Bước tới nội dung

Uông Bí

21°2′8″B 106°45′52″Đ / 21,03556°B 106,76444°Đ / 21.03556; 106.76444
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Uông Bí
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Uông Bí
Biểu trưng
Đường vào cáp treo Yên Tử

Biệt danhThành phố điện – than
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhQuảng Ninh
Trụ sở UBNDsố 1 Trần Hưng Đạo, phường Thanh Sơn
Phân chia hành chính9 phường, 1 xã
Thành lập
  • 28/10/1961: thành lập thị xã Uông Bí[1]
  • 25/2/2011: thành lập thành phố Uông Bí[2]
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2013[3]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Tuấn Đạt
Chủ tịch HĐNDNghiêm Xuân Cường
Bí thư Thành ủyNghiêm Xuân Cường
Địa lý
Tọa độ: 21°2′8″B 106°45′52″Đ / 21,03556°B 106,76444°Đ / 21.03556; 106.76444
MapBản đồ thành phố Uông Bí
Uông Bí trên bản đồ Việt Nam
Uông Bí
Uông Bí
Vị trí thành phố Uông Bí trên bản đồ Việt Nam
Diện tích256,3 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng120.982 người
Thành thị113.416 người
Nông thôn7.566 người
Mật độ472 người/km²
Dân tộcKinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa[4]
Khác
Mã hành chính196[5]
Biển số xe14-Y1
Websiteuongbi.gov.vn

Uông Bí là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Thành phố Uông Bí hiện là đô thị loại II, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị phía tây của tỉnh Quảng Ninh.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà máy nhiệt điện tại thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 115 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần 30 km về phía bắc và cách thành phố Hạ Long 39 km về phía tây. Có toạ độ địa lý từ 20o58’ đến 21o9’ vĩ độ bắc và từ 106o41’ đến 106o52’ kinh độ đông[6].

Thành phố có vị trí địa lý:

Uông Bí có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía đông Bắc của Việt Nam[6].

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Đá Bạc đoạn chảy qua thành phố Uông Bí

Địa hình Thành phố Uông Bí chủ yếu là đồi núi chiếm 2/3 diện tích, đồi núi dốc nghiêng từ phía bắc xuống phía nam. Địa hình ở đây có thể được thành 3 vùng, bao gồm vùng cao chiếm 65.04%, Vùng thung lũng, chiếm 1,2%, cuối cùng là Vùng Thấp chiếm 26,90% diện tích tự nhiên Thành phố[8]. Thành phố Uông Bí Có hai con sông chính là sông Sinh và sông Uông, các sông này chạy theo hướng Bắc Nam.

Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông TriềuMóng Cái, với nhiều dãy núi cao ở phía bắc và thấp dần xuống phía nam, chính vì lẽ đó đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải[9]. Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 °C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, cao nhất 2.200 mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 50,8[9].

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Uông Bí có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Bắc Sơn, Nam Khê, Phương Đông, Phương Nam, Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương, Vàng Danh, Yên Thanh và 1 xã: Thượng Yên Công.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Uông Bí
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²)
Phường (9)
Bắc Sơn 27,45 6.214 226
Nam Khê 7,49 8.557 1.142
Phương Đông 23,98 11.616 484
Phương Nam 21,72 12.033 554
Quang Trung 14,05 19.217 1.368
Thanh Sơn 9,46 12.707 1.343
Trưng Vương 15,46 10.020 648
Vàng Danh 54,57 13.760 252
Yên Thanh 14,41 7.337 509
Xã (1)
Thượng Yên Công 67,67 5.419 80

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi “Uông Bí”

[sửa | sửa mã nguồn]

Các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ở phường Phương Nam cho thấy, Uông Bí là vùng đất cổ, từ xa xưa đã có người cư trú. Tên gọi Uông Bí xuất phát từ tên gọi của các làng Bí và làng Thượng. Sau khi có mỏ than mà nay là mỏ Vàng Danh ở cửa sông Uông – nơi giáp ranh giữa các làng Uông là Uông Thượng, Uông Hạ, và các làng Bí là Bí Thượng, Bí Trung, Bí Hạ, Bí Chợ thì hình thành nên tên gọi Uông Bí.

Lịch sử hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị, vùng đất Uông Bí thuộc tổng Bí Giàng, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Từ năm 1896, tổng Bí Giàng được cắt về huyện Yên Hưng, phủ Sơn Định, tỉnh Quảng Yên.

Ngày 28 tháng 10 năm 1961, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc Khu Hồng Quảng (một khu cũ, tương đương cấp tỉnh, trước khi sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh), tách khỏi huyện Yên Hưng. Thị xã Uông Bí gồm có: xã Uông Bí cũ, cảng Điền Công và hai thôn Lạc Trung, Đồng Nối của xã Yên Thanh thuộc huyện Yên Hưng.[1]

Ngày 26 tháng 2 năm 1966, thành lập xã Đồng Tiến.

Ngày 26 tháng 9 năm 1966, chuyển 2 xã Thượng Yên Công, Phương Đông và thôn Chập Khê thuộc huyện Yên Hưng về thị xã Uông Bí quản lý.[10]

Ngày 28 tháng 9 năm 1966, thành lập xã Nam Khê.

Ngày 18 tháng 3 năm 1969, thành lập thị trấn Vàng Danh (gồm khu mỏ Vàng Danh và hai thôn Uông Thượng và Miếu Thán của xã Thượng Yên Công) và xã Phương Nam.

Sau năm 1975, thị xã Uông Bí bao gồm 4 phường: Bắc Sơn, Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương; thị trấn Vàng Danh và 5 xã: Đồng Tiến, Nam Khê, Phương Đông, Phương Nam, Thượng Yên Công.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, giải thể thị trấn Vàng Danh để thành lập phường Vàng Danh; giải thể xã Đồng Tiến, địa bàn nhập vào các phường Bắc Sơn và Quang Trung.[11]

Thị xã Uông Bí bao gồm 5 phường: Bắc Sơn, Thanh Sơn, Trưng Vương, Quang Trung, Vàng Danh và 4 xã: Phương Đông, Phương Nam, Nam Khê, Thượng Yên Công.

Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chuyển xã Nam Khê thành phường Nam Khê; thành lập phường Yên Thanh từ một phần diện tích và dân số của xã Phương Đông.[12]

Ngày 12 tháng 6 năm 2006, chuyển xã Điền Công thuộc huyện Yên Hưng về thị xã Uông Bí quản lý.[13]

Ngày 1 tháng 2 năm 2008, thị xã Uông Bí được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III[14].

Cuối năm 2010, thị xã Uông Bí bao gồm 7 phường: Bắc Sơn, Nam Khê, Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương, Vàng Danh, Yên Thành và 4 xã: Điền Công, Phương Đông, Phương Nam, Thượng Yên Công.

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về việc thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Uông Bí.[2]

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, chuyển 2 xã Phương Đông và Phương Nam thành 2 phường có tên tương ứng.[15]

Thành phố Uông Bí có 9 phường và 2 xã trực thuộc.

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2306/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II.[3]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Điền Công vào phường Trưng Vương.[16]

Thành phố Uông Bí có 9 phường và 1 xã như hiện nay.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố có Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội - Hạ Long đi qua.

Đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã chiếm 56,1%, du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 32,5%, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 11,4%. Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than. Mỏ than Vàng Danh được khai thác từ thời thuộc địa. Ngoài ra Uông Bí được xem là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng[17].

Một địa điểm du lịch ở Uông Bí

Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Uông Bí ước đạt 17%/năm, thu nhập bình quân đầu người 1.465 USD/người/năm[18]. Với lợi thế Khu di tích danh thắng Yên Tử và các khu du lịch tâm linh, sinh thái khác trên địa bàn thu hút du lịch, nên lượng khách du lịch đến thành phố Uông Bí năm 2010 ước đạt 3 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân là 57,7%/năm. Cũng trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, Uông Bí đã thực hiện 348 dự án công trình. Phấn đấu đến 2015, thu nhập bình quân đầu người của thành phố ước đạt 3.000 USD trở lên[18].

Hiện nay trên địa bàn thành phố Uông Bí đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Việt Long, khu đô thị Công Thành, khu đô thị Cầu Sến, khu đô thị Yên Thanh.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Uông Bí
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.8
(87.4)
31.8
(89.2)
33.6
(92.5)
35.3
(95.5)
37.5
(99.5)
39.5
(103.1)
37.8
(100.0)
37.3
(99.1)
36.0
(96.8)
35.1
(95.2)
32.4
(90.3)
32.1
(89.8)
39.5
(103.1)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 18.7
(65.7)
19.8
(67.6)
22.6
(72.7)
26.2
(79.2)
29.4
(84.9)
31.7
(89.1)
33.0
(91.4)
34.1
(93.4)
30.7
(87.3)
26.2
(79.2)
22.8
(73.0)
18.9
(66.0)
26.1
(79.0)
Trung bình ngày °C (°F) 15.4
(59.7)
15.9
(60.6)
18.8
(65.8)
22.8
(73.0)
27.6
(81.7)
28.1
(82.6)
28.5
(83.3)
28.1
(82.6)
26.8
(80.2)
24.3
(75.7)
20.7
(69.3)
17.2
(63.0)
22.8
(73.0)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 9.3
(48.7)
12.1
(53.8)
15.8
(60.4)
19.7
(67.5)
23.0
(73.4)
26.5
(79.7)
26.8
(80.2)
24.0
(75.2)
22.9
(73.2)
20.5
(68.9)
15.0
(59.0)
11.6
(52.9)
18.3
(64.9)
Thấp kỉ lục °C (°F) 3.3
(37.9)
5.4
(41.7)
6.1
(43.0)
11.4
(52.5)
16.6
(61.9)
19.6
(67.3)
21.9
(71.4)
21.6
(70.9)
16.7
(62.1)
12.7
(54.9)
6.6
(43.9)
1.1
(34.0)
1.1
(34.0)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 30
(1.2)
32
(1.3)
48
(1.9)
98
(3.9)
186
(7.3)
307
(12.1)
373
(14.7)
536
(21.1)
346
(13.6)
171
(6.7)
55
(2.2)
18
(0.7)
2.200
(86.6)
Số ngày giáng thủy trung bình 7.4 11.5 14.1 11.6 11.4 14.8 15.7 18.2 13.2 9.2 5.7 5.3 138.0
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 81.3 85.8 88.1 86.9 83.2 83.9 83.6 85.3 82.1 78.7 76.8 77.1 82.7
Số giờ nắng trung bình tháng 49 50 49 107 140 161 190 160 186 189 154 122 1.557
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[19]

Thành phố Uông Bí có khu thắng cảnh nổi tiếng Yên Tử, đây được xem là cội nguồn của dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, với nhiều chùa và di tích văn hoá quý. Lễ hội mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch, vãn cảnh chùa. Trên địa bàn thành phố Uông Bí còn có hồ Yên Trung nằm gần Yên Tử, với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong quần thể của khu di tích - danh thắng Yên Tử.

Các điểm du lịchvăn hóa chính ở thành phố như Hang Son, Động Bảo Phúc, Núi Yên Tử, Khu di tích Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh, Chùa Ba Vàng...Ngoài ra thành phố đã phát triển mở rộng xây dựng nhà hát ở giữa trung tâm thành phố trở thành thành phố du lịch trọng điểm của Quảng Ninh.

Các địa danh, đường phố, công trình công cộng tại Uông Bí

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Uông Bí là trung tâm của vùng mỏ than (kéo dài suốt từ Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long đến Cẩm Phả). Các mỏ than này cũng góp phần rất lớn cho các chỉ số kinh tế và giải quyết việc làm tại tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí cũng như Quảng Ninh có rất ít làng nghề. Các làng nghề trước đây và nghề mới như:

  • Trồng, làm sản phẩm từ cói Phương Nam
  • Làm dịch vụ, buôn bán, sản xuất đồ phục vụ du lịch Thượng Yên Công.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2001). Địa chí Quảng Ninh - Tập 1. Nhà xuất bản Thế giới. tr. 31.
  2. ^ a b “Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2011 về việc thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  3. ^ a b “Quyết định 2306/QĐ-TTg năm 2013 về việc công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  4. ^ “Dân cư thị xã Uông Bí”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ a b Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh Lưu trữ 2013-03-12 tại Wayback Machine, Trang Tin tức, Văn hoá, Du lịch - Uông B.
  7. ^ “Địa giới hành chính thành phố Uông Bí”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  8. ^ Địa hình thành phố Uông Bí có 2/3 là đồi núi, dốc dần từ Bắc xuống Nam và chia làm 3 vùng. Lưu trữ 2013-05-12 tại Wayback Machine, Trang Tin tức, Văn hoá, Du lịch - Uông Bí.
  9. ^ a b Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải Lưu trữ 2013-06-08 tại Wayback Machine, Trang Tin tức, Văn hoá, Du lịch - Uông Bí.
  10. ^ “Quyết định 184-CP năm 1966 về việc đặt xã Thượng-yên-công, xã Phương-đông và thôn Chập-khê (huyện Yên-hưng) trực thuộc thị xã Uông-bí, tỉnh Quảng-ninh”.
  11. ^ “Quyết định 63-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  12. ^ “Nghị định 83/1999/NĐ-CP về việc thành lập phường, thị trấn thuộc thị xã Uông Bí và huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”.
  13. ^ “Nghị định 58/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, huyện; thành lập xã; mở rộng thị trấn thuộc các huyện: Yên Hưng, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, thị xã Uông Bí và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
  14. ^ Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận Ưông Bí là đô thị loại III Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine, Bộ Xây dựng.
  15. ^ “Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2011 về việc thành lập các phường: Phương Đông, Phương Nam thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”.
  16. ^ “Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  17. ^ Bí cũng là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. Lưu trữ 2014-01-03 tại Wayback Machine, Theo trang VinaComin.
  18. ^ a b Thành phố Uông Bí phấn đấu đến 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD trở lên Lưu trữ 2012-04-21 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  19. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]