Đăk Glei
Đăk Glei
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Đăk Glei | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Kon Tum | ||
Huyện lỵ | thị trấn Đăk Glei | ||
Trụ sở UBND | Đường Hùng Vương, thôn Đăk Xanh, thị trấn Đăk Glei | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 11 xã | ||
Thành lập | |||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Viết Nam | ||
Chủ tịch HĐND | A Phương | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 15°6′45″B 107°45′0″Đ / 15,1125°B 107,75°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.495,26 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 48.761 người[3] | ||
Thành thị | 6.824 người (14%) | ||
Nông thôn | 41.937 người (86%) | ||
Mật độ | 32 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Gia Rai, Ê đê, Giẻ Triêng | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 610[4] | ||
Biển số xe | 82-N1 | ||
Số điện thoại | 0260.3.833.105 | ||
Số fax | 0260.3.833.105 | ||
Website | huyendakglei | ||
Đăk Glei (còn được viết là Đắc Glây) là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Đắk Glei nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, có vị trí địa lý:
- Phía tây giáp Lào
- Phía bắc giáp các huyện Phước Sơn, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía đông giáp huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Phía nam giáp huyện Tu Mơ Rông và huyện Ngọc Hồi.
Huyện Đăk Glei có diện tích 1.495,26 km², dân số năm 2019 là 48.761 người[3], mật độ dân số đạt 32 người/km².
Đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc-Nam đi qua giữa địa bàn huyện. Huyện lỵ là thị trấn Đăk Glei. Là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kon Tum.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Đắk Glei có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Đăk Glei (huyện lỵ) và 11 xã: Đăk Choong, Đăk Kroong, Đăk Long, Đăk Man, Đăk Môn, Đăk Nhoong, Đăk Pek, Đăk Blô, Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước năm 1945, chính quyền thực dân Pháp chưa tổ chức chính quyền dưới tỉnh, mà việc cai trị vẫn do các đại lý hành chính phụ trách. Vùng Đắk Glei dưới quyền cai trị của đại lý hành chính Kon Tum, thuộc tỉnh Kon Tum.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum. Tuy nhiên, không lâu sau thì quân Pháp tái chiếm Đông Dương và mở rộng phạm vi kiểm soát lên Tây Nguyên, tái sử dụng lại bộ máy hành chính thời thực dân. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do tình trạng chiến tranh, Xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ trực tiếp chỉ đạo quản lý hành chính toàn vùng Tây Nguyên. Những nay sau đó, tổ chức hành chính khu và phân khu được áp dụng.
Tháng 3 năm 1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự Gia - Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Kon Plong). Cách phân chia hành chính này giữ nguyên đến tận khi Hiệp định Geneve có hiệu lực.
Suốt thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, vùng Đăk Glei thuộc quận Đăk Sút.[5]
Sau năm 1975, huyện Đắk Glei thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, bao gồm 10 xã: Đắk Choong, Đắk Kroong, Đắk Long, Đắk Môn, Đắk Nhoong, Đắk Pék, Đắk Plô, Dục Nông, Mường Hoong và Ngọk Linh và đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được tách làm 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum, huyện Đăk Glei thuộc tỉnh Kon Tum.[6]
Ngày 15 tháng 10 năm 1991, chuyển xã Dục Nông sang trực thuộc huyện Ngọc Hồi (nay là 2 xã: Đăk Dục và Đăk Nông).[7]
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 73-CP[8] về việc:
- Thành lập thị trấn Đắk Glei trên cơ sở 8.750 ha diện tích tự nhiên và 3.899 nhân khẩu của xã Đắk Pék
- Thành lập xã Đắk Man trên cơ sở 11.600 ha diện tích tự nhiên và 1.270 nhân khẩu của xã Đắk Plô.
Ngày 13 tháng 7 năm 2001, thành lập xã Xốp trên cơ sở 12.490 ha diện tích tự nhiên và 2.526 nhân khẩu của xã Đắk Choong.[9]
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Đắk Glei có núi Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Tây Nguyên với chiều cao hơn 2600m so với mặt nước biển, cùng với cây thuốc quý hiếm là Sâm Ngọc Linh.
Tại vùng đất thôn Măng Khênh xã Đăk Man có Thác Đắk Chè trên suối Đăk Chè. Thác nằm ngay sát đường đường Hồ Chí Minh, và có thể ngắm cảnh thác ở ngay trên cầu Đăk Chè bắc qua dòng suối này.[10]
Gắn liền với địa danh lịch sử là Ngục Tố Hữu, nơi đã từng giam giữ nhà thơ Tố Hữu. Một di tích lịch sử được quan tâm và thu hút khách tham quan, du lịch.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đề cương tuyên truyền: Kỷ niệm 105 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 – 09/02/2018)
- ^ Huyện Đăk Glei: Kỷ niệm 40 năm thành lập
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Kon Tum” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử[liên kết hỏng]
- ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
- ^ “Quyết định 316-HĐBT năm 1991 về việc thành lập huyện mới Ngọc Hồi thuộc tỉnh Kon Tum”.
- ^ Nghị định số 73-CP về việc thành lập các xã và thị trấn thuộc các huyện Kon Plông, Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Hà và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- ^ “Nghị định 40/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã thuộc huyện Đắk Glei và huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Đổi tên xã Măng Xăng, huyện Đắk Tô thành xã Tê Xăng”.
- ^ Mê mẩn với thác đẹp Tây Nguyên. Anninh Thudo, 03/11/2014. Truy cập 1/04/2019.