Vệ Mãn
Vệ Mãn | |
---|---|
Vua Vệ Mãn Triều Tiên | |
Tại vị | 194—147 TCN |
Thông tin chung | |
Sinh | 227 TCN Yên |
Mất | 147 TCN |
Hoàng tộc | Yên |
Vệ Mãn | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 衛滿 | ||||||||
Giản thể | 卫满 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||
Hangul | 위만 | ||||||||
Hanja | 衛滿 | ||||||||
|
Vệ Mãn là một người nước Yên sang lưu vong tại Cổ Triều Tiên và đã lập nên một vương quốc ở phía tây bắc Triều Tiên vào năm thứ 2 TCN. Ông là nhân vật đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên được ghi chép trong sử sách cùng thời.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi nhà Hán được thành lập, đã có một khoảng thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa chính trị, và dân cư tìm cách lánh nạn về phía đông. Vệ Mãn được cho là nằm trong số những người này, ông được ghi chép rằng đã dẫn theo trên 1 nghìn người và họ ăn vận theo phong tục Triều Tiên, tóc của ông được gắn các lông chim khác nhau[1] đến Cổ Triều Tiên. Ban đầu ông được Chuẩn Vương cử đến củng cố biên giới tây bắc, tuy nhiên bằng cách củng cố sức mạnh trong cộng đồng người Yên tị nạn, Vệ Mãn đã chiếm lấy ngai vàng và xưng vương (194~180 TCN). Chuẩn Vương được cho là đã sang tị nạn tại Thìn Quốc.
Vệ Mãn vẫn duy trì kinh đô tại Vương Hiểm Thành (왕검성, 王險城, Wanggeom-seong, nói chung được xác định là tại Bình Nhưỡng ngày nay).[2] Khi nhà Hán chưa hoàn toàn ổn đinh, Tổng đốc Liêu Đông đã nhận Vệ Mãn là thần dân ngoại biên, đưa ra điều kiện rằng ông không được ngăn cản cư dân bản địa đi vào đế quốc. Việc bổ nhiệm diễn ra vào năm 191 hoặc 192 TCN.[3] Có sức mạnh quân sự cao hơn, Vệ Mãn Triều Tiên đã có thể chinh phục Chân Phiên quận (진번, 眞番, Jinbeon) và Lâm Đồn quận (임둔, 臨屯, Imdun), mở rộng biên giới của mình. Vương quốc của ông cuối cùng bị Hán Vũ Đế diệt vào năm 108 TCN dưới thời trị vì của cháu trai ông là Hữu Cừ Vương.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Vệ Mỗ: con trai, đệ nhị đại vương, mất dấu tích trong lịch sử
- Vệ Hữu Cừ Hữu Cừ Vương: cháu trai, đệ tam đại vương
- Vệ Trưởng (衛長), hay Vệ Trưởng Hàng (衛長降): chắt
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lee, Ki-baik: Walled-Town States and Confederated Kingdoms. The New History of Korea, page 16-17. Harvard University Press, 1984
- ^ Liên quan đến tranh luận về vị trí của Lạc Lãng quận, có một số quan điểm cho rằng lãnh địa của Vệ Mãn nằm ở Liêu Ninh thay vì tây bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, có sự chấp thuận rộng rằng dòng sông được gọi là "Majasu" (마자수, 馬訾水, Mã Tí Thủy) là Áp Lục và "Paesu" (패수, 浿水, Phối Thủy) là Áp Lục hay sông Chongchon hoặc sông Daling, và rằng lãnh thổ của Vệ Mãn giáp với nhà Hán ở phía bắc. Bình Nhưỡng là địa điểm có khả năng nhất từng đặt kinh đô Vương Hiểm Thành nhưng thiếu các bằng chứng khảo cổ.
- ^ (Ibaragi:1984)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Mikami Tsugio 三上次男: Kodai no seihoku Chōsen to Ei-shi Chōsen koku no seiji, shakaiteki seikaku 古代の西北朝鮮と衛氏朝鮮国の政治・社会的性格, Kodai Tōhoku Ajiashi Kenkyū 古代東北アジア史研究, pp. 3–22, 1966.
- Ibaragi Kazuo 荊木計男: Ei Man Chōsen ō Sakuhō ni tsuite 衛満朝鮮冊封について, Chōsen Gakuhō 朝鮮学報 (Journal of the Academic Association of Koreanology in Japan) Vol. 113, pp. 1–25, 1984.
- Tani Toyonobu 谷豊信: Rakurō-gun no ichi 楽浪郡の位置, Chōsen shi kenkyūkai ronbunshū 朝鮮史研究会論文集 (Bulletin of Society for Study in Korean History), No 24, pp. 23–45, 1987.