Ngô Thì Hoàng
Ngô Thì Hoàng | |
---|---|
Tên hiệu | Huyền Trai, Thạch Ổ cư sĩ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1768 |
Nơi sinh | Hà Nội |
Mất | 1814 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Ngô Thì Sĩ |
Anh chị em | Ngô Thì Nhậm |
Nghề nghiệp | nhà thơ |
Quốc tịch | nhà Nguyễn |
Tác phẩm | Thạch Ổ di chương |
Ngô Thì Hoàng (1768-1814), còn có tên là Tịnh, hiệu là Huyền Trai, biệu hiệu là Thạch Ổ cư sĩ; là một danh sĩ ở cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngô Thì Hoàng sinh năm Mậu Tý (1768) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là thuộc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội).
Ông là con Ngô Thì Sĩ, và là em cùng cha khác mẹ với Ngô Thì Nhậm. Năm Đinh Mão (1807), ông thi đỗ tú tài dưới triều Nguyễn.
Năm Giáp Tuất (1814), ông mất. Cháu ông là Ngô Thì Điển có làm bài Điện tiên thúc Thuyền Trai Công (Ông chú là Huyền Trai) để điếu, trong đó có câu: Chú sống ở đời 47 năm, văn chương như vậy, đức hạnh như vậy, sao trời khắt khe về công danh, lại nở hẹp hòi về tuổi thọ.
Sáng tác của Ngô Thì Hoàng chỉ có Thạch Ổ di chương, gồm cả thơ, phú, văn xuôi. Phần lớn đều nói về đạo lý, tình yêu thiên nhiên và tâm tư của tác giả.
Tác phẩm này có chép trong Ngô gia văn phái (bản chép tay) hiện lưu trữ trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội mang ký hiệu A.117a/20.
Trong sách Văn học thế kỷ 18 do PGS. Nguyễn Thạch Giang chủ biên có giới thiệu 6 bài thơ chữ Hán của ông. Tất cả đều hay và buồn. Trích một bài:
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trùng Hoa: tên hiệu của Đế Thuấn. Thời Đế Thuấn thường được coi là thời thịnh trị, lý tưởng. Phóng phạt kỳ tàn, có nghĩa là ván cờ phóng phạt. Vua Thành Thang đày vua Kiệt ra Nam Sao gọi là "phóng Kiệt"; Chu Vũ Vương giết chết Trụ Vương, gọi là "phạt Trụ". Ở đây tác giả coi việc đày vua Kiệt và giết vua Trụ giống như một ván cờ nên viết như vậy (giải thích của Nguyễn Thạch Giang, tr. 836).
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), mục Ngô Thì Hoàng trong Văn học thế kỷ 18. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004.