Bước tới nội dung

Thảo luận:Ngô Đình Nhu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Alsips trong đề tài Miền Nam-Miền Bắc-Trung Quốc
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ École Nationale des Chartes được dịch sang tiếng Việt là gì, nhưng có lẽ không phải Trường Viễn Đông Bác cổ. Tên trường không thấy chữ nào có thể dịch thành Viễn Đông cả.--Paris (thảo luận) 12:49, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trường pháp điển quốc gia. RBD (thảo luận) 14:22, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên chữ Hán của các anh em Ngô Đình

[sửa mã nguồn]

Theo tôi được biết, thực ra các anh em Ngô Đình đều có tên chữ Hán, đặt theo ý nghĩa các đức tính của con người:

  • Khôi (): Khôi ngô
  • Thục (): Chỉnh tề
  • Diệm (): Rạng rỡ
  • Nhu (): Nể phục
  • Cẩn (): Cẩn trọng
  • Luyện (): Lịch duyệt

Do không nắm được ý nghĩa này (vì chữ Hán đồng âm nhưng có nhiều mặt chữ khác nhau) dẫn đến việc chép sai tên chữ Hán của họ, kể cả trong wiki tiếng Trung.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 17:07, ngày 14 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Miền Nam-Miền Bắc-Trung Quốc

[sửa mã nguồn]

Câu nói không nguồn dẫn "Chúng ta phải giữ lấy miền Nam để tạo lối thoát cho miền Bắc, còn nếu không giữ được, cả nước này sẽ rơi vào tay Trung Quốc" là do IP 149.136.33.253 đưa vào đã cả năm mà không có bất kỳ một nguồn đáng tin nào. Nếu không ai phản đối thì tôi sẽ xóa câu nói này. Việc bịa đặt ra câu này chẳng có gì là khó đối với những ai muốn phá hoại. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 02:34, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Câu của IP nằm trong cuốn "Chính-đề Việt-Nam". Alsips (thảo luận) 14:01, ngày 11 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguồn NGÔ ĐÌNH NHU VỚI SỰ NGHIỆP LƯU TRỮ, CHÍNH TRỊ VÀ GIA ĐÌNH

[sửa mã nguồn]

Tôi nghi ngờ đoạn "Tuy nhiên, do tính chất độc tài và gia đình trị, cộng với những biện pháp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến, đã dẫn đến việc ông Ngô Đình Nhu bị xem là có trách nhiệm cho sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hoà. Đặc biệt là những biện pháp đàn áp Phật giáo năm 1963 đã dẫn đến sự phản ứng dữ dội trong dân chúng và cả trong nội bộ chính quyền. Ngày 01 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam Cộng hoà đã thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Anh em Ngô đình Nhu và Ngô Đình Diệm phải chạy trốn vào nhà thờ Cha Tam. Tuy nhiên, vào ngày 02 tháng 11 năm 1963, người ta thấy một đoàn xe quân sự đến đón hai anh em ông về Bộ Tổng tham mưu. Nhưng khi chiếc xe thiết giáp M 113 chở hai anh em ông về đến nơi thì phát hiện thi thể hai anh em ông với nhiều vết dao và dấu đạn trên người." trong nguồn này lấy từ Wiki. BFriend (thảo luận) 16:58, ngày 14 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, ở dưới người tổng hợp có ghi " - Bách khoa toàn thư Wikipedia;", ít nhất còn giúp chúng ta phân biệt, không như nhiều web chép thẳng mà không ghi chú một chút gì. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 00:18, ngày 15 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời