Vân Tùng (nhạc sĩ)
Giao diện
Vân Tùng | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Ngô Văn Phải |
Ngày sinh | 1935 (88–89 tuổi) |
Nơi sinh | Sài Gòn, Liên bang Đông Dương |
Quốc tịch | Việt Nam Cộng hòa Hoa Kỳ |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Nghệ danh | Vân Tùng |
Giai đoạn sáng tác | 1962 - 1975 |
Dòng nhạc | Nhạc vàng |
Ca khúc | Ngày sau sẽ ra sao Một phút suy tư Thu tím lá vàng Kỷ niệm một mùa xuân |
Vân Tùng (sinh năm 1935) là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là tác giả của ca khúc Ngày sau sẽ ra sao nổi tiếng qua tiếng hát của Hoàng Oanh.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Ông tên thật là Ngô Văn Phải, sinh năm 1935 tại Sài Gòn. Năm 1962, ông bắt đầu viết nhạc và tham gia Cục Tâm lý chiến từ khá sớm. [1]
Sau năm 1975, ông sang Hoa Kỳ định cư và sáng tác rất ít. Ông sống rất kín tiếng, nên có khá ít thông tin về ông. Có người nhầm lẫn "Vân Tùng" là bút danh của nhóm Lê Minh Bằng trong một thời gian dài.
Tháng 12 năm 2018, ca sĩ Lệ Quyên có đến tìm gặp ông để xin phép cho cô hát bài Ngày sau sẽ ra sao và được ông viết giấy đồng ý. Tuy nhiên, do bài hát chưa được cấp phép tại Việt Nam, nên cô không thể đưa bài hát này vào CD của mình.[2]
Sáng tác
[sửa | sửa mã nguồn]- Ai thương đời lính (1966)
- Bốn mùa thương nhớ (1966)
- Cho tôi nhớ lại một người
- Cớ sao em buồn
- Đêm ngoại ô (1967)
- Đẹp chiều Thủ Đô
- Giấc mộng đêm Xuân
- Giây phút tiễn đưa
- Kỷ niệm một mùa xuân (1967)
- Kẻ ở người đi
- Mang theo kỷ niệm vào đời (1965)
- Mỗi người một tâm sự (1967)
- Một phút suy tư (1965)
- Mưa chiều phố vắng
- Ngày cách biệt (1965)
- Ngày sau sẽ ra sao (1964)[3]
- Thu tím lá vàng (1964)
- Yêu không nói (1963)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đông Kha (ngày 21 tháng 02 năm 2021). “"Nhạc sĩ Vân Tùng và ca khúc Ngày sau sẽ ra sao"”. nhacxua.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.
- ^ Hoài Giang (13 tháng 2 năm 2019). “Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Hợp lý, văn minh, thông thoáng”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thường bị nhầm của Lê Minh Bằng