Bước tới nội dung

Trần Đăng Khoa (chính khách)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Đăng Khoa
Chức vụ
Nhiệm kỳ15 tháng 7 năm 1960 – 24 tháng 6 năm 1981
20 năm, 344 ngày
Chủ tịchTrường Chinh
Tiền nhiệmTôn Đức Thắng
Kế nhiệmXuân Thủy
Nhiệm kỳtháng 4 năm 1958 – 1960
Thứ trưởngHà Kế Tấn
Tiền nhiệmkhông có (thành lập)
Kế nhiệmHà Kế Tấn
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc
Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1955 – tháng 4 năm 1958
Thứ trưởngBùi Quang Tạo
Tiền nhiệmkhông có (thành lập)
Kế nhiệmkhông có (chia Bộ)
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 1946 – 20 tháng 9 năm 1955
9 năm, 202 ngày
Thứ trưởngĐặng Phúc Thông (1946-1951,mất)
Tiền nhiệmĐào Trọng Kim
Kế nhiệmNguyễn Văn Trân (Bộ Giao thông và Bưu điện)
Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 6 năm 1958 – 1988[1]
Thông tin cá nhân
Sinh(1906-05-04)4 tháng 5, 1906
huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Liên bang Đông Dương
Mất1989 (82–83 tuổi)
Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Việt Nam

Trần Đăng Khoa (1906–1989) là kỹ sư công chính, nhà chính trị Việt Nam. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Quê quán

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 4 tháng 5 năm 1906, quê ở làng Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, ngoại ô thành phố Huế. [2].

Quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính Hà nội (1925 – 1928) ông tiếp tục học hàm thụ Trường Kỹ sư Eyrolles, Paris và thi đậu tham sự bậc trên (1928), sau đó (1932) thi đậu kỹ sư công chính. Trước năm 1945, ông đã tốt nghiệp Đại học ngành công chính và từng phụ trách ngành này ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam.[3]

Năm 1945, ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam, từng giữ chức Phó Tổng thư ký của Đảng[4].

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng: Giám đốc Công chính Trung bộ,, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Công chính năm 1946[5], Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc năm 1955, Bộ trưởng đầu tiên Bộ Thủy lợi năm 1958[3].

Tháng 4 năm 1960 Ông được bầu vào Quốc hội khóa II. Cũng trong thời gian này Ông giữ chức Giám đốc Học viện Thủy lợi, rồi Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi.

Ông là người tham gia thiết kế đập Bái Thượng (thuộc hệ thống thủy lợi Sông Chu, tỉnh Thanh hóa) và là bạn của Chủ tịch Xuphanuvông (Lào), cũng vốn là kỹ sư thủy lợi – công chính, người tham gia thiết kế đập Đô Lương (thuộc hệ thống Bắc Nghệ An)

Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khóa VII, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI, là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô trong nhiều năm.

Tháng 4 năm 1981 ông được Quốc hội khóa VII bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và tiếp tục chức vụ Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Ông đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương của Nhà nước Việt Nam.

Tên ông đã được đặt cho một con đường tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà. Ngày 4 tháng 7 năm 2023, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên ông cho một tuyến phố ở quận Long Biên.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trần Đăng Khoa | Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khóa II”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Đường Trần Đăng Khoa.[liên kết hỏng] Website thuathienhue.gov.vn. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ a b “Ông Trần Đăng Khoa, vị Bộ trưởng Thủy lợi đầu tiên” (Thông cáo báo chí). Nguyễn Xuân Tiệp - Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. 29 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ “Nghị quyết số 1258 NQ/TVQH” (Thông cáo báo chí). Quốc hội Việt Nam khóa VI. 18 tháng 12 năm 1980.[liên kết hỏng] Văn bản trên wikisource
  5. ^ “Bộ Giao thông Công chính”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ Hạ Mỹ (4 tháng 7 năm 2023). “Hà Nội lý giải việc đặt tên phố Trần Đăng Khoa”. Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]