở đây, những người nói rằng Maria là thân thuộc của họ, và ghi tiếp: "Ngôi nhà của đức bà Maria là một vương cung thánh đường."[58]
Nhà văn Kitô giáo Jerome, viết trong thế kỷ 5 rằng: Nazareth là một làng viculus (?) hoặc hơn thế nữa. Thành phố Do Thái thu được lợi từ việc buôn bán với những người hành hương Kitô giáo bắt đầu từ thế kỷ 4, nhưng thái độ thù địch Kitô giáo ngấm ngầm đã bùng nổ trong năm 614 sau CN khi những người Ba Tư xâm chiếm Palestine. Ở thời này – theo C. Kopp viết năm 1938 – các cư dân Do Thái ở Nazareth đã giúp những người Ba Tư tàn sát các Kitô hữu trong nước.[59] Khi hoàng đế Heraclius của đế quốc Đông La Mã (hay Byzantine) đuổi những người Ba Tư khỏi Palestine năm 630 sau CN, ông đã lựa chọn Nazareth để áp dụng hình phạt đặc biệt và áp đặt sự lưu đày cưỡng bách các gia đình Do Thái. Ở thời này, thành phố không còn là Do Thái.
Sự thống trị của người Hồi giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Sự xâm chiếm Palestine của người Hồi giáo vào năm 637 sau CN đã du nhập đạo Hồi vào vùng này. Trên 4 thế kỷ tiếp theo sau, đạo Hồi đã được một phần lớn dân số theo, tuy nhiên vẫn còn một thiểu số người Kitô giáo Ả rập đáng kể. Với sự nổ ra cuộc Thập tự chinh thứ nhất, bắt đầu một thời kỳ xung đột kéo dài, trong đó quyền kiểm soát thay đổi nhiều lần giữa người Saracens địa phương và người châu Âu. Quyền kiểm soát mìền Galilee và Nazareth thường thay đổi trong thời gian này, tương ứng với sự va chạm về tính chất tôn giáo của dân số.
Năm 1099, nhà Thập tự chinh Tancred chiếm được miền Galilee và thiết lập thủ đô ở Nazareth. Giáo phận cổ Scythopolis cũng tái đặt vị trí dưới quyền tổng giám mục Nazareth, một trong 4 tổng giáo phận ở vương quốc Jerusalem. Thành phố lại rơi vào tay người Hồi giáo kiểm soát vào năm 1187 sau chiến thắng của Saladin trong trận Hattin. Các quân Thập tự chinh và giáo sĩ châu Âu còn lại bị buộc phải rời thành phố.[60] Hoàng đế Friedrich II tìm cách thương thuyết lối đi an toàn cho những người hành hương từ Acre năm 1229, và năm 1251, Louis IX, vua Pháp, đã tới dự lễ misa ở hang động, có vợ đi kèm.[60]
Năm 1263, Baybars, sultan nhà chiến binh Mamluk, đã phá hủy các nhà Kitô giáo ở Nazareth và tuyên bố cấm hàng giáo sĩ latinh tới nơi này, như một phần nỗ lực của ông để đuổi những người Thập tự chinh còn sót lại ra khỏi Palestine.[60] Khi các gia đình Kitô giáo Ả rập vẫn tiếp tục sinh sống ở Nazareth, thì thân phận của họ bị làm cho thành một làng nghèo đi. Những người đã tới đây năm 1294 tường thuật rằng chỉ có một ngôi nhà thờ nhỏ che chở hang đá.[60]
Trong thế kỷ 14, các nam tu sĩ dòng Phanxicô đã được phép trở lại đây và cư ngụ bên trong phế tích của Vương cung thánh đường, nhưng cuối cùng họ cũng lại bị đuổi khỏi đây năm 1584.[60] Năm 1620, Fakhr-al-Din II, một tiểu vương Druze[61], người kiểm soát việc cai trị vùng Đông Địa Trung Hải thuộc đế quốc Ottoman này, đã cho phép các nam tu sĩ nói trên trở lại để xây dựng một ngôi nhà thờ nhỏ tại hang Truyền Tin. Các chuyến hành hương tới các địa điểm thiêng liêng ở vùng chung quanh cũng được các tu sĩ dòng Phanxicô tổ chức từ đây trở đi, nhưng các nam tu sĩ bị các bộ tộc Bedouin ở vùng chung quanh quấy rối, chúng thường bắt cóc họ để đòi tiền chuộc.[60] Tới thời Daher el-Omar cai trị thì có sự ổn định trở lại, một sheikh đầy quyền lực cai trị phần lớn miền Galilee, đã cho phép các tu sĩ dòng Phanxicô xây một nhà thờ năm 1730. Nhà thờ này tồn tại tới năm 1955, thì bị phá đi để xây một nhà thờ lớn hơn, hoàn thành năm 1967.[60]
Nazareth bị đạo quân của Napoleon Bonaparte chiếm năm 1799, trong chiến dịch Pháp xâm lược Ai Cập. Napoleon đã tới thăm các nơi thiêng liêng và xem xét bổ nhiệm tướng Junot làm công tước Nazareth.[60] Trong thời tướng Ai Cập Ibrahim Pasha (1830–1840) cai trị phần lớn vùng Đông Địa Trung Hải thuộc đế quốc Ottoman, Nazareth được mở cửa cho các nhà truyền giáo châu Âu và các thương gia. Sau khi triều đại Ottoman tái chiếm quyền kiểm soát, thì tiền tệ châu Âu tiếp tục đổ vào Nazareth và một số lớn cơ sở được thiết lập. Các Kitô hữu Nazareth được bảo vệ trong các cuộc tàn sát thập niên 1860 do nhà cầm quyền Aghil Agha, một lãnh tụ Bedouin nắm quyền kiểm soát tình hình chính trị và an ninh trong miền Galilee từ năm 1845 tới 1870 tiến hành.[60]
Kaloost Varstan, một người Armenia từ Istanbul tới đây năm 1864 và lập ra cơ sở y tế truyền giáo đầu tiên ở Nazareth, "bệnh viện trên đồi" Scotland, với sự bảo trợ của hội "Edinburgh Medical Missionary Society" (Tin Lành). Sultan nhà Ottoman, thực hiện quan hệ ngoại giao tốt đẹp với đế quốc Pháp, đã cho phép họ thành lập một cô nhi viện, hội thánh Francis de Sale. Cuối thế kỷ 19, Nazareth là một thành phố có nhiều Kitô hữu người Ả rập và một cộng đoàn châu Âu đang lớn lên, nơi một số dự án thị xã được thi hành và các cơ sở mới về tôn giáo được dựng lên.[60]
Kỷ nguyên hiện đại
[sửa | sửa mã nguồn]Nazareth nằm trong lãnh thổ được phân chia cho nước Ả rập trong Kế hoạch chia cắt Palestine năm 1947 của Liên Hợp Quốc (1947 UN Partition Plan). Thành phố không là bãi chiến trường trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 trước cuộc ngừng bắn ngày 11 tháng 6, mặc dù một số dân làng đã tham gia các lực lượng quân sự nông dân được tổ chức lỏng lẻo hoặc lực lượng bán quân sự, và đội quân của Quân đội giải phóng Ả rập (Arab Liberation Army) đã vào Nazareth. Trong 10 ngày chiến đấu diễn ra giữa cuộc ngừng bắn thứ nhất và thứ hai, Nazareth đầu hàng quân đội Israel trong cuộc hành quân Dekel ngày 16 tháng 6, sau sự kháng cự lẻ tẻ. Việc đầu hàng được chính thức hóa bằng một thỏa thuận viết bằng văn bản, trong đó các nhà lãnh đạo thành phố đồng ý ngưng mọi hành động thù địch, đổi lấy sự hứa hẹn của các sĩ quan Israel - trong đó có lữ đoàn trưởng Ben Dunkelman, (người chỉ huy cuộc hành quân) – là sẽ không làm hại các thường dân của thành phố.
Các chuẩn bị cho cuộc viếng thăm Nazareth của giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 2000 gây ra các căng thẳng lớn công khai liên quan tới vương cung thánh đường Truyền Tin. Việc cho phép xây dựng một nơi họp chợ có lát gạch năm 1997 để buốn bán với hàng ngàn Kitô hữu hành hương mong đợi, đã gây ra sự phản đối của những người Hồi giáo, họ chiếm giữ vị trí được đề nghị xây dựng được coi như nơi có mộ của một người cháu của Saladin. Nơi này đã là địa điểm của một trường học được xây dựng dưới thời đế quốc Ottoman cai trị, mang tên al-Harbyeh (trong tiếng Ả rập nghĩa là quân sự), và nhiều người già ở Nazareth vẫn còn nhớ đó là nơi có trường học cũ, tuy nhiên, cũng chính nơi đây vẫn còn chứa lăng mộ của Shihab-Eddin, cùng với nhiều cửa hàng do waqf (quyền sở hữu cộng đoàn người Hồi giáo) sở hữu. Ngôi trường tiếp tục được dùng làm trường của chính phủ cho tới khi nó bị phá đi để xây nơi họp chợ nói trên.
Sư tranh cãi ban đầu giữa các phe chính trị khác nhau ở thành phố (đại diện trong hội đồng địa phương), là về vấn đề chỗ nào là ranh giới của lăng mộ cùng chỗ nào các tiệm khởi đầu và chỗ nào kết thúc. Việc chấp thuận ban đầu của chính phủ về các kế hoạch tiếp sau sẽ xây một đền thờ Hồi giáo lớn ở vị trí này đã dẫn tới việc phản đối của các nhà lãnh đạo Kitô giáo khắp thế giới, việc phản đối này vẫn tiếp tục sau chuyến viếng thăm của Giáo hoàng. Cuối cùng, năm 2002, một ủy ban đặc biệt của chính phủ đã hoãn vô thời hạn việc xây dựng đền thời Hồi giáo.[62][63]
Ngày 19.7.2006 một trái rocket do Hezbollah phóng ra là một phần của cuộc chiến tranh Israel-Liban 2006 đã giết chết 2 trẻ em ở Nazareth. Không nơi thiêng liêng nào bị hư hại.[64]
Năm 2007, một nhóm các doanh nhân Kitô giáo đã tuyên bố các kế hoạch xây dựng một Thánh giá lớn nhất thế giới (cao 60 m) ở Nazareth như quê hương thời niên thiếu của chúa Giêsu.[65]
Dân số
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Phòng thống kê trung ương Israel, Nazareth có số dân xấp xỉ 65.000 người trong năm 2005. Đại đa số cư dân là công dân Ả rập của Israel, 31,3% trong số này là Kitô giáo, còn 68,7% là người Hồi giáo.[66] Nazareth hình thành một vùng đô thị lớn với Hội đồng địa phương Ả rập của Yafa an-Naseriyye ở phía nam, Reineh, Mashhad và Kafr Kanna ở phía bắc, Iksal và thành phố tiếp cận Nazareth Illit ở phía đông nơi có số dân 40.000 người Do Thái và Ilut ở phía tây. Tính chung, vùng đô thị lớn Nazareth có một dân số xấp xỉ 185.000, trong đó hơn 125.000 là người Ả rập Israel.[67]
Trong khi 2 cộng đồng người Hồi giáo và Kitô giáo tìm cách sống hòa thuận với nhau, thỉnh thoảng họ cũng xung đột với nhau. Các phần tử hoạt động Hồi giáo đã xúc phạm các Kitô hữu khi họ xây một đền thờ Hồi giáo mà không có phép ngay kế bên Vương cung thánh đường Truyền Tin, nơi các Kitô hữu tin là nơi thiên sứ Gabriel đã truyền tin cho Maria biết là bà đã thụ thai chúa Giêsu. Israel sau đó đã giật sập đền thờ Hồi giáo này vào năm 2003. Các phần tử hoạt động Hồi giáo cũng diễu hành định kỳ qua khắp thành phố để tỏ sức mạnh nhằm hăm dọa các Kitô hữu.[68][69]
Các nơi thiêng liêng tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Nazareth là nơi có ít nhất 23 tu viện và nhà thờ.[70] Nhiều nhà thờ cổ năm trong khu cổ thành.
- Vương cung thánh đường Truyền Tin là nhà thờ Kitô giáo lớn nhất ở Trung Đông. Theo truyền thống Công giáo La Mã, nhà thờ này đánh dấu nơi tổng thiên thần Gabriel loan báo cho bà Maria tin bà thụ thai chúa Giêsu (Phúc âm Luca 1:26-31).
- Giáo hội Chính thống giáo Đông phương xây nhà thờ thiên thần Gabriel ở nơi khác cho việc Truyền Tin.
- Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite sở hữu Synagogue Church, ở vị trí của đền thờ Do Thái thời xưa, nơi chúa Giêsu giảng đạo (Luke 4)
- Nhà thờ thánh Giuse thợ mộc ở vị trí xưởng mộc thời xưa của thánh Giuse
- Mensa Christi Church, do dòng thánh Phanxicô điều hành, tưởng niệm nơi xưa kia chúa Giêsu đã dùng bữa chung với các tông đồ sau khi Người sống lại
- Vương cung thánh đường chúa Giêsu Hài đồng, của dòng Don Bosco (Salesian) ở ngọn đồi trông xuống thành phố.
- Church of Christ là một nhà thờ Anh giáo ở Nazareth.
Cũng có nhiều đền thờ Hồi giáo ở Nazareth, trong đó đền thờ cổ nhất là White Mosque, nằm ở Harat Alghama ("Khu đền thờ Hồi giáo") trong trung tâm chợ cổ của Nazareth.[71][72]
Các thành phố kết nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Table 3 - Population of Localities Numbering Above 2,000 Residents and Other Rural Population” (PDF). Israel Central Bureau of Statistics. ngày 30 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2010.
- ^ Laurie King-Irani (Spring 1996). “Review of "Beyond the Basilica: Christians and Muslims in Nazareth"”. Journal of Palestine Studies. 25 (3): 103–105.
- ^ Dumper, Michael; Stanley, Bruce E.; Abu-Lughod, Janet L. (2006). Cities of the Middle East and North Africa: a historical encyclopedia . ABC-CLIO. tr. 273–274. ISBN 1576079198, 9781576079195 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). - ^ a b c d e f Carruth, Shawn; Robinson, James McConkey; Heil, Christoph (1996). Q 4:1-13,16: the temptations of Jesus: Nazara. Peeters Publishers. tr. 415. ISBN 9068318802.
- ^ Burkitt, "Syriac Forms of New Testament Names," Proceedings of the Br. Acad. (1912) p. 392; Kennard and Albright in JBL 65:2 (1946) pp. 397 ff.; P. Winter in New Testament Studies 3 (1957) 136 ff.; etc.
- ^ Cheyne in 1899 [Ency. Biblica, "Nazareth"; Lidzbarski [Kittel p. 878]; Kennard [JBL 65:2,134 ff.]; Berger [Novum Test. 38:4,323], et multi.
- ^ S. Chepey, "Nazirites in Late Second Temple Judaism" (2005), p 152, referring to W. Albright, G. Moore, and H. Schaeder.
- ^ "Q certainly contained reference to Nazara" (M. Goodacre). See J. M. Robinson et al, The Critical Edition of Q. Fortress Press, 2000, pp. 42-43. Cf also: M. Goodacre, The case against Q: studies in Markan priority and the synoptic problem, p.174; F. C. Burkitt, "The Syriac forms of New Testament names," in Proceedings of the British Academy, 1911-12, Oxford Univ. Press, p. 392; http://www.earlychristianwritings.com/q-contents.html (bottom of page).
- ^ Comment. In Joan. Tomus X (Migne, Patrologia Graeca 80:308–309.
- ^ Nazareth. The Catholic Encyclopedia, 1911.
- ^ M. Avi-Yonah, "A List of Priestly Courses from Caesarea." Israel Exploration Journal 12 (1962):137-139.
- ^ R. Horsley, Archaeology, History and Society in Galilee. Trinity Press International, 1996, p. 110.
- ^ "The etymology of Nazara is neser" ("Nazareth", The Catholic Encyclopedia, 1911.)
"NAZARETH, NAZARENE - Place name meaning, 'branch.'" (Holman's Bible Dictionary, 1994.)
"Generally supposed to be the Greek form of the Hebrew netser, a "shoot" or "sprout." (Easton's Bible Dictionary Lưu trữ 2011-02-13 tại Wayback Machine, (1897)). - ^ Miller, Fred P., Isaiah's Use of the word "Branch" or Nazarene"
Isaiah 11:1 - ^ Bauckham, Jude, Jude, Relatives of Jesus in the Early Church, pp. 64-65. See John 1:46 and John 7:41-42.
- ^ "...if the word Nazareth is be derived from Hebrew at all, it must come from this root [i.e. נָצַר, natsar, to watch]" (Merrill, Selah, (1881) Galilee in the Time of Christ, p. 116.
Francis Brown, S. R. Driver, Charles A. Briggs, The Brown-Driver-Briggs Hebrew and English Lexicon (1906/2003), p. 665. - ^ Carruth, 1996, p. 417.
- ^ T. Cheyne, "Nazareth," in Encyclopaedia Biblica, 1899, col. 3358 f. For a review of the question see H. Schaeder,Nazarenos, Nazoraios, in Kittel, "Theological Dictionary of the New Testament," IV:874 f.
- ^ Antoun, Richard T.; Quataert, Donald (1991). Richard T. Antoun (biên tập). Syria: society, culture, and polity. SUNY Press. ISBN 0791407136, 9780791407134 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). - ^ (a) The Protevangelium of James(c. 150 CE. See New Testament Apocrypha, ed. W. Schneemelcher, Westminster/John Knox Press, 1991, vol. 1, p. 421 ff.) was an immensely popular text in the early Christian centuries. In it, Jesus' family lives in Bethlehem of Judea (PrJ 8.3; 17:1) and all events take place in and around the southern town. PrJ does not once mention Galilee, nor "Nazareth." (b) The earliest reference to Nazareth outside the Christian gospels, by Sextus Julius Africanus (c. 200 CE), speaks of "Nazara" as a village in "Judea" and locates it near an as-yet unidentified "Cochaba." (c) A fourth century work known as the History of Joseph the Carpenter knows a southern location for Nazareth. It locates "Nazareth," the home of Joseph, within walking distance of the Jerusalem Temple.
- ^ Map Survey of Palestine, 1946. 1:5,000 OCLC: 17193107. Also, Chad Fife Emmett (1995). Beyond the Basilica:Christians and Muslims in Nazareth. University of Chicago Press. ISBN 0226207110.Fig. 11, 31.
- ^ Yurit Naffe (tháng 10 năm 2001). “Statistilite 15: Population” (PDF)
|format=
cần|url=
(trợ giúp). State of Israel Central Bureau of Statistics.|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp);|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp) - ^ Geonames.org <http://www.geonames.org/search.html?q=nazareth&country=>
- ^ Goring-Morris, A.N. "The quick and the dead: the social context of Aceramic Neolithic mortuary practices as seen from Kfar HaHoresh." In: I. Kuijt (ed.), Social Configurations of the Near Eastern Neolithic: Community Identity, Hierarchical Organization, and Ritual (1997).
- ^ “Pre-Christian Rituals at Nazareth”. Archaeology: A Publication of the Archaeological Institute of America. November/December 2003. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ John P. Meier, A Marginal Jew: Rethinking the Historical Jesus: The Roots of the Problem and the Person, Vol. 1, Doubleday 1991, page 216. Bart D. Ehrman, Jesus: Apocalyptic Prophet of the New Millennium, Oxford University Press, 1999, page 97. E. P. Sanders, The Historical Figure of Jesus, Penguin 1993, page 85.
- ^ Article "Nazareth" in the Anchor Bible Dictionary. New York: Doubleday, 1992.
- ^ E. Meyers & J. Strange, Archaeology, the Rabbis, & Early Christianity Nashville: Abingdon, 1981; Article "Nazareth" in the Anchor Bible Dictionary. New York: Doubleday, 1992.
- ^ House from Jesus' time excavated (ngày 23 tháng 12 năm 2009) in Israel 21c Innovation News Service Retrieved ngày 5 tháng 1 năm 2010
- ^ B. Bagatti, Excavations in Nazareth, Plate XI, top right.
- ^ H.P. Kuhnen, "Palaestina in Griechisch-Roemischer Zeit," (Muenchen, C. Beck, 1990, pp. 254-55).
- ^ Gal, Z. Lower Galilee During the Iron Age (American Schools of Oriental Research, Eisenbrauns, 1992) p. 15; Yavor, Z. 1998 "Nazareth", ESI 18. Pp. 32 (English), 48; Feig, N. 1990 "Burial Caves at Nazareth", 'Atiqot 10 (Hebrew series). Pp. 67-79.
- ^ R. Tonneau, Revue Biblique XL (1931), p. 556. Reaffirmed by C. Kopp (op. cit.,1938, p. 188).
- ^ B. Bagatti, Excavations in Nazareth, vol. 1 (1969), pp. 272-310.
- ^ John Dominic Crossan, The Historical Jesus: The Life of a Mediterranean Jewish Peasant, 1992, p.18
- ^ phúc âm Thomas, 31; (Mark.6:4}}; (Matthew.13:57; (Luke.4:24; (John.4:44)
- ^ W. Wrede, Das Messiasgeheimnis in der Evangelien(1901), English translation, The Messianic Secret, Cambridge: J. Clarke, 1971
- ^ (John 6:65); (John 17:6); (John 17:9)
- ^ Bagatti, B. Excavations in Nazareth, vol. 1 (1969), p. 249.
- ^ C. Kopp, "Beiträge zur Geschichte Nazareths." Journal of the Palestine Oriental Society, vol. 18 (1938), p. 206, n.1.
- ^ The Archaeology of the New Testament, Princeton University Press: Princeton, 1992: pages 44-46.
- ^ lò sưởi ấm dưới sàn nhà = khoảng trống dưới sàn nhà trong đó không khí nóng được bơm vào
- ^ Alexandre, Y. "Archaeological Excavations at Mary’s Well, Nazareth," Israel Antiquities Authority bulletin, ngày 1 tháng 5 năm 2006.
- ^ Cook, Jonathon (ngày 22 tháng 10 năm 2003). “Is This Where Jesus Bathed?”. The Guardian.
- ^ Cook, Jonathan (ngày 17 tháng 12 năm 2002). “Under Nazareth, Secrets in Stone” Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp). International Herald Tribune. - ^ Shama-Sostar, Martina (ngày 12 tháng 8 năm 2008). “The Ancient Bath House in Nazareth”.
- ^ Pan. I.136. Panarion in Greek. The text was translated into Latin with the title Adversus Haereses.
- ^ Pan. 30.4.3; 30.7.1.
- ^ Compare Pan.30.11.10 and 30.12.9. (Migne Patrologia Graeco-Latina vol. 41:426-427; Williams, F. The Panarion of Epiphanius of Salamis, Book I. E. J. Brill 1987, pp. 128-29).
- ^ Taylor, J. Christians and the Holy Places. Oxford: Clarendon Press, 1993, p. 265.
- ^ Taylor 229, 266; Kopp 1938:215.
- ^ "A few of the careful, however, having obtained private records of their own, either by remembering the names or by getting them in some other way from the registers, pride themselves on preserving the memory of their noble extraction. Among these are those already mentioned, called Desposyni, on account of their connection with the family of the Saviour. Coming from Nazara and Cochaba, villages of Judea, into other parts of the world, they drew the aforesaid genealogy from memory and from the book of daily records as faithfully as possible." (Eusebius Pamphili, Church History, Book I, Chapter VII,§ 14)
- ^ T. Cheyne, "Nazareth." Encyclopedia Biblica. London: Adam and Charles Black, 1899, Col. 3360.
- R. Eisenman, James the Brother of Jesus. New York: Penguin Books, 1997, p. 952.
- ^ W. B. Smith, "Meaning of the Epithet Nazorean (Nazarene),"The Monist 1904:26.
- T. Cheyne, Encyclopedia Biblica,"Nazareth" (1899).
- ^ Ken Dark, "book review of The Myth of Nazareth: The Invented Town of Jesus", STRATA: Bulletin of the Anglo-Israel Archaeological Society, vol. 26 (2008), pp. 140–146; cf. Stephen J. Pfann & Yehudah Rapuano, "On the Nazareth Village Farm Report: A Reply to Salm", STRATA: Bulletin of the Anglo-Israel Archaeological Society, vol. 26 (2008), pp. 105–112.
- ^ It is often supposed that the Hapizzes went to Nazareth after the First Jewish Revolt (70 AD), but R. Horsley has pointed out that "the date of resettlement may well be well into the second (or even the third) century [AD]." History and Society in Galilee, 1996, p. 110. It was in 131 AD that the Roman Emperor Hadrian forbade Jews to reside in Jerusalem (then Aelia Capitolina, held by pagan Romans), thus forcing them elsewhere.
- ^ M. Avi-Yonah. "A List of Priestly Courses from Caesarea." Israel Exploration Journal 12 (1962):138.
- ^ P. Geyer, Itinera Hierosolymitana saeculi, Lipsiae: G. Freytag, 1898: page 161.
- ^ C. Kopp, "Beiträge zur Geschichte Nazareths." Journal of the Palestine Oriental Society, vol. 18 (1938), p. 215. Kopp is citing the Byzantine writer Eutychius (Eutychii Annales in Migne's Patrologia Graeca vol. 111 tr. 1083).
- ^ a b c d e f g h i j Dumper, p. 273.
- ^ một giáo phái ngành Hồi giáo Shia ở Trung Đông
- ^ “Final Bar on Controversial Nazareth Mosque”. Catholic World News. ngày 4 tháng 3 năm 2002.
- ^ “Nazareth mosque will not be built next to the Basilica of the Annunciation”. Israel Insider. ngày 4 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Rocket attacks kill two Israeli Arab children”. Reuters. ngày 19 tháng 7 năm 2006.
- ^ Christian Today Magazine
- ^ http://www.cbs.gov.il/publications/local_authorities2005/pdf/207_7300.pdf
- ^ [1] Israeli localities with populations 1000+
- ^ Press, Associated (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Netanyahu asks pope to condemn Iranian rhetoric”. BostonHerald.com. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009.[liên kết hỏng]
- ^ “israelinsider: politics: Bulldozers raze controversial Nazareth mosque”. Web.israelinsider.com. ngày 1 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009.
- ^ Trudy Ring, Robert M. Salkin, Sharon La Boda biên tập (1996). International Dictionary of Historic Places: Middle East and Africa . Taylor & Francis. ISBN 1884964036, 9781884964039 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết) - ^ Chad F. Emmett (1995). Beyond the Basilica: Christians and Muslims in Nazareth. University of Chicago Press. tr. 136–138. ISBN 0226207110.
- ^ “Nazareth: The Mosque Quarter”. Discover Israel. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nazareth Official City Website Lưu trữ 2019-12-12 tại Wayback Machine
- Nazareth entry in historical sourcebook by Mahlon H. Smith
- Nazareth Jewish Encyclopedia
- Nazareth Easton's Bible Dictionary
- Nazareth Village, recreation of Nazareth 2000 years ago. The Nazareth Jesus Knew
- The Myth of Nazareth Claims that the settlement did not exist in the time of Jesus.
- Bài viết có bản mẫu Hatnote trỏ đến một trang không tồn tại
- Trang sử dụng bản mẫu Lang-xx
- Nơi cư ngụ của người Ả rập ở Israel
- Thành phố của Israel
- Lịch sử Israel
- Địa lý Israel
- Lịch sử Kitô giáo
- Linh địa Công giáo
- Địa điểm hành hương Công giáo
- Thành phố thánh địa
- Thành phố Tân Ước
- Nazareth
- Cộng đồng Kitô giáo Ả Rập ở Israel