Bước tới nội dung

Thegioididong.com

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thegioididong.com
Loại hình
Công ty cổ phần
Ngành nghềBán lẻ
Thương mại điện tử
Lĩnh vực hoạt độngChuỗi cửa hàng bán lẻ
Thành lậptháng 3 năm 2004; 20 năm trước (2004-03)
Người sáng lậpTrần Lê Quân
Nguyễn Đức Tài
Đinh Anh Huân
Điêu Chính Hải Triều
Trần Huy Thanh Tùng
Trụ sở chínhTòa nhà MWG - Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ Cao, P. Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Thành viên chủ chốt
Nguyễn Đức Tài - Đồng sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT
Trần Kinh Doanh - Tổng giám đốc kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh
Đặng Minh Lượm - Giám đốc nhân sự
Đinh Anh Huân - Giám đốc Dienmayxanh.com
Đoàn Văn Hiểu Em - Đại diện pháp luật
Sản phẩmThiết bị di động
Thiết bị kỹ thuật số
Thiết bị gia dụng
Dịch vụSửa chữa
Bảo hành
Số nhân viên50.000 [1]
Công ty conXem trong bài
WebsiteTrang chủ chính thức

Thegioididong.comthương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Thế giới di động, tên tiếng Anh là Mobile World JSC, (mã chứng khoán: MWG) là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.[2] Theo nghiên cứu của EMPEA, thống kê thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam năm 2014 thì Thế giới di động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình.[3]

Năm 2018, Thế giới Di Động lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.[4] Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động thegioididong.com, Công ty Cổ phần Thế giới di động còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh và chuỗi siêu thị thực phẩm Bách hóa Xanh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi thành lập vào tháng 3 năm 2004, Thế giới di động lựa chọn mô hình thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm[5] và 3 cửa hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Hồ Chí Minh để giao dịch.[6] Tháng 10 năm 2004, công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào một cửa hàng bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và bắt đầu có lãi. Tới tháng 3 năm 2006, Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2007, công ty thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital và phát triển nhanh chóng về quy mô, đạt 40 cửa hàng vào năm 2009.[6]

Cuối năm 2010, Thế giới di động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu Dienmay.com (nay đổi thành Dienmayxanh.com).[7]

Tới cuối năm 2012, Thế giới di động có tổng cộng 220 cửa hàng tại Việt Nam.[7]

Tháng 5/2013, Thế giới di động nhận đầu tư của Robert A. Willett- cựu CEO BestBuy International và công ty CDH Electric Bee Limited.

Năm 2017, Công ty cổ phần Thế giới di động tiến hành phi vụ sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh. Tháng 10, 2018, phi vụ sáp nhập hoàn thành. Tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh sẽ được gỡ bỏ tên và thay bằng biển hiệu Điện máy Xanh, website của Trần Anh cũng đã chuyển hướng hoạt động về dienmayxanh.com.[8] Cùng thời điểm, Thế giới di động chính thức hoạt động tại Campuchia khi mở cửa hàng điện thoại đầu tiên tại thủ đô Phnom Penh với tên gọi BigPhone, sau đó được đổi tên thành Bluetronics để kinh doanh điện thoại lẫn điện máy, nhưng đóng đóng cửa vào năm 2023.[9]

Tháng 3/2018. Thế giới Di Động mua lại 40% vốn của chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó đổi tên Thành Nhà Thuốc An Khang[10]

Tháng 12/2018. Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui [11]

Tháng 1/2023, Thế Giới Di Động chính thức hoạt động tại Indonesia với thương hiệu Era Blue thuộc liên doanh PT Era Blue Elektronic (thương hiệu Era Blue), do Thế Giới Di Động hợp tác với đơn vị địa phương PT Erafone Artha Retailindo (Erafone) - một công ty con của Tập đoàn Erajaya.[12]

Hoạt động kinh doanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cửa hàng Thegioididong trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Một cửa hàng Thegioididong trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2017, Công ty Thế giới di động đã mở thêm 668 siêu thị mới, với 117 siêu thị thegioididong.com, 351 siêu thị Điện Máy Xanh và 200 siêu thị Bách hóa Xanh. Kết quả này đưa tổng số siêu thị đang hoạt động của công ty lên 1.923 siêu thị, tăng hơn 50% so với thời điểm đầu năm. Cũng trong 11 tháng của năm 2017, doanh thu của hệ thống đạt gần 59.000 tỷ đồng.

Sang đến năm 2018, con số tổng cửa hàng đã lên đến 2.160 cửa hàng, có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành.[13]

Hợp tác với BKAV của Trung tâm An ninh mạng Bkis, Thegioididong.com tiến hành phân phối độc quyền điện thoại Bphone 2017 của BKAV (thương hiệu điện thoại của Việt Nam). [cần dẫn nguồn]

Theo nghiên cứu của Trường quản trị kinh doanh Haas thuộc đại học UC Berkeley, khoản đầu tư vốn cổ phần vào doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết - Private Equity của Mekong Capital vào Thế giới di động đã đóng vai trò quan trọng trong những bước phát triển ấn tượng của công ty này và sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy bậc cao học tại Haas - UC Berkeley đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên trường kinh doanh Harvard và trường kinh doanh Tuck.[14].

Chiều ngày 22/3/2019, CTCP Thế giới di động quyết định để cử ông Trần Kinh Doanh làm CEO thay ông Nguyễn Đức Tài rút khỏi vị trí Tổng giám đốc, chỉ còn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT). [cần dẫn nguồn]

TGDĐ hiện nay có giá trị thị trường đạt khoảng 1,7 tỷ USD. Đồng sáng lập ông Nguyễn Đức Tài là người giàu thứ 4 sàn chứng khoán Việt Nam[cần dẫn nguồn]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty đặt trụ sở chính tại Tòa nhà MWG - Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ Cao, P. Tân Phú, Quận 9 (nay là Thành phố Thủ Đức), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam với các công ty thành viên:

  • 1. Công ty cổ phần Đầu Tư Thế Giới Di động (MWG)
  • 2. Công ty Cổ phần Thế Giới Số Trần Anh (TAG)
  • 3. Công ty cổ phần Thế Giới Di Động
  • 4. Công ty cổ phần Thế Giới Điện Tử
  • 5. Công ty TNHH MTV Tư Vấn Đầu Tư Thế Giới Bán lẻ
  • 6. Công ty Cổ phần Thương Mại Bách Hoá Xanh
  • 7. Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm An Khang Pharma (Nhà Thuốc An Khang)
  • 8. Công ty TNHH MTV Công Nghệ Thông Tin Thế Giới Di Động

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cựu CEO BestBuy gia nhập Thế giới di động Lưu trữ 2013-06-10 tại Wayback Machine. Theo Báo đầu tư
  2. ^ Tin về Thế giới di động Lưu trữ 2013-07-30 tại Wayback Machine, Theo cổng thông tin Thương mại điện tử của Chính phủ Việt Nam
  3. ^ Mobile World appoints Bob Willett to the board of directors Lưu trữ 2018-11-12 tại Wayback Machine, theo VietNam Investment Review
  4. ^ “Thế giới Di Động vươn lên top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á - TBD”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ Câu chuyện của ông chủ Thế giới dii động Lưu trữ 2013-10-02 tại Wayback Machine, theo báo VNEconomy
  6. ^ a b Mô hình công ty Thế giới đi động 6000 tỷ doanh thu,Theo báo Nhịp cầu đầu tư
  7. ^ a b Thế giới di động và bài toán phát triển Lưu trữ 2013-08-29 tại Wayback Machine, Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp
  8. ^ “Thế giới Di Động mua chuỗi điện máy Trần Anh”.
  9. ^ VnExpress. “Thế Giới Di Động đóng cửa chuỗi điện máy ở Campuchia”. vnexpress.net. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023.
  10. ^ “Thế giới Di Động bỏ ý định mua 'đứt' chuỗi dược phẩm”. Theo Hoàng Thanh báo Zing. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  11. ^ “Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui”.
  12. ^ Trí, Dân (9 tháng 4 năm 2023). “Vì sao Thế Giới Di Động bỏ Campuchia để tiến vào Indonesia?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023.
  13. ^ “Thế giới Di Động với mong muốn 'bán cả thế giới' có thành hiện thực?”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2019.
  14. ^ Đầu tư vốn cổ phần vào Thế giới di động Lưu trữ 2013-10-02 tại Wayback Machine, Theo ICTnews, thuộc bộ Thông tin và Truyền thông

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]