Bước tới nội dung

Trại Tang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trại Tang
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Mãng Cổ Tư
Phối ngẫu
Bác Lễ
Hậu duệ
Hải Lan Châu, Ngô Khắc Thiện, Mãn Châu Tập Lễ, Hiếu Trang Văn Hoàng hậu
Gia tộcBột Nhi Chỉ Cân
Quốc tịchnhà Thanh

Trại Tang (chữ Hán: 寨桑; ? - ?) hay Tể Tang (宰桑) là một Bối lặc của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ, đồng thời là ngoại thích nổi tiếng thời Hậu Kim và thời kỳ đầu nhà Thanh.

Là thông gia quan trọng của Hoàng tộc Ái Tân Giác La, ông có quan hệ với nhiều nhân vật nổi tiếng. Ông là huynh trưởng của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu - Hoàng hậu của Hoàng Thái Cực; thân phụ của Hiếu Trang Văn Hoàng hậuMẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi - hai vị phi tần của Hoàng Thái Cực. Ngoài ra còn là ông ngoại của Thuận Trị Đế; ông nội của Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Phế hậu và là ông cố nội của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu - vị Hoàng hậu thứ hai của Thuận Trị Đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trại Tang xuất thân từ quý tộc Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị thuộc Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ. Ông là hậu duệ trực hệ của Chuyết Xích Cáp Tát Nhi - em trai ruột của Thành Cát Tư Hãn. Vào đầu thời nhà Thanh, sử sách không ghi chép đầy đủ, nhiều nhận định cho rằng dòng dõi của Trại Tang có thể là một phân nhánh của Khoa Nhĩ Thẩm khi ấy.

Tổ phụ của Trại Tang là Nạp Mục Tắc (纳穆塞), có tước Bối lặc truyền đời. Con trai Nạp Mục Tắc, tên Mãng Cổ Tư (莽古斯), cũng chính là cha của Trại Tang và Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu (Hoàng hậu của Hoàng Thái Cực), kế vị Bối lặc. Sử sách không đề cập mẹ của Trại Tang, nhưng khả năng cao ông và Hiếu Đoan Hoàng hậu là anh em cùng cha khác mẹ. Mẹ Hiếu Đoan Hoàng hậu là Khoa Nhĩ Thấm Đại Phi, sau khi Mãng Cổ Tư mất thì tái giá lấy con Trại Tang, sinh Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu (vợ của Đa Nhĩ Cổn). Người này không thể là mẹ của Trại Tang, vì không lý nào bộ tộc lại cho phép bà nội và cháu lấy nhau như vậy.

Về sau, Trại Tang lên ngôi Bối lặc Khoa Nhĩ Thấm, trở thành thông gia thân thiết của triều đình Hậu Kimnhà Thanh.

Qua đời được truy phong

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), sau khi Trại Tang qua đời nhiều năm, Phúc tấn của ông cũng qua đời. Thuận Trị Đế truy phong ông làm Hòa Thạc Trung Thân vương (和硕忠亲王), Phúc tấn của ông làm Hòa Thạc Hiền phi. Sách văn viết[1]:

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trác Lễ Khác Đồ Thân vương Ô Khắc Thiện (乌克善), còn gọi là Ngô Khắc Thiện (吴克善);
  2. Cố Sơn Bối tử Sát Hãn (察罕);
  3. Khoa Nhĩ Thấm Quận vương Sách Nạp Mộc (索诺木), còn xưng là Ôn Đô Nhĩ Thân vương (温都尔亲王);
  4. Đạt Nhĩ Hán Ba Đồ Lỗ Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (满珠习礼), lấy Hòa Thạc Công chúa - con gái Nhạc Thác, con nuôi của Hoàng Thái Cực.
  • Con gái:
  1. Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, phi tần của Hoàng Thái Cực;
  2. Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi, phi tần của Hoàng Thái Cực.
  1. Cố Luân Ung Mục Trưởng Công chúa;
  2. Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa;
  3. Cố Luân Đoan Hiến Trưởng Công chúa;
  4. Thuận Trị Đế.
  • Cháu cố:
  1. Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, con gái Xước Nhĩ Tế, Hoàng hậu thứ hai của Thuận Trị Đế;
  2. Thục Huệ phi, con gái Xước Nhĩ Tế, phi tần của Thuận Trị Đế;
  3. Hòa Thạc Cung Khác Trưởng Công chúa;
  4. Dụ Hiếu Thân Vương Phúc Toàn;
  5. Cung Thân vương Thường Ninh;
  6. Khang Hi Đế.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • - Hậu phi - thê thiếp của Hoàng Đế
  • - Phúc tấn, Phu nhân - thê thiếp của Tông thất
  • - Công chúa, Hoàng nữ - con gái của Hoàng Đế
  • - Ngạch phò - chồng của các Công chúa, Hoàng nữ, Tông nữ
Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu
Triết Triết
Cố Luân Ôn Trang
Trưởng Công chúa
Cố Luân Ung Mục
Trưởng Công chúa
Cố Luân Tĩnh Đoan
Trưởng Công chúa
Cố Luân Thục Tuệ
Trưởng Công chúa
Cố Luân Đoan Trinh
Trưởng Công chúa
Cố Luân Đoan Hiến
Trưởng Công chúa
Hiếu Trang Văn Hoàng hậu
Bố Mộc Bố Thái
Thuận Trị Đế
Phúc Lâm
Trung Thân vương
Trại Tang
Trác Lý Khắc Đồ Thân vương
Ngô Khắc Thiện
Trác Lý Khắc Đồ Thân vương
Bật Nhĩ Tháp Cáp Nhĩ
(Cưới Ung Mục Trưởng Công chúa)
Trác Lý Khắc Đồ Thân vương
Ngạc Tề Nhĩ
Đích Phúc tấn của
An Quận vương Mã Nhĩ Hồn
Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi
Hải Lan Châu
Đích Phu nhân của
Trấn quốc công Phó Lặc Hách[2]
Cố Sơn Bối tử
Sát Hãn
Trấn quốc công
Xước Nhĩ Tế
(Cưới con gái của A Ba Thái)
Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu
Bác Nhĩ Tề Cát Đặc phế hậu
Tĩnh phi
Thục Huệ phi
Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu
Đích Phúc tấn của Đa Nhĩ Cổn
Đích Phúc tấn của
Giản Thân vương Tế Độ
Khoa Nhĩ Thấm Quận vương
Ôn Đô Nhĩ Thân vương
Sách Nạp Mộc
Khoa Nhĩ Thấm Quận vương
Kỳ Tháp Đặc
(Cưới Tĩnh Đoan Trưởng Công chúa)
Đích Phúc tấn của
Ôn Quận vương Mãnh Nga[3]
Trắc Phúc tấn của
Túc Thân vương Hào Cách
Sau trở thành Kế Phúc tấn của
Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn
Kế Phúc tấn của
Dự Thân vương Đa Đạc
Đạt Nhĩ Hán Thân vương
Mãn Châu Tập Lễ
(Cưới Hòa Thạc Công chúa,
con gái của Nhạc Thác
Đạt Nhĩ Hán Thân vương
Hòa Tháp
Đạt Nhĩ Hán Thân vương
Ban Đệ
(Cưới Đoan Mẫn Công chúa,
con gái của Tế Độ)
Đạt Nhĩ Hán Thân vương
La Bặc Tàng Cổn Bố
(Cưới Quận chúa,
con gái của Phúc Toàn)
Đạt Nhĩ Hán Thân vương
Sắc Bố Đằng Ba Lặc Châu Nhĩ
(Cưới Hòa Kính Công chúa)
Triết Đặc Mục Nhĩ
Ngạch Nhĩ Khắc Ba Bái

(Cưới con gái của
Tông thất Vĩnh Hùng[4])
Đích Phúc tấn của
Bác Mục Bác Quả Nhĩ
Tuyên phiĐích Phu nhân của
Bối tử Miên Đức
Kế Phúc tấn của
Thừa Trạch Thân vương Thạc Tắc
Điệu phi

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1672, p111
  2. ^ Con trai thứ hai của Anh Thân vương A Tế Cách.
  3. ^ Con trai thứ năm của Túc Thân vương Hào Cách
  4. ^ Con trai của Trấn quốc Tướng quân Hoằng Hưởng, cháu nội của Hằng Thân vương Dận Kì

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Bia của Trung Thân vương và Hiền phi phía tây Bá Đô Nột”. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1672). Nạp Lan Minh Châu; Ba Thái (biên tập). Thế Tổ Chương Hoàng đế Thực lục.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Quyển 518 - Khoa Nhĩ Thấm”. Thanh sử cảo.