Bước tới nội dung

Kon Tum

Kon Tum
Tỉnh
Tỉnh Kon Tum
Biểu trưng
Sông Đăk Bla đoạn qua thành phố Kon Tum

Biệt danhVùng đất ngã ba Đông Dương
Vùng đất bảy hồ ba thác
Thủ phủ sâm Ngọc Linh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
Tỉnh lỵThành phố Kon Tum
Trụ sở UBNDSố 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum
Phân chia hành chính1 thành phố, 9 huyện
Thành lập9/2/1913
12/8/1991: tái lập
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Ngọc Tuấn
Hội đồng nhân dân50 đại biểu
Chủ tịch HĐNDDương Văn Trang
Chủ tịch UBMTTQNguyễn Trung Hải
Chánh án TANDNguyễn Văn Dũng
Viện trưởng VKSNDPhan Minh Cự
Bí thư Tỉnh ủyDương Văn Trang
Địa lý
Tọa độ: 14°21′06″B 108°00′01″Đ / 14,351543°B 108,000412°Đ / 14.351543; 108.000412
MapBản đồ tỉnh Kon Tum
Vị trí tỉnh Kon Tum trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Kon Tum trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Kon Tum trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9.677,3 km²[1][2]:90
Dân số (2022)
Tổng cộng634.800 người[2]:93
Thành thị251.300 người (39,59%)[2]:99
Nông thôn383.500 người (60,41%)[2]:101
Mật độ65 người/km²[2]:90
Dân tộcBa Na, Kinh, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai
Kinh tế (2022)
GRDP45.669 tỉ đồng (1,39 tỷ USD)
(hạng 59)
GRDP đầu người71,9 triệu đồng (3.055 USD)
Khác
Mã địa lýVN-28
Mã hành chính62[3]
Mã bưu chính58xxxx
Mã điện thoại260
Biển số xe82
Websitekontum.gov.vn

Kon Tumtỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Việt Nam.

Năm 2018, Kon Tum là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 61 về số dân, xếp thứ 59 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 53 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 28 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 535.000 người dân,[4] số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 20.057 tỉ Đồng (tương ứng với 0,8711 tỉ USD).[5]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh lỵ của Kon Tum là thành phố Kon Tum cách Thành phố Hồ Chí Minh 654 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 320 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 1.095 km (theo Google Map) km về phía Nam. Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã 3 Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý:

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh quan tại tỉnh Kon Tum

Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên.[7] Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum, với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau, tạo ra những cảnh quan vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 mét đến 700 mét, riêng phía Bắc có độ cao từ 800 mét - 1.200 mét, có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596 mét.[8]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa là mùa mưamùa khô.[7] Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, 3 tháng 7, 8, 9 có lượng mưa cao nhất. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc, vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam. Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa các khu vực trong tỉnh, khu vực miền núi cao trải dài phía Đông Bắc gồm các huyện Kon Plong, Tu Mơ RôngĐăk Glei thời tiết mát mẻ và ôn hòa hơn, trong khi đó khu vực đất thấp phía Tây Nam như huyện Ia H'Drai, Sa Thầy và thung lũng thành phố Kon Tum thời tiết nóng và oi ả hơn.[7]

Dữ liệu khí hậu của Cao nguyên Măng Đen, huyện Kon Plong
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày °C (°F) 17.0
(62.6)
18.7
(65.7)
20.4
(68.7)
21.8
(71.2)
22.7
(72.9)
22.1
(71.8)
21.4
(70.5)
21.4
(70.5)
20.9
(69.6)
20.0
(68.0)
18.9
(66.0)
17.6
(63.7)
20.2
(68.4)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 13
(0.5)
18
(0.7)
52
(2.0)
106
(4.2)
199
(7.8)
268
(10.6)
431
(17.0)
392
(15.4)
374
(14.7)
254
(10.0)
116
(4.6)
35
(1.4)
2.258
(88.9)
Nguồn: Climate Data[9]


Dữ liệu khí hậu của Thành phố Kon Tum
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày °C (°F) 20.6
(69.1)
22.4
(72.3)
24.6
(76.3)
26.4
(79.5)
26.7
(80.1)
25.7
(78.3)
24.8
(76.6)
25.1
(77.2)
24.6
(76.3)
23.6
(74.5)
22.3
(72.1)
21.2
(70.2)
24.0
(75.2)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 4
(0.2)
9
(0.4)
36
(1.4)
90
(3.5)
201
(7.9)
251
(9.9)
350
(13.8)
337
(13.3)
337
(13.3)
189
(7.4)
78
(3.1)
19
(0.7)
1.901
(74.9)
Nguồn: Climate Data[10]

Tài nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy đa dạng về cấu trúc địa chấtkhoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã bị các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã bị phát hiện.[7]

Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có gỗ như cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông[8]... tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài thực vật, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ. Thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có những loại chim "quý cần được bảo vệ" như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kon Tum có sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai,Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Thiết chế xã hội cổ truyền của người dân bản địa nơi đây là tổ chức làng (kon), mang tính biệt lập, do 1 già làng là người có uy tín nhất trong làng, đứng đầu.[11]

Một áp phích tuyên truyền của MỹViệt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1965 -1969
Trẻ em chơi đùa cạnh xác xe tăng bị phá hủy trong Trận Kon Tum. Ảnh chụp năm 1972.
Dân số tỉnh Kon Tum năm 1967[12]
Quận Dân số
Dak Sut 9.690
Dak To 20.187
Kon Tum 48.722
Tổng số 78.599

Ngày 10 tháng 10 năm 1978, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở tách 4 xã thuộc huyện Đăk Tô và 1 xã thuộc thị xã Kon Tum.[13]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Kon Tum bị tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum.[14]

Ngày 15 tháng 10 năm 1991, thành lập huyện Ngọc Hồi trên cơ sở tách 3 xã thuộc Sa Thầy, 1 xã thuộc huyện Đăk Tô và 1 xã thuộc huyện Đăk Glei.[15]

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, thành lập huyện Đăk Hà trên cơ sở tách 4 xã thuộc thị xã Kon Tum và 2 xã thuộc huyện Đăk Tô.[16]

Ngày 31 tháng 1 năm 2002, chia huyện Kon Plông thành 2 huyện: Kon Plông và Kon Rẫy.[17]

Ngày 9 tháng 6 năm 2005, chia huyện Đăk Tô thành 2 huyện: Đăk Tô và Tu Mơ Rông.[18]

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, thành lập huyện Ia H'Drai trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Sa Thầy.[19]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 thị trấn, 10 phường và 85 xã.[20]

Đơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Kon Tum
Huyện
Đăk Glei
Huyện
Đăk Hà
Huyện
Đăk Tô
Huyện
Ia H'Drai
Huyện
Kon Plông
Huyện
Kon Rẫy
Huyện
Ngọc Hồi
Huyện
Sa Thầy
Huyện
Tu Mơ Rông
Diện tích (km²) 433 1.495 845 511 980 1.371 886 824 1.435 857
Dân số (người) 168.264 48.761 74.805 47.544 10.210 26.025 28.591 58.913 49.914 27.411
Mật độ dân số (người/km²) 389 33 89 93 10 19 32 72 35 32
Số đơn vị hành chính 10 phường, 11 xã 1 thị trấn, 11 xã 1 thị trấn, 10 xã 1 thị trấn, 8 xã 3 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 6 xã 1 thị trấn, 7 xã 1 thị trấn, 10 xã 11 xã
Năm thành lập 2009 1975 1994 1975 2015 1975 2002 1991 1975 2005
Nguồn: Dân số tỉnh Kon Tum ngày 01 tháng 4 năm 2019[21]

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi "cơ bản tiến bộ", công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch, trong đó có 10.000 khách nước ngoài.[22]

Năm 2012, năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước.[23][24] Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%.[23][25]

Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao động thường xuyên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm.[26]

Tỉnh Kon Tum đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, nuôi cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tỉnh phấn đấu trong năm 2013, thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đạt trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD.[25][27]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 259 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 14 trường, Trung học cơ sở có 94 trường, Tiểu học có 131 trường, trung học có 10 trường, có 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó có 108 trường mẫu giáo.[28] Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Kon Tum góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.[28]

Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 121 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 4 Bệnh viện, 13 Phòng khám đa khoa khu vực, 97 Trạm Y tế phường xã, và 1 Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng. Tỉnh có 1770 giường bệnh và 354 bác sĩ, 350 y sĩ, 694 y tá.[29]

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 279.500
1996 288.300
1997 297.300
1998 306.700
1999 316.600
2000 328.100
2001 339.000
2002 350.200
2003 361.500
2004 373.700
2005 386.000
2006 395.700
2007 408.100
2008 420.500
2009 432.865
2010 442.000
2011 451.600
2012 462.700
2013 473.251
2014 484.215
2015 480.100
2016 507.818
2017 520.048
2018 517.000
2019 540.438
2020 561.742
2021 568.780
2022 579.914
Nguồn:[30]

Theo thống kê năm 2020, tỉnh Kon Tum có diện tích 9.674,18 km², dân số năm 2020 là 561.742 người.[31]

Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, tỉnh Kon Tum có 316.600 người. Toàn tỉnh có 25 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 145.681 người chiếm 46,36%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Xơ Đăng có 78.741 người, chiếm 25,05%. dân tộc Ba Na có 37.519 người, chiếm 11,94%. dân tộc Giẻ- Triêng có 25.463 người, chiếm 8,1%. dân tộc Gia Rai có 15.887 người, chiếm 5,05%. các dân tộc khác chiếm 3,5 %.[22]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt 540.438 người, mật độ dân số đạt 55 người/km².[32] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 172.712 người, chiếm 32% dân số toàn tỉnh,[33] dân số sống tại nông thôn đạt 367.726 người, chiếm 68% dân số.[34] Dân số nam đạt 271.619 người[35] trong khi đó nữ đạt 268.819 người.[36] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 2,28 ‰[37]

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Kon Tum có 42 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 201.153 người, người Xơ Đăng có 104.759 người, người Ba Na có 53.997 người, Người Giẻ Triêng có 31.644 người, người Gia Rai có 20.606 người, người Mường có 5.386 người, Người Thái có 4.249 người, Người Tày có 2.630, cùng các dân tộc ít người khác như Nùng, Hrê, Brâu, Rơ Măm...[38]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Kon Tum có 5 Tôn giáo khác nhau chiếm 262.856 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 218.511 người, Phật giáo có 26.012 người, Tin Lành có 17.744 người, cùng các tôn khác như Cao Đài có 499 người, Đạo Bahá'í có 15 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, và Hồi giáo có 1 người.[38]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam”. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Kon Tum năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Kon Tum. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn[liên kết hỏng], Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
  7. ^ a b c d e Điều kiện tự nhiên Kon Tum Lưu trữ 2013-03-25 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
  8. ^ a b Điều kiện tự nhiên của Tỉnh Kon Tum Lưu trữ 2017-07-15 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  9. ^ “KHÍ HẬU KON PLONG”.
  10. ^ “KHÍ HẬU KON TUM”.
  11. ^ Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử Lưu trữ 2013-06-26 tại Wayback Machine, Theo tài liệu Kon Tum trên đường phát triển
  12. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  13. ^ “Quyết định 254-CP năm 1978 về việc chia huyện Đak Tô thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành hai huyện do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  14. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  15. ^ “Quyết định 316-HĐBT năm 1991 về việc thành lập huyện mới Ngọc Hồi thuộc tỉnh Kon Tum”.
  16. ^ “Nghị định số 26/CP về việc thành lập huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum”.
  17. ^ “Nghị định 14/2002/NĐ-CP về việc chia huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum thành hai huyện Kon Plông và huyện Kon Rẫy; đổi tên thị trấn Kon Plông thành thị trấn Đắk Rve”.
  18. ^ “Nghị định số 76/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc huyện đắk Tô và thành lập huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum”.
  19. ^ “Nghị quyết 890/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Sa Thầy thành lập huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum”.
  20. ^ “Nghị quyết 720/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc thành lập thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”.
  21. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Kon Tum” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ a b Khái quát điều kiện tự nhiên Lưu trữ 2012-03-21 tại Wayback Machine, Uỷ ban Dân tộc.
  23. ^ a b Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Kon Tum Lưu trữ 2013-03-03 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  24. ^ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 của tỉnh Kon Tum ước đạt 1.069.593 triệu đồng Lưu trữ 2017-07-01 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
  25. ^ a b Kon Tum phấn đấu trở thành điểm sáng ở Tây Nguyên Lưu trữ 2013-02-03 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  26. ^ Văn bản số 7908/BKHĐT-HTX ngày 11 tháng 10 năm 2012, Bộ kế hoạch đầu tư.
  27. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2012., Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.
  28. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  29. ^ http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=15356
  30. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  31. ^ “Niên giám tổ chức ngành Thống kê năm 2021 (40 – CỤC THỐNG KÊ TỈNH KON TUM/ Dân số tỉnh Kon Tum đến ngày 31/12/2020 trang 305)” (PDF). Tổng cục Thống kê. 5 tháng 5 năm 2021.
  32. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Kon Tum” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  34. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  35. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  36. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  37. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  38. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Lưu trữ 2013-10-18 tại Wayback Machine, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]